Biên soạn sách môn Vật lý phải tránh được khuynh hướng thiên về toán học
Các chủ đề Vật lý phải được trình bày sao cho nổi rõ được bản chất, ý nghĩa vật lý và thực tiễn của chúng, tránh lạm dụng toán học.
Các chủ đề Vật lý phải được trình bày sao cho nổi rõ được bản chất, ý nghĩa vật lý và thực tiễn của chúng, tránh lạm dụng toán học. (Ảnh chụp màn hình))
Theo dự thảo chương trình các môn học và hoạt động giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố mới đây, chương trình môn Vật lý được định hướng xây dựng nhằm giúp học sinh phát triển năng lực thông qua thực hành và có tính hướng nghiệp rất cao.
Phó giáo sư Nguyễn Văn Khánh – Chủ biên chương trình môn Vật lý cho hay, chương trình môn Vật lý được phân bố ở cả ba cấp học với các mức độ khác nhau, thông qua các môn học:
Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2 và lớp 3); Khoa học (lớp 4 và lớp 5); Khoa học tự nhiên (Trung học cơ sở); Vật lý (trung học phổ thông).
Chương trình được thiết kế chú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lý của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học;
Tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn.
Các chủ đề được thiết kế, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, từ hệ được xem như một hạt đến nhiều hạt; bước đầu tiếp cận với một số nội dung hiện đại mang tính thiết thực, cốt lõi.
Các phương pháp giáo dục của môn Vật lý góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nhằm hình thành năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý (năng lực vật lý) cũng như góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Cũng theo Chủ biên chương trình môn Vật lý, cùng với các nội dung giáo dục cốt lõi có thời lượng 70 tiết/năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều tri thức vật lý được học thêm 35 tiết chuyên đề/năm học.
Video đang HOT
Sử dụng cách đánh giá qua sản ph ẩm thực hành
Trong nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh, chương trình tạo điều kiện để chú trọng tập trung đánh giá các thành phần của năng lực vật lý.
Bên cạnh đánh giá kiến thức, coi trọng đánh giá khả năng đề xuất các phương án thí nghiệm, các kỹ năng thực hành và năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn.
Do hình thức trắc nghiệm khách quan không phù hợp cho đánh giá kỹ năng thực hành nên chương trình quan tâm hợp lý đến việc sử dụng cách đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh (ví dụ sản phẩm của các dự án học tập) cũng như các đánh giá mang tính tích hợp (ví dụ STEM).
Chương trình có cấu trúc nội dung cũng như yêu cầu cần đạt về cơ bản là giống nhau cho tất cả các vùng, miền.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện những kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá đối tượng vật lý, giáo viên có thể chủ động tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm và thực hành một số nội dung mang sắc thái riêng của địa phương mình.
Sách giáo khoa phải thể hiện được tinh thần đổi mới
Căn cứ vào nội dung cốt lõi và yêu cầu cần đạt của chương trình, Phó giáo sư Nguyễn Văn Khánh kiến nghị, người biên soạn sách giáo khoa phải thể hiện được tinh thần đổi mới của chương trình, từ phương pháp tiếp cận đến cấu trúc, nội dung.
Các chủ đề phải được trình bày sao cho nổi rõ được bản chất, ý nghĩa vật lý và thực tiễn của chúng, tránh lạm dụng toán học đồng thời tạo được điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn.
Chương trình có định hướng phát triển năng lực và định hướng dạy học phân hóa.
Do vậy, sách giáo khoa phải được biên soạn có cấu trúc thể hiện rõ yêu cầu cần đạt ở những mức độ khác nhau (theo thang nhận thức và mức độ kỹ năng) hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực đã được đề cập trong chương trình và phải tạo cho người dạy thuận tiện trong việc tổ chức dạy học cho các đối tượng khác nhau.
Theo Giaoduc.net
Các nhà viết sách giáo khoa sẽ thể hiện "tích hợp" như thế nào?
Chúng ta vẫn quan niệm "biết 10, dạy 1", vậy khi dạy môn "tích hợp" thì người giáo viên có đáp ứng được tiêu chí này hay lại là câu chuyện "biết 2; dạy 1".
Theo thầy Nguyễn Xuân Khang: "Nếu cứ khiên cưỡng dạy thì giáo viên sẽ thiếu tự tin vì không đúng chuyên môn của mình" (Ảnh: Thùy Linh)
Tháng 1/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức xin ý kiến rộng rãi dự thảo 20 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới trong đó hai môn tích hợp ở bậc trung học cơ sở (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý) nhận được quan tâm đặc biệt từ dư luận.
Trước và sau khi dự thảo chương trình môn học công bố, Báo Điện tử giáo dục Việt Nam đã có hàng loạt bài viết từ các chuyên gia, đội ngũ thầy cô trên cả nước góp ý với Ban soạn thảo về vấn đề "tích hợp".
