Biến tấu 9 cách cho món đậu phụ kho thân thuộc
Đậu phụ là món ăn phổ biến nhưng đừng khiến nó trở nên nhàm chán nhé, hãy sáng tạo trong cách chế biến để cả nhà cùng xuýt xoa nào.
1. Đậu phụ kho thịt ba chỉ
Đậu phụ thấm mềm gia vị, quyện lẫn với vị beo béo của thịt ba chỉ, mùa đông dùng với cơm nóng thật ngon.
Nguyên liệu:
- 300g thịt ba chỉ
- 2-3 bìa đậu phụ
- Muối, đường, nước mắm, hạt tiêu, hành khô, tỏi.
2. Đậu phụ non kho cà tím và tương đậu đen
Tương đậu đen rất tốt cho sức khỏe, ăn lại thơm, được kho cùng với đậu phụ non và cà tím, dùng làm món mặn ăn với cơm.
Nguyên liệu:
- 1 hộp đậu phụ non
- 200g thịt nạc xay
- 1 quả cà tím dài
- 1-2 thìa canh tương đậu đen (bạn có thể mua tại siêu thị)
- Hành lá, nước tương, dầu mè, tỏi, nước mắm, muối, đường.
3. Chua cay đậu phụ kho dưa cải
Với một chút biến đổi từ đậu phu và dưa cải chua thông thường, hãy làm mới món này khi thêm vào một ít tương ớt, ăn cay cay chua chua rất hao cơm.
Nguyên liệu:
- 1-2 bìa đậu phụ
- 200g thịt nạc xay
- 200g dưa cải chua
- 1 thìa canh tương ớt Hàn hoặc tương ớt tỏi, bạn có thể tìm mua tại các siêu thị
- Muối, đường, nước mắm, hành khô, hành lá.
4. Đậu phụ kho bắp bò
Với một chút biến tấu bạn đã có món đậu phụ kho bắp bò với bắp bò thấm gia vị, đậu phụ bùi bùi, điểm xuyến với mùi thơm của rau quế và patê gan.
Nguyên liệu:
- 1 – 2 bìa đậu phụ
- 300g bắp bò
- 1 thìa canh patê gan gà (tùy theo ý thích của bạn)
- Nước mắm, đường, muối, hạt tiêu, hành khô
- Vài nhánh rau quế, ớt quả.
5. Đậu phụ kho trứng cút
Video đang HOT
Trứng cút và đậu phụ rất giàu chất dinh dưỡng, rất dễ chế biến món và dễ dùng, người lớn hay trẻ con đều thích.
Nguyên liệu:
- 1 bìa đậu phụ chiên sẵn
- 15 quả trứng cút
- Hành lá, hành khô, muối, nước mắm, đường, hạt tiêu, xì dầu và hạt nêm.
6. Đậu phụ non kho ngô bao tử và cồi sò điệp
Đậu phụ tươi vừa mềm vừa thanh mát cùng với ngô bao tử và cồi sò điệp ngọt giòn vừa miệng, ăn cùng cơm thì tuyệt.
Nguyên liệu:
- 1 hộp đậu phụ non 300g
- 150g ngô bao tử
- 100g đậu Hà Lan
- Nửa củ hành tây
- 200g cồi sò điệp, gừng, rượu trắng
- Muối, đường, dầu hào, hành khô
- 1 thìa nhỏ tương ớt Hàn, có thể dùng tương ớt chua ngọt, hoặc ketchup
- Hành lá, rau mùi.
Vị ngọt của nấm, mùi thơm nồng của tiêu kho chung với đậu hũ rán vàng cho bạn một món ăn ngon miệng.
Nguyên liệu:
- 3 bìa đậu rán vàng
- 400g nấm rơm (hoặc một loại nấm búp bất kỳ)
- Dầu hào, xì dầu, đường, hạt tiêu.
8. Đậu kho củ cải và tôm
Củ cải ngọt có vị thơm ngon đặc trưng, khi kho với đậu phụ tạo thành món mặn ăn cùng cơm rất đưa đẩy.
Nguyên liệu:
- 2 bìa đậu to
- 200g củ cải
- 100g tôm tươi
- 1 củ hành tây
- 2 thìa canh xì dầu
- 1 thìa canh dầu hào- 1 thìa nhỏ dầu vừng
- 1 thìa nhỏ bột ớt (nếu bạn ăn cay)
- 2 tép tỏi
- Ớt quả, hạt tiêu, muối.
9. Đậu kho mắm cá
Món ăn có vị đậm đà của nước mắm cá linh, vị ngọt của thịt và mát của đậu ăn kèm với cơm trắng.
Nguyên liệu:
- 1-2 bìa đậu
- 200g thịt gà, hay thịt ba chỉ
- 2 đến 3 thìa súp mắm cá linh, hay cá sặc
- 2 thìa nhỏ bột năng
- Đường, tiêu, tỏi và muối.
Cồi sò điệp làm gì ngon? Những gợi ý hấp dẫn, dinh dưỡng ngon ngọt tự nhiên
Cồi sò điệp là loại hải sản quý giá chứa nhiều chất dinh dưỡng. Loại sò này thường sống ở đáy biển sâu muốn đánh bắt cần có kỹ thuật.
