Biến PlayStation 2 thành máy chơi game cầm tay
Tài khoản chuyên “độ” máy chơi game GingerOfOz đã tạo ra chiếc PlayStation 2 ( PS2) cầm tay với màn hình 5 inch, hoạt động bằng pin.
Có tên PS2 Eclipse, thiết bị là phiên bản thu nhỏ của Sony PlayStation 2, máy chơi game console bán chạy nhất mọi thời đại.
Trong đoạn video trên YouTube, GingerOfOz đã mua một chiếc PS2 Slim trên Internet, sau đó tùy chỉnh bo mạch trên máy để có kích thước nhỏ hơn.
GingerOfOz gắn bo mạch đã tùy chỉnh vào khung máy được in 3D rồi kết nối với dàn nút điều chỉnh ở 2 bên. Những nút bấm này được tận dụng từ máy PlayStation Vita, cần analog lấy từ Nintendo Switch.
Theo The Verge , chiếc PS2 cầm tay của GingerOfOz có kích thước màn hình 5 inch, độ phân giải 480p và hoạt động bằng pin. Do sử dụng phần cứng của PS2 thay vì bộ giả lập, thiết bị có thể chạy gần 4.000 tựa game dành cho PS2, bên cạnh một số trò chơi trên hệ máy của Nintendo.
Do không có ổ đĩa CD, game trên PS2 Eclipse được lưu trên ổ lưu trữ USB, có thể cắm vào máy tính để chép thêm. Tuy nhiên, điều đó khiến thời gian tải game trên máy khá chậm, đôi lúc bị giật. Thời lượng pin của thiết bị khoảng 2,5 tiếng.
Modder này đã tích hợp nhiều tính năng cho PS2 Eclipse mà bản gốc không có như cổng tai nghe 3,5 mm, loa ngoài và đèn báo thời lượng pin. Tuy nhiên, một số game sẽ không hoạt động do gặp khó khăn khi nhận diện bộ điều khiển.
GingerOfOz cho biết PS2 Eclipse chỉ là sở thích cá nhân, không có kế hoạch bán cho người dùng như Wiiboy Color ( máy chơi game cầm tay được mod từ Nintendo Wii). Sau khi bán được 50 máy, GingerOfOz thừa nhận việc sản xuất và “độ” linh kiện tốn rất nhiều thời gian.
Dù không bán, GingerOfOz đã chia sẻ tài liệu chế tạo PS2 Eclipse trên trang Ginger of Mod , kể cả bản vẽ 3D khung máy cho những người có sở thích “độ” máy chơi game.
Video đang HOT
12 sản phẩm thất bại của Apple
Bên cạnh các siêu phẩm như iPhone, iPad, Apple vẫn có hàng loạt sản phẩm thất bại, như loa HomePod, máy chơi game, PC...
1. 20th Anniversary Mac
Model này được ra mắt năm 1997 để kỷ niệm 20 năm Apple tham gia thị trường PC. Tuy nhiên, dòng máy này bị ngưng sản xuất chỉ một năm sau khi ra mắt.
Sản phẩm có giá 7.499 USD - mức giá kỷ lục lúc đó. Tuy nhiên, do doanh số thấp, Apple đã liên tục giảm giá xuống còn 3.500 USD và sau đó là 1.995 USD, trước khi quyết định ngừng kinh doanh model này.
2. Macintosh TV
Macintosh TV ra đời nhắm tới thị trường mới. Apple đã cố gắng kết hợp TV vào máy tính LC 520 và thay đổi màu sắc quen thuộc của máy tính thời đó từ màu be sang màu đen. Tuy nhiên, so với máy tính LC 520, Macintosh TV mặc dù có CPU mạnh hơn, RAM chỉ có 8 MB - thấp hơn nhiều mức 32 MB của các máy Mac khác. Ngoài ra, model này cũng không có cổng xuất video tiêu chuẩn và mức giá quá đắt - 2.099 USD, trong khi người dùng có thể rời TV và máy LC 520 với số tiền ít hơn.
Apple quyết định ngừng bán sản phẩm chỉ 5 tháng sau khi ra mắt.
3. Pinpin
Máy chơi game của Apple ra đời năm 1994. Sản phẩm là sự hợp tác của Apple và Bandai, được phát triển dựa trên phần cứng của máy Macintosh nhằm cạnh tranh với Sony PlayStation. Sản phẩm có giá 599 USD và Bandai là công ty duy nhất sản xuất trò chơi cho nó.
Apple chỉ bán được 12.000 máy tại Mỹ, trong tổng số 42.000 máy bán ra toàn cầu. Hãng đã dừng bán model này vào năm 1997.
4. Ping
Ping là mạng xã hội chuyên về âm nhạc của Apple, ra mắt năm 2010. Apple muốn hợp tác với Facebook trong lĩnh vực mạng xã hội nhưng thất bại, do Steve Jobs không đồng ý với những điều khoản khó chịu của đối tác. Người dùng Ping gặp rất nhiều vấn đề như thư rác và lừa đảo.
Apple đã đóng cửa mạng xã hội của mình năm 2012, chỉ 2 năm sau khi ra mắt.
5. Newton
Trước khi thành công với iPhone và iPad - hai thiết bị quan trọng nhất của Apple, hãng đã thất bại với thiết bị cầm tay đầu tiên của mình - Newton.
Newton là một mẫu PDA, ra mắt lần đầu năm 1993 với giá khởi điểm 699 USD. Hãng kỳ vọng bán được 1 triệu máy để thu hồi vốn, nhưng thực tế chỉ bán được 50.000 máy trong 3 tháng đầu tiên và doanh số liên tục giảm sau đó.
Apple chỉ bán được 300.000 máy Newton trong suốt 5 năm sản phẩm có mặt trên thị trường. Việc xoá sổ sản phẩm này là ưu tiên hàng đầu của Steve Jobs khi ông trở lại Apple năm 1998.
6. Performa x200 Series
Dòng máy Mac này là một thất bại lớn, tổn hại đến danh tiếng công ty.
Sản phẩm ra mắt năm 1995, khi Apple giảm chi phí để sản xuất ra máy Mac giá rẻ, nhưng điều này làm máy có chất lượng hoàn thiện và hiệu suất kém hơn hẳn. Nhiều người dùng phàn nàn sản phẩm chạy chậm hơn cả máy tính Windows.
Performa x200 được gọi là "máy Mac không nên mua", dù giá rẻ thế nào chăng nữa.
7. Power Mac G4 Cube
Power Mac G4 Cube được thiết kế bởi Johny Ive. Đây là chiếc PC có thiết kế đẹp và có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật về thiết kế công nghiệp. Tuy nhiên, thất bại của sản phẩm là giá đắt hơn nhiều so với phiên bản Power Mac G4 với cấu hình tương đương. Đồng thời, vỏ nhựa trong suốt của máy thường xuyên bị lỗi giống các vết nứt. Việc sử dụng kết nối cắm dây làm hỏng tổng thể thiết kế của sản phẩm.
Model này ra mắt năm 2000 và ngừng sản xuất trong một năm. Tim Cook từng nói Power Mac G4 Cube là sản phẩm thất bại ngay từ ngày đầu tiên.
8. Apple III
Model này ra mắt năm 1980, được coi là thất bại đầu tiên của Apple và là sản phẩm gần như phá hủy công ty.
Sản phẩm ra mắt sau thành công của Apple II, tuy nhiên, quá trình phát triển mất quá nhiều thời gian khiến sản phẩm ra mắt trễ hơn dự kiến. Apple III có giá từ 4.340 USD đến 7.800 USD. Với mức giá này, cùng thành công của thế hệ trước, người dùng mong đợi một sản phẩm tuyệt vời. Nhưng phần lớn các máy Apple III đều bị lỗi hệ điều hành và phần cứng. Apple đã phải đổi 14.000 máy trong số 65.000 máy được bán ra trước khi ngừng sản xuất nằm 1984. Steve Jobs nói rằng Apple đã chịu tổn thất không thể tính toán được trong lần thất bại này.
9. PowerBook 5300
Apple đã thúc đẩy làn sóng phổ biến máy tính xách tay vào đầu những năm 1990. Năm 1995, hãng ra mắt PowerBook 5300 để cũng cố sự thống trị của mình trên thị trường máy tính xách tay đang phát triển. Mẫu laptop mới của Apple là thiết bị đầu tiên sử dụng bộ xử lý PowerPC mới, cho phép nâng cấp tính năng nhanh với các module gắn ngoài.
Apple cố gắng thu gọn sản phẩm, tuy nhiên, hàng loạt lỗi thiết kế đã biến PowerBook 5300 thành một sản phẩm thất bại. Vỏ nhựa ngoài dễ nứt, đặc biệt là phần bản lề. Việc này kéo theo màn hình trục trặc do lỏng cáp.
Ngoài ra, pin còn dễ bị cháy. PowerBook 5300 tồn tại chưa đầy một năm trước khi bị ngừng sản xuất.
10. Lisa
Mẫu PC Lisa được Apple bán vào năm 1983. Đây là chiếc máy tính cực kỳ hiện đại khi đó. Hệ điều hành của Lisa được lưu trữ trên đĩa cứng để có hiệu suất nhanh hơn, có khả năng đa nhiệm, có giao diện người dùng đẹp với chuột để nhập liệu và có màn hình độ phân giải cao.
Thất bại của sản phẩm là nó có giá 9.995 USD tại thời điểm ra mắt, tương đương 25.000 USD hiện nay. Không nhiều người sẵn sàng trả 25.000 USD cho máy tính cá nhân vào năm 1983.
Dù thất bại, Apple cũng đã bán được gần 100.000 máy Lisa.
11. HomePod
Mẫu loa thông minh ra mắt năm 2018 là thất bại mới nhất của hãng. Khi ra mắt vào tháng 2/2018, mức giá 349 USD là điểm đầu tiên khiến HomePod thất bại vì trước đó người dùng đã quen thuộc với những mẫu loa thông minh giá rẻ của Google, Amazon. Trợ lý ảo Siri khi sử dụng với loa thông minh này lại không tốt bằng Alexa hay Google Assistant. Ngoài ra, HomePod không hỗ trợ dịch vụ âm nhạc của bên thứ 3.
Sản phẩm đã bị ngừng sản xuất từ đầu 2021.
12. iPod Hi-Fi
Năm 2006, iPod thống trị thị trường âm nhạc di động và toàn bộ hệ sinh thái phụ kiện iPod đã phát triển nhanh chóng. Các công ty âm thanh đã kiếm được nhiều tiền từ việc bán các hệ thống loa di động có đế cắm iPod. Apple cũng tham gia vào mảng này với iPod Hi-Fi. Thay vì chỉ bán chứng nhận loa sản xuất cho iPod như trước. Tuy nhiên, việc định giá iPod Hi-Fi lên tới 349 USD - cao hơn cả phiên bản đắt nhất của iPod lúc đó - đã khiến sản phẩm thất bại.
Sản phẩm bị ngừng sản xuất vào năm 2007 chỉ một năm sau khi ra mắt.
Mẫu điện thoại gaming đầu tiên của Nokia Ra mắt vào năm 2003, Nokia N-Gage là mẫu điện thoại kết hợp máy chơi game di động. Nhiều lý do khác nhau khiến thiết bị không thành công như mong đợi. Giới trẻ đầu những năm 2000 thường mang máy chơi game cầm tay để giải trí cùng điện thoại di động. Nhận thấy cơ hội gia nhập 2 thị trường cùng...