Hôm nay, với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie cho hay:
"Khi nói tới tích hợp, chính giáo viên hiện nay không hình dung ra khái niệm "tích hợp liên môn" cụ thể là như thế nào, thế mà giờ đây trong chương trình giáo dục phổ thông mới lại xuất hiện thêm một khái niệm "tích hợp nội môn"".
Thầy Khang , vốn dĩ từ xưa đến nay trong sách giáo khoa bậc trung học cơ sở hay trung học phổ thông đã có tích hợp liên môn một cách tự nhiên, dù các nhà biên soạn không nói tới điều này thì các môn học vẫn có liên quan tới nhau.
Có nghĩa là, quá trình dạy và học môn này có sử dụng kiến thức của môn kia và ngược lại.
Ví dụ, nội dung về "nguyên tử" thì cả môn Vật lý và Hóa học đều có, trong đó môn Vật lý dạy về cấu tạo phân tử, nguyên tử, hạt nhân còn môn Hóa học thì dạy về cấu trúc phân tử, nguyên tử, hạt nhân.
Hoặc, phương pháp đồ thị (bao gồm: tọa độ, đồ thị, cách vẽ) là kiến thức của Toán học nhưng phương pháp này được ứng dụng rất nhiều trong quá trình dạy và học Vật lý.
Từ hai ví dụ này cho thấy, tích hợp giữa các môn học đã tiềm tàng có từ xưa tới nay thế nhưng khi chương trình giáo dục phổ thông mới xuất hiện môn học Khoa học tự nhiên (tích hợp của 3 môn Lý, Hóa, Sinh) thì vấn đề "tích hợp" sẽ khác.
"Tích hợp" theo chương trình giáo dục phổ thông mới tức là một bài giảng, một chương, một giáo trình sẽ do 1 giáo viên thực hiện giảng dạy cho một lớp với số lượng 30-40 học sinh.
"Nhìn vào dự thảo chương trình môn Khoa học tự nhiên thì tôi chưa thấy sự kết hợp kiến thức của cả Lý, Hóa, Sinh đâu. Không biết, khi các nhà viết sách giáo khoa sẽ thể hiện "tích hợp" như thế nào?", thầy Khang băn khoăn.
Hơn nữa, khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được thông qua thì giáo viên cơ sở vẫn chưa hình dung cụ thể "tích hợp liên môn" hay "tích hợp nội môn" ở môn Khoa học tự nhiên là như thế nào, nên họ chờ đợi vào dự thảo chương trình môn học sẽ cho họ câu trả lời.
Tuy nhiên, khi dự thảo môn học được công bố thì giáo viên cũng chưa thấy sự tích hợp nhuần nhuyễn của 3 môn học này mà mới chỉ thấy tích hợp theo kiểu cơ học, tức là ghép kiến thức 3 môn vào 1 cuốn sách giáo khoa.
"Vậy giáo viên của chúng ta sẽ dạy thế nào?", Hiệu trưởng trường Marie Curie đặt câu hỏi.
Bởi lẽ, theo thầy Khang, một giáo viên được đào tạo về Vật lý thì liệu có thể dạy chuyên sâu Hóa, Sinh như một giáo viên được đào tạo Hóa, Sinh hay không, hay lại lặp lại chuyện "thầy đọc sách giáo khoa, giáo trình; trò chép"?
Thầy Khang cũng cho biết thêm, từ trước tới nay, chúng ta vẫn quan niệm "biết 10, dạy 1", tức là, người thầy có kiến thức 10 thì dạy 1 thì mới sâu sắc được. Vậy, khi dạy môn "tích hợp" thì người giáo viên có đáp ứng được tiêu chí này hay lại là câu chuyện "biết 2; dạy 1"?
Thử hỏi, như vậy thì làm sao mà giáo viên đó dạy chuyên sâu được? Nhưng nếu cứ khiên cưỡng dạy thì giáo viên sẽ thiếu tự tin vì không đúng chuyên môn của mình.
Nói đến đây, thầy Khang ví dụ, khi phân tích một bài thơ thì giáo viên Vật lý cũng có thể cảm nhận và diễn đạt được, nhưng chắc chắn một giáo viên dạy Văn sẽ giảng sâu sắc hơn, khiến học sinh yên tâm về kiến thức hơn đồng thời chính người dạy cũng sẽ tự tin hơn nhiều.
Lúc này nhiều giáo viên cơ sở vẫn đang băn khoăn về "tích hợp" trong chương trình giáo dục phổ thông mới thế nên nếu Ban soạn thảo không giải tỏa được tâm lý cho đội ngũ này thì họ sẽ thực hiện chương trình mới như thế nào, chương trình mới có thành công?
Theo Giaoduc.net
Bộ nhận sai sót trong chỉ đạo "không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa" Do việc diễn đạt đã gây ra hiểu lầm là Bộ chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học. Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ. Trước đó, ngày 3/10/2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo...