Biên soạn đề ôn thi tốt nghiệp THPT theo quy định mới
Sở GD&ĐT Bình Dương yêu cầu các trường THPT biên soạn mỗi trường một đề ôn thi cho mỗi môn theo định dạng mới.
Đề thi môn Ngữ văn:
Để biên soạn theo hướng dẫn đổi mới, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.
Sở này cũng đưa ra hướng gợi ý ra đề. Theo đó, phần đọc hiểu văn bản (3 điểm). Các câu hỏi tập trung vào một số khía cạnh như: Nội dung chính của văn bản; các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản;
Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
Video đang HOT
Khi xây dựng bộ câu hỏi, hạn chế câu hỏi nhận biết, tăng cường câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Yêu cầu học sinh tìm kiếm thôn gtin từ văn bản; tích hợp và suy luận thông tin đã học; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.
Điểm đáng lưu ý là ở phần này, có thể chọn một văn bản văn học không có trong chương trình, sách giáo khoa nhưng cùng chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các văn bản đã học.
Phần II (7 điểm) gồm 2 câu hỏi. Câu 1 (3 điểm) yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã hội; câu 2 (4 điểm) yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ, văn xuôi hoặc kịch.
Để thi phần II được yêu cầu vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi mới cách hỏi, cách nêu vẫn đề theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh; chú ý đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề.
Đề thi môn tiếng Anh
Với đề thi môn tiếng Anh, Sở GD&ĐT gợi ý các trường làm đề thi cấu trúc 2 phần, số lượng 30 câu với tổng điểm từ 7 đến 7,5 điểm.
Nội dung chính gồm: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, tìm lỗi sai, điền từ cho sẵn vào đoạn văn và đọc hiểu.
Phần biết và tự luận gồm viết lại câu (4 câu, 1 điểm) và viết đoạn văn tối đa khoảng 100 – 120 từ về một trong các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh. Phần này chiếm 1,5 điểm.
Đề tự luyện, Sở yêu cầu các trường gửi về phải có hướng dẫn chấm cả 2 môn Văn và tiếng Anh. Sở GD&ĐT sẽ biên tập lại các đề do trường gửi đến và gửi lại cho giáo viên của trường tham khảo, sử dụng ôn tập cho học sinh.
Theo GDTĐ
TP HCM tiếp tục nhân rộng mô hình trường học mới
Sở GD&ĐT TP HCM đang chuẩn bị kế hoạch nhân rộng mô hình trường học mới (VNEN) trong năm học 2014 - 2015.
Phục vụ cho công việc này, Sở GD&ĐT TP HCM đề nghị các trường tiểu học thưc hiện việc đăng ký các trường tiểu học nhân rộng toàn phần (đối với 5 huyện ngoại thành) và nhân rộng từng phần - trước đây gọi là áp dụng tinh thần mô hình VNEN.
Đối với các quận còn lại có thể nhân rộng từng phần theo các nội dung như trang trí tổ chức lớp học, thành lập hội đồng tự quản, xây dựng góc học tập, góc cộng đồng, tổ chức dạy học,...
Riêng các trường tiểu học thuộc 5 huyện ngoại thành đã đăng ký thực hiện mô hình VNEN trong năm học 2014 - 2015 cần xây dựng kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 (năm học 2013 - 2014) trong dịp hè để chuẩn bị cho việc học theo mô hình VNEN tại lớp 2 trong năm học sau.
Thông báo cho phụ huynh học sinh rõ tiền mua tài liệu Hướng dẫn học của học sinh do gia đình học sinh chi trả. Học sinh học theo tài liệu VNEN không phải mua sách giáo khoa đại trà. Đồng thời đăng ký tài liệu hướng dẫn học VNEN
Theo GDTĐ
Ngành Giáo dục phát triển hệ thống báo cáo thống kê trực tuyến Bộ GD&ĐT cho biết sẽ phát triển hệ thống báo cáo thống kê theo mô hình trực tuyến giúp các cấp quản lý giáo dục thu thập số liệu thuận tiện, nhanh chóng, chính xác. Ảnh minh họa Sau khi xây dựng và kiểm thử thành công với số liệu thống kê của 3 Sở GD&ĐT: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Bộ...