Biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương: Dốc sức cho kịp tiến độ
Các địa phương đang hoàn thành Tài liệu Giáo dục địa phương để kịp triển khai năm học 2021 – 2022. Việc huy động nguồn lực được chú trọng nhằm có được tài liệu phù hợp cho việc giảng dạy…
Tiết dạy thực nghiệm Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 tại Trường Tiểu học Đặng Thị Chính, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long. Ảnh: CTV
Huy động nguồn lực
Trong Chương trình GDPT mới, Giáo dục địa phương đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch tổng thể thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.
Nội dung Giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp. Qua đó trang bị cho học sinh hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết vấn đề đời sống đặt ra. Ở cấp tiểu học, nội dung Giáo dục địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Cấp THCS, THPT, nội dung Giáo dục địa phương có vị trí tương đương các môn học khác.
Tại tỉnh Vĩnh Long, Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 được tổ chức dạy thực nghiệm. Theo đại diện Sở GD&ĐT, dạy thực nghiệm Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 được tiến hành tại 8 trường tiểu học thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố. Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 có 8 chủ đề: Vĩnh Long nơi em sống; Em cùng gia đình giữ vệ sinh môi trường sống;
Cuộc sống quanh em; Đồ vật thân quen; Món ngon Vĩnh Long; Đồng dao quê em; Trò chơi dân gian của quê hương và Nghề nghiệp của người dân quê em. Sở GD&ĐT phân công mỗi trường tiểu học dạy thực nghiệm 1 chủ đề, tích hợp vào hoạt động trải nghiệm hoặc môn học trong Chương trình GDPT 2018 với lớp 1. Tại các trường, giáo viên dạy ít nhất 2 tiết, hầu hết tích hợp nội dung Giáo dục địa phương vào Hoạt động trải nghiệm và môn Tự nhiên và Xã hội.
Tỉnh Đồng Tháp đã biên soạn xong các chuyên đề của Tài liệu Giáo dục địa phương. Theo đó, cấp tiểu học có 1 tài liệu sử dụng cho cả 5 lớp; cấp THCS và THPT có 1 tài liệu. Bên cạnh tài liệu sẽ có hướng dẫn để giáo viên khai thác nội dung tài liệu vào giảng dạy…
Video đang HOT
Theo ông Bùi Quý Khiêm, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Đồng Tháp, Thư ký Ban Biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đồng Tháp, Tài liệu Giáo dục địa phương được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia gồm giảng viên Trường ĐH Đồng Tháp, giáo viên phổ thông, chuyên viên sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và sở, ngành liên quan. Địa phương cũng chuẩn bị nhân lực, vật lực để công tác thẩm định, hoàn thành tài liệu kịp tiến độ.
Bản thảo Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 của tỉnh Trà Vinh. Ảnh: CTV
Vừa triển khai, vừa đánh giá rút kinh nghiệm
Theo Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (GD-KH&CN) tỉnh Bạc Liêu, Ban biên soạn đã hoàn thành đề cương nội dung Giáo dục địa phương cấp tiểu học. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của cơ quan liên quan, Ban biên soạn đã hoàn thiện tài liệu nội dung Giáo dục địa phương lớp 1 và được hội đồng thẩm định đánh giá đạt.
Bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở GD-KH&CN Bạc Liêu cho biết: Sau khi phê duyệt tài liệu, tỉnh chỉ đạo Sở GD-KH&CN phối hợp với NXB Giáo dục Gia Định (thuộc NXB Giáo dục Việt Nam) tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn cách sử dụng để giảng dạy và in ấn, phát hành tài liệu phục vụ cho học sinh. Sau mỗi giai đoạn sẽ tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện cho các lớp còn lại.
Theo đại diện Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Vĩnh Long), đánh giá của giáo viên dạy thực nghiệm, việc tích hợp nội dung Giáo dục địa phương vào môn học và Hoạt động trải nghiệm cơ bản thuận lợi, dễ dàng, hợp lý. Việc tích hợp nội dung Giáo dục địa phương vào giảng dạy và tổ chức hoạt động giúp tiết dạy sinh động hơn, học sinh hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương. Qua đó, học sinh từng bước phát triển phẩm chất và năng lực bản thân đúng định hướng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.
Tại tỉnh Sóc Trăng, thời gian biên soạn và hoàn thành nội dung Tài liệu Giáo dục địa phương theo lộ trình từ tháng 1/2020 đến tháng 9/2024. Trong đó, năm học 2020 – 2021 biên soạn và thẩm định nội dung Giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Năm 2021 lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Năm 2022 là lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Năm 2023 với lớp 5, lớp 9 và lớp 12…
Bên cạnh thuận lợi, quá trình biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương gặp một số khó khăn. Theo Sở GD&ĐT tỉnh Trà Vinh, do các thành viên trong Ban biên soạn là cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác, lần đầu tiên tham gia nên gặp nhiều hạn chế khi nghiên cứu, tìm các tài liệu liên quan…
Việc biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương được thực hiện trong điều kiện chưa có các văn bản chỉ đạo cụ thể nên phải tự nghiên cứu, vận dụng các văn bản chỉ đạo trước đó. Trong thời gian tổ chức biên soạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên ít tiếp xúc, đi thực tế ở các địa phương, tìm hiểu và xác minh các tư liệu thu thập… ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện theo kế hoạch.
Để bảo đảm công tác biên soạn, thẩm định, triển khai Tài liệu Giáo dục địa phương, ông Bùi Quý Khiêm kiến nghị: Để bảo đảm tính đồng bộ trong thực hiện, Bộ GD&ĐT nên tập huấn phương pháp, quy trình thẩm định cho các sở GD&ĐT. Trong đó có cả đại diện Ban Biên tập và đại diện Hội đồng thẩm định.
Giáo dục trung học: Hiệu quả từ đổi mới
Năm học 2021-2022 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 6.
Tuy đây không phải lớp đầu tiên thực hiện chương trình này, nhưng với nhiều môn học mới và những đòi hỏi cao hơn về phương pháp, nên rất cần sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của các địa phương và toàn ngành giáo dục.
Chủ động đổi mới
Tại hội nghị trực tuyến với 63 Sở GDĐT để Sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2020-2021 đối với Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết: "Những năm qua các nhà trường đã đẩy mạnh triển khai các văn bản khác chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đổi mới sinh hoạt chuyên môn và quản trị nhà trường mà Bộ GDĐT đã ban hành".
Trong học trong học kỳ vừa qua, từ việc nắm bắt kỹ lưỡng nhiệm vụ năm học, các địa phương đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới giáo dục; triển khai nhiều giải pháp tạo tiền đề quan trọng để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới sẽ áp dụng với lớp 6 từ năm học 2021-2022.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh, cũng được các nhà trường tích cực triển khai, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục toàn diện.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trung học giúp nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm học 2020-2021, khối giáo dục trung học thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh theo Thông tư mới (Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT). Theo đó, hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện trên tinh thần đánh giá vì sự tiến bộ của người học, định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Các hình thức kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, có thể tiến hành trực tiếp hoặc trực tuyến (trừ kiểm tra định kỳ) thông qua: hỏi - đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể.
Kết thúc học kỳ 1, qua báo cáo sơ bộ từ 63 Sở GDĐT cho thấy, chất lượng giáo dục đã có sự cải thiện so với cùng kỳ năm học 2019-2020. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và học lực giỏi của cả hai cấp đã tăng lên; tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm yếu, học lực yếu, kém đã giảm.
Chuẩn bị cho chương trình mới
Việc biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để dạy học lớp 6 theo chương trình mới đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến ngày 1/2/2021 đã có 85% giáo viên phổ thông cốt cán và trên 95% cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán hoàn thành 03 modul tập huấn (modul 1, 2, 3); trong đó 12 Sở đạt tỷ lệ 100% cán bộ, giáo viên cốt cán hoàn thành các modul này. Công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên đại trà cũng tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu năm 2021 hoàn thành bồi dưỡng 4 modul cho tất cả giáo viên.
Về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, 100% các Sở báo cáo đã chỉ đạo và hướng dẫn, hỗ trợ các nhà trường triển khai thực hiện. Cơ sở giáo dục trung học trên toàn quốc đã tiến hành rà soát chương trình các môn học và hoạt động giáo dục, bổ sung, cập nhật những thông tin, thành tựu mới về khoa học thay thế cho những thông tin không còn phù hợp. Các tổ/nhóm chuyên môn trong nhà trường đã chủ động rà soát sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học trong sách theo hướng tinh giản. Công tác chuyển từ quản lý sang quản trị nhà trường đã có bước chuyển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới, sáng tạo, phát huy được năng lực, sở trường của bản thân.
Bên cạnh kết quả đạt được, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cũng chỉ ra một số hạn chế trong triển khai nhiệm vụ học kỳ vừa qua như một bộ phận cán bộ quản lý chưa thực sự quan tâm đến xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá ở một số cán bộ quản lí, giáo viên còn chậm; trình độ công nghệ thông tin của một số giáo viên có hạn chế nên quá trình tổ chức dạy học trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và triển khai hồ sơ điện tử, học bạ điện tử, công tác bồi dưỡng theo chương trình GDPT 2018... còn gặp khó khăn.
Đánh giá cao những kết quả đạt được của giáo dục trung học trong học kỳ vừa qua, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các địa phương tiếp tục phát huy mặt tích cực và khắc phục điểm còn hạn chế.
Thứ trưởng đề nghị các Sở tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên; làm thế nào để hoạt động này phải đi vào từng nhà trường và trở thành nhu cầu, mong muốn của từng cán bộ, giáo viên. Thực hiện tốt công văn 4612, công văn 5512 (năm 2020) về Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, chính là bước đệm vững chắc để các nhà trường, thầy cô tới đây sẽ triển khai hiệu chương trình GDPT mới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý gỡ khó cho ngành giáo dục Trà Vinh Sáng 11/1, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với tỉnh Trà Vinh về tình hình triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 (CTGDPT mới). Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh. Ông Ngô Chí Cường - Bí thư Tỉnh...