Biện pháp trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
Lệnh trừng phạt mới có thể không phá hoại ngay lập tức ngành công nghiệp siêu máy tính Trung Quốc, nhưng nó sẽ làm chậm sự phát triển của nước này trong việc chế tạo những cỗ máy mạnh hơn.
Siêu máy tính Sunway TaihuLight tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Vô Tích, ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
Biện pháp trừng phạt bảy thực thể phát triển siêu máy tính của chính quyền Washington đối với Trung Quốc đã bắt đầu có hiệu lực khi hãng bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Company ( TSMC) tuyên bố ngưng nhận các đơn đặt hàng mới từ Công ty Công nghệ Thông tin Phytium, South China Morning Post dẫn nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết.
Hiện tại, TSMC sẽ cố gắng hoàn thành các đơn hàng mà công ty đã nhận từ Phytium trước khi Bộ Thương mại Mỹ đưa bảy thực thể phát triển siêu máy tính của Trung Quốc vào danh sách đen vì lý do an ninh quốc gia. Một đại diện của TSMC từ chối bình luận về vấn đề nhưng nói rằng công ty sẽ “tuân thủ tất cả quy định như mọi khi và sẽ hoạt động theo các biện pháp hạn chế xuất khẩu”.
Video đang HOT
Mặc dù Trung Quốc đã nỗ lực tìm cách tăng cường khả năng tự chủ trong lĩnh vực bán dẫn trong những năm gần đây, nhưng nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào chip nước ngoài. Francis Lau, Giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Hồng Kông, cho biết các siêu máy tính của Trung Quốc chủ yếu sử dụng CPU của Intel, AMD và IBM. “ Lệnh trừng phạt chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giữ vị trí hàng đầu về siêu máy tính của Trung Quốc, vì hầu hết thành phần trong các siêu máy tính của họ hiện nay đều do Mỹ chế tạo. Mặc dù sẽ có những lựa chọn thay thế từ các quốc gia khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng thành phần của Mỹ vẫn là tốt nhất”, Giáo sư Lau nói.
Song, không riêng gì bảy nhà phát triển siêu máy tính Trung Quốc, các công ty Đài Loan khác cũng đang cảm thấy khó khăn. Cổ phiếu của Alchip Technologies, công ty có trụ sở tại Đài Bắc chuyên thiết kế chip cho Phytium, đã mất một phần tư giá trị từ khi Mỹ cập nhật danh sách trừng phạt mới. Những công ty sử dụng công nghệ của Mỹ muốn giao dịch với các thực thể trong danh sách đen cần phải nhận được sự cho phép của Cục Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại Mỹ.
Công nghệ của Mỹ hiện rất cần thiết để thiết kế những loại chip tiên tiến nhất thế giới. Trước tình trạng nguồn cung từ TSMC bị ngưng lại, Phytium sẽ phải dùng đến số lượng chip 7 nanomet từ trong kho dự trữ hiện có, trong khi các nhà sản xuất chip trong nước vẫn chưa có đủ khả năng để sản xuất hàng loạt.
Với bản cập nhật Danh sách Thực thể mới nhất, Mỹ đã viện dẫn lý do lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng siêu máy tính trong các hệ thống vũ khí tiên tiến như thử nghiệm khí động học của tên lửa siêu thanh, hoặc mô phỏng một vụ nổ hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tác động của biện pháp hạn chế mới lên khía cạnh công nghệ quân sự của Trung Quốc có thể sẽ không hiệu quả nhiều như mong muốn. Dù vậy, nó vẫn có thể phủ bóng đen lên tham vọng siêu máy tính của đại lục vì Bắc Kinh đang không ngừng thúc đẩy đổi mới công nghệ trong lĩnh vực này, cùng với các công nghệ tiên tiến khác như trí tuệ nhân tạo (AI).
Kể từ khi siêu máy tính ra đời vào năm 1983 đến nay, Trung Quốc đã trở thành quê hương của nhiều siêu máy tính hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Tính đến tháng 11.2020, có 214 trong số 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới đến từ Trung Quốc, gần gấp đôi so với vị trí thứ hai của Mỹ với 113 siêu máy tính, theo bảng xếp hạng TOP500 được công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, nếu xét riêng về hiệu suất thì Trung Quốc lại đứng sau Nhật Bản và Mỹ.
Mỹ đưa 7 nhà phát triển siêu máy tính của Trung Quốc vào danh sách đen
Washington đã nhận thấy phát triển siêu máy tính chính là chìa khóa cho sự tự cường về công nghệ của Bắc Kinh.
Siêu máy tính Sunway TaihuLight tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Vô Tích
Theo Nikkei, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có hành động thương mại đầu tiên chống lại Trung Quốc vào hôm 8.4, khi đưa bảy nhà phát triển siêu máy tính vào danh sách đen với lý do đã hỗ trợ nỗ lực quân sự của Bắc Kinh trong một động thái có thể sẽ làm leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ cho biết bảy công ty và tổ chức bị đưa vào "Danh sách Thực thể" có "liên quan đến việc chế tạo siêu máy tính sử dụng bởi các lực lượng quân sự Trung Quốc, các nỗ lực hiện đại hóa quân sự gây mất ổn định và/hoặc vũ khí của các chương trình hủy diệt hàng loạt".
Nhóm bị trừng phạt được đánh giá đang dẫn đầu lĩnh vực phát triển siêu máy tính của Trung Quốc và đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch độc lập về chip của Bắc Kinh. Các thực thể mới được thêm vào danh sách đen của Mỹ là Công nghệ thông tin Thiên Tân Phytium (Tianjin Phytium Information Technology), Trung tâm thiết kế vi mạch tích hợp hiệu suất cao Thượng Hải, Vi điện tử Sunway (Sunway Microelectronics), Trung tâm siêu máy tính quốc gia Tế Nam, Trung tâm siêu máy tính quốc gia Thâm Quyến, Trung tâm siêu máy tính quốc gia Vô Tích và Trung tâm siêu máy tính quốc gia Trịnh Châu.
Theo quyết định mới, bảy thực thể phải có giấy phép nếu muốn tiếp cận các công nghệ của Mỹ, bao gồm cơ sở hạ tầng chip do Intel và các nhà sản xuất chip khác của Mỹ thiết kế, ngoài ra còn có phần mềm và phần cứng cho các thiết kế siêu máy tính. Tuy nhiên, khác với lệnh cấm đối với Huawei Technologies được áp dụng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, bảy thực thể này vẫn có thể làm việc với hãng bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) và các nhà gia công chip quốc tế để sản xuất chip siêu máy tính.
Trong vài năm trở lại đây, các siêu máy tính của Trung Quốc đã dần chiếm thêm nhiều vị trí trong dự án TOP500 do Mỹ - châu Âu dẫn đầu. Hầu hết siêu máy tính này được phát triển hoặc vận hành bởi bảy thực thể vừa bị Mỹ đưa vào danh sách đen. Trong bảng xếp hạng tháng 11.2020, có 214 siêu máy tính của Trung Quốc lọt vào danh sách 500 máy tính hàng đầu thế giới, nhiều hơn tất cả các nước khác và gần gấp đôi con số 113 của Mỹ.
"Siêu máy tính rất quan trọng đối với sự phát triển của nhiều (có lẽ gần như tất cả) vũ khí hiện đại và hệ thống an ninh quốc gia, ví dụ như vũ khí hạt nhân, vũ khí siêu thanh. Bộ Thương mại Mỹ sẽ dùng toàn bộ quyền hạn của mình để ngăn chặn Trung Quốc tận dụng công nghệ của Mỹ với mục đích hỗ trợ cho nỗ lực hiện đại hóa quân sự", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, nói trong một tuyên bố.
Siêu máy tính Sunway TaihuLight, được xếp hạng là máy tính nhanh thứ tư trên thế giới trong danh sách top 500 mới nhất, được trang bị bộ vi xử lý lõi do Sunway Microelectronics phát triển và đang được vận hành bởi Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Vô Tích. Trong khi đó, Tianjin Phytium Information Technology đã phát triển CPU FeiTeng, một loạt đơn vị tính toán lõi được đánh giá là một trong những sản phẩm có khả năng thay thế chip của Intel và chip của hãng bán dẫn Anh Arm sản xuất ở Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ dùng Danh sách Thực thể để chống lại lĩnh vực siêu máy tính của Trung Quốc. Năm 2019, chính quyền ông Trump đã đưa Sugon, công ty hàng đầu của Trung Quốc trong ngành siêu máy tính, vào danh sách đen.
Trung Quốc đang nỗ lực hết sức để giảm phụ thuộc vào chip của Mỹ kể từ khi lệnh cấm Huawei được đưa ra vào năm 2019. Một trong những mục tiêu của Bắc Kinh trong kế hoạch "Made in China 2025" là phát triển ngành công nghiệp chip để đạt được tỷ lệ tự cung tự cấp 40% vào năm 2020, và tăng lên 70% vào năm 2025.
Trung Quốc nhập khẩu chất bán dẫn cao kỷ lục trong tháng 3.2021 Nhập khẩu chất bán dẫn của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 3.3021 trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu. Một gian hàng trưng bày các thiết bị bán dẫn tại hội chợ thương mại về công nghệ vi mạch tích hợp Semicon China ở Thượng Hải, Trung Quốc hồi tháng 3.2021 South China Morning Post dẫn...