Cồi sò trắng tinh, ngọt giòn sần sật rất ngon nên giá thành không rẻ tùy theo kích thước. Chúng có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng khiến mọi người vô cùng thích thú.
1. Cồi sò điệp là gì?
Cồi sò điệp là một trong những loại thực phẩm giòn ngon, bổ dưỡng. Người ta thường mua loại thực phẩm này để đãi tiệc, tiếp khách hay thay đổi khẩu vị cho cả nhà. Tuy nhiên nhiều người vẫn lạ lẫm với loại hải sản này. Cùng theo dõi để cập nhật thêm kiến thức nhé!
1.1. Cồi sò điệp là gì?
Sò điệp là một loài nhuyễn thể thuộc bộ sò được cấu tạo từ hai mảnh vỏ khép chặt. Vỏ sò điệp có hình dạng giống như chiếc quạt nên chúng còn có tên gọi khác là sò quạt, điệp quạt. Loại sò này thường sống dưới biển ở đậu sâu 10m, nơi có cát pha sỏi, trong các rạn đá. Chúng có tập tính sống tập trung ở những nơi có dòng hải lưu chảy chậm.
Khi tìm hiểu về loại sò này bạn sẽ bất ngờ vì chúng có 2 bộ phận sinh dục (đực và cái). Mỗi năm sẽ thay đổi một cơ quan sinh dục sẽ hoạt động mạnh. Năm nào số lượng sò cái vợt trội người ta thường gọi năm đó là mùa rộ của sò điệp.
Bên trong vỏ sò có hai vành dài bao tròn quanh phần phần chính là cồi sò điệp. Đây là phấn quý giá nhất của con sò. Theo đó khi bắt được những con sò người ta thường tách lấy cồi sò điệp mang đông lạnh hoặc hấp chín rồi phơi khô lấy thịt.
Cồi sò điệp là phần ngon và quý giá nhất của sò điệp. Ảnh: Internet
1.2. Cồi sò điệp có tác dụng gì?
Theo Đông y cồi sò điệp có tính ngọt, mát, không độc. Chúng có tác dụng mát gan, giải nhiệt, thông khó, giải độc gan, mạnh gân cốt. Chính vì thế đây là vị thuốc quý trong Đông y.
Đối với Y học hiện đại cồi sò điệp chứa nhiều chất dinh dưỡng như omega 3, protein, kẽm, magie, sắt, selen... Chúng có lợi ích tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tim mạch, đột quỵ , giảm cholesterol, chắc khỏe xương... Chính vì thế cồi sò điệp rất lý tưởng để bồi bổ sức khỏe.
Cồi sò điệp chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp chắc khỏe xương, bổ mắt, tốt tim mạch. Ảnh: Internet
2. Cồi sò điệp xào bơ tỏi chấm bánh mì
Một trong những món ăn lạ miệng, thơm béo không thể bỏ qua cồi sò điệp xào bơ tỏi. Món xào có thể nấu béo ngậy để chấm kèm bánh mì làm bữa ăn sáng .
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
500gram cồi sò điệp
1 hộp bơ lạt
4 thìa canh tỏi băm
300ml sữa tươi
2 thìa canh tương ớ
t2.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Sò điệp mua về ngâm muối, giấm 5 phút. Sau đó rửa chúng sạch lại để ráo nước.
Bước 2 : Bắc chảo lên bếp cho vào 2 thìa canh bơ đun tan chảy. Bỏ 1/2 số tỏi băm vào phi thơm vàng. Bỏ hết cồi sò điệp vào xào trên lửa lớn. Nêm nếm 1.5 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường đảo đều cho săn lại. Kế đến cho vào 2 thìa canh rượu trắng. Khi cồi điệp săn lại bạn đổ ra tô riêng.
Sò điệp sau khi xào săn lại, nêm nếm sơ bạn múc ra đĩa riêng. Ảnh: Internet
Bước 3 : Cho vào chảo 1 thìa cà phê bơ đun chảy. Đổ hết tỏi băm còn lại vào phi thơm. Kế đến đổ vào 300ml sữa tươi, 1.5 thìa canh tương ớt, 1,5 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm khuấy đều. Nêm nếm vừa ăn thì đổ cồi sò điệp vào nấu cùng. Pha 1 thìa canh bột bắp vào ít nước đổ vào nồi sò điệp. Nấu thêm khoảng 5 phút thấy chúng sánh lại thì tắt bếp.
Nếu thích ăn béo ngậy bạn có thể thêm nước cốt dừa vào sữa tươi. Ảnh: Internet
Múc cồi sò điệp xào bơ tỏi ra đĩa rắc ít ngò tiêu xay, ớt ăn kèm bánh mì. Món sò điệp xào hứa hẹn sẽ là món ăn sáng hấp dẫn, béo thơm, giòn ngọt tự nhiên ai cũng thích mê.
Món ăn thơm lừng, béo ngậy, ngon ngọt chấm bánh mì làm bữa ăn sáng ngon. Ảnh: Internet
3. Cách nấu cháo cồi sò điệp
Món cháo sò điệp dinh dưỡng rất thích hợp để làm bữa ăn sáng lành mạnh cho cả nhà. Bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít dầu mỡ, cung cấp thêm năng lượng tích cực chào ngày mới.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệ
180gram gạo
500gram cồi sò điệp
3 tép tỏi băm
4 nhánh hành lá
1/4 củ gừng thái sợi
Gia vị: Dầu ăn, tiêu xay, muối, hạt nêm, đường, bột ngọt
3.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Sò điệp bỏ vào trong nước ấm thêm ít giấm, muối ngâm khoảng 5 phút. Sau đó vớt chúng ra, rửa lại lại dưới vòi nước, để ráo.
Bước 2 : Bắc chảo lên bếp cho vào 1 thìa canh dầu ăn. Bỏ 3 tép tỏi băm vào phi thơm rồi đổ hết cồi sò điệp vào xào săn trên lửa lớn. Nêm nếm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm nêm, ít tiêu xay trộn đều. Xào đến khi sò thấm vị, săn lại thì tắt bếp.
Bước 3 : Bỏ gạo vào nồi vo sạch vài lần nước. Sau đó đổ vào 700ml nước đậy nắp nấu đến khi sôi. Dở nắp ra hạ nhỏ lửa nấu đến khi hạt gạo nở bung.
Bước 4 : Đổ hết sò điệp xào săn vào nồi cháo. Nêm nếm đường, muối, hạt nêm, bột ngọt cho vừa miệng. Sau đó cho vào ít gừng sợi, hành lá thái nhỏ vào rồi tắt bếp.
Nếu bé không dị ứng hải sản bạn có thể lấy ít sò xay nhỏ nấu cháo nhừ ra cho con đổi khẩu vị. Ảnh: Internet
Tô cháo cồi sò điệp nóng hổi, hấp dẫn thơm ngon khó cưỡng. Rắc thêm ít tiêu xay cay nóng giúp món ăn càng thêm ấm áp. Thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện món cháo giàu dinh dưỡng này chăm sóc, bồi bổ sức khỏe gia đình.
Món cháo nống hổi, thơm ngon chất lượng khiến cả nhà gật gù. Ảnh: Internet
4. Cách làm cồi sò điệp cháy tỏi
Cồi sò điệp trắng tinh, dai giòn sần sật, thịt ngọt tự nhiên khiến ai cũng mê. Chúng có thể thực hiện nhiều món ăn thơm ngon lạ miệng. Thỉnh thoảng bạn có thể mang chúng cháy tỏi thơm lừng ăn kèm bánh đa, bánh phồng tôm , ăn cơm đều rất ngon.
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
200gram cồi sò điệp
30gram bơ
20gram hành lá thái nhỏ
20gram ớt sừng băm
20gram tỏi băm
15ml rượu gạo
Gia vị: Đường, nước mắm, hạt nêm
4.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Cồi sò điệp ngâm vào 15ml rượu trắng và ít muối để khoảng 10 phút. Sau đó rửa chúng ra rửa sạch lại để ráo nước.
Bước 2 : Bắc chảo lên bếp cho vào 30gram bơ đun chảy. Đổ vào 20gram tỏi phi thơm kết đến cho vào 20gram ớt sừng băm, cồi sò điệp vào xào săn lại trên lửa lớn.
Bước 3 : Nêm nếm vào chảo 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm đảo đều tay. Nêm nếm lại thấy vừa miệng thì cho vào ít hành lá rồi tắt bếp.
Bạn hãy rửa kỹ cồi sò điệp với rượu trắng, ít gừng để khử hết mùi tanh. Ảnh: Internet
Món sò điệp xào bơ tỏi thơm lừng, óng ánh cực thu hút. Ăn thử bạn sẽ cảm nhận được cồi sò giòn dai, ngọt tự nhiên hòa sốt bơ tỏi béo ngậy, thơm lừng, cay cay giống ốc xào bơ tỏi . Thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện chiêu đãi người thân, bạn bè ăn ngon miệng.
Món cồi sò điệp cháy tỏi thơm lừng, nóng hổi khiến bạn ăn ngon cơm, lạ miệng hơn. Ảnh: Internet
Cồi sò điệp ngoài những món ăn tiêu biểu trên còn có thể kho, hấp, xào sả ớt , nấu canh... Các món ăn điều có độ giòn dai, thanh ngọt tự nhiên. Như vậy chị em có thể linh hoạt chế biến loại thực phẩm này theo nhiều cách thay đổi khẩu vị lạ miệng cho cả nhà nhé!
Hủ tiếu patê, chỉ Bến Tre mới có! Nói đến patê, chắc trong đầu bạn đang hình dung đến món patê gan heo béo ngậy thơm tho đúng không? Người Bến Tre rất ưa hủ tiếu, ưa hơn bất cứ người dân ở miền Tây nào mà tôi biết. Ngoài patê, tô hủ tiếu còn có thịt nạc, bao tử, gan, phèo... Ở đây người ta có thể ăn hủ tiếu...