Biện pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim cấp là một siêu cấp cứu nên người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời. Sau khi được cấp cứu thành công, người bệnh tiếp tục được theo dõi, dùng thuốc cùng với chế độ ăn uống, luyện tập vừa sức.
Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim cấp
Khi bị nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng như cơn đau thắt ngực điển hình với triệu chứng đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng nitroglycerin.
Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau (hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, tiểu đường hoặc tăng huyết áp).
Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, tái nhợt da, lạnh đầu chi… phản ánh tình trạng tụt áp hay trụy tim mạch.
Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả (ảnh minh họa)
Tập luyện và phòng ngừa tái phát
Để phòng ngừa tái phát nhồi máu cơ tim, người bệnh sau khi ra viện cần thực hiện một số biện pháp sau:
Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm hải sản từ cá, tôm, sò biển… Tăng sử dụng rau xanh, các chất xơ, hoa quả tươi. Có thể ăn các loại cháo loãng và cháo hầm; Đồ ăn nhẹ tương tự như các sản phẩm từ sữa chua, các món canh (súp) dễ ăn và nước rau củ nghiền, luộc hấp. Kiêng các món ăn chiên, rán và mỡ.
Video đang HOT
Tăng cường hoạt động thể lực phù hợp: Dựa vào ý kiến của thầy thuốc khi làm nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức và bản thân người bệnh cũng tự “lắng nghe cơ thể mình” tự tập ở mức độ nào mà cơ thể thấy dễ chịu, như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp hoặc 1 bài thể dục tự chọn. Mỗi ngày 30- 60 phút.
Tùy từng thể bệnh nặng hay nhẹ. Dựa vào ý kiến của thầy thuốc khi làm nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức, bản thân người bệnh cũng tự “lắng nghe cơ thể mình” tự tập ở mức độ nào mà cơ thể thấy dễ chịu và sau tập khoảng 5-10 phút huyết áp và mạch trở lại như trước khi tập là đạt yêu cầu.
Thay đổi lối sống: Sống điều độ, điều độ về thời gian ăn, thời gian ngủ, thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Theo dõi cân nặng, ngừa thừa cân, béo phì, bỏ hút thuốc lá, đồng thời phải kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg (dưới 130/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống. Bổ sung bằng nếp sống năng động thường ngày như chăm sóc cây, làm việc nhà, sử dụng cầu thang bộ, đi xe đạp xen kẽ vào thời gian làm việc… từng bước nâng dần mức độ luyện tập để trở lại hoạt động với công việc đời thường.
Việc có ngăn ngừa được nhồi máu cơ tim tái phát hay không phụ thuộc cơ bản ở nghị lực và hiểu biết của bản thân người bệnh. Tuân thủ điều trị và khám lại định kỳ để đạt hiệu quả điều trị tốt. Khi có các triệu chứng tái phát, bệnh nhân ngậm 1 viên nitroglycerin dưới lưỡi và gọi xe cấp cứu đến bệnh viện ngay.
Những lưu ý cho bệnh nhân sau đặt stent mạch vành
Kỹ thuật can thiệp đặt stent mạch vành, mỗi năm giúp hàng triệu người bệnh cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Sau can thiệp, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái tắc hẹp mạch vành và phải đặt lại stent. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của thầy thuốc thì việc chăm sóc và những lưu ý sau đây là vô cùng quan trọng.
Đối với chế độ ăn
Người bệnh cần ăn đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các dưỡng chất, chế độ ăn lành mạnh như tăng cường trái cây, rau quả và ngũ cốc thô... là những loại hạt còn nguyên mài và lớp vỏ lụa bên ngoài.
Đối với chất đạm (protein): Nên ăn lượng vừa phải thịt nạc, thịt gà bỏ da, trứng, đậu phụ; mỗi tuần nên ăn 2 bữa có các loại cá như cá hồi, cá thu hoặc cá mòi để cung cấp cho cơ thể nhiều chất béo omega-3 có lợi cho tim. Ngoài ra, cần tránh thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt chó... để tránh làm tăng cholesterol và làm nặng thêm tình trạng xơ vữa mạch vành.
Chất béo: Nên sử dụng chất béo dễ tiêu (chất béo chưa bão hòa) như dầu thực vật (dầu ô liu, hướng dương, dầu cải...) hoặc các từ các loại hạt, bơ, dầu cá; hạn chế tối đa mỡ động vật, đồ ăn nhanh, da các loài động vật.
Giảm ăn mỡ bão hòa, cholesterol và muối, điều này có thể giúp kiểm soát thể trọng, huyết áp và cholesterol. Giảm ăn mỡ và cholesterol làm giảm nguy cơ xuất hiện thêm tắc nghẽn mạch vành.
Chất xơ: Bổ sung vào thực đơn nhiều trái cây tươi và rau xanh.
Chất lỏng: Uống nhiều nước (trừ bệnh nhân suy tim nặng) và hạn chế chất kích thích, đồ uống có đường. Nên uống 8 - 10 cốc nước lọc mỗi ngày để tăng đào thải chất cản quang sử dụng khi can thiệp. Ngoài nước, bệnh nhân cũng nên uống sữa ít béo, sữa chua, sữa không đường hoặc tốt nhất là uống sữa đậu nành.
Lưu ý chế độ ăn sau đặt stent mạch vành là rất quan trọng.
Cần lưu ý nấu ăn nhạt, giảm nêm muối, mắm khi chế biến, nên ăn nhạt hơn người bình thường để tránh tăng huyết áp, giảm phù.
Nếu bệnh nhân mắc đái tháo đường, nên tuân thủ chế độ ăn để kiểm soát tốt đường huyết. Tham khảo ý kiến thầy thuốc về chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Điều chỉnh lối sống
Kiểm soát căng thẳng: Bệnh nhân có thể thực hành những kỹ thuật để kiểm soát căng thẳng như thư giãn cơ và thở sâu.
Việc ngừng hút thuốc là vô cùng quan trọng vì nicotine làm co mạch máu và làm tim hoạt động vất vả hơn. Bỏ thuốc lá, thuốc lào là cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ biến cố bệnh mạch vành.
Bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng, duy trì một thể trọng càng gần với trị số lý tưởng càng tốt.
Đối với tập luyện
Tập luyện rất tốt cho cơ thể. Nhất là đối với bệnh nhân tim mạch, đây là yếu tố cốt lõi của thay đổi lối sống để điều trị xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, cần phải tiến hành từng bước.
Trong tuần đầu tiên sau đặt stent, không nên lái xe, du lịch xa, đi xe đạp, khuân vác hoặc các hoạt động thể lực nặng, tham gia bất kỳ môn thể thao nào, ngoại trừ đi bộ trên mặt phẳng. Bệnh nhân có thể rời khỏi giường như bình thường nhưng cố gắng nghỉ ngơi tối đa trong hai ngày đầu (sau đó tăng dần mức thể lực), đi bộ không quá 10 phút với lực bước tăng dần, nấu ăn nhưng không nên đứng lâu quá 20 phút.
Sang tuần thứ 2 có thể tăng dần mức thể lực trong sự thoải mái cho phép, đi bộ xa hơn một chút nhưng không nên chạy bộ.
Ở một số nơi, người bệnh có thể tham gia chương trình giáo dục phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đặt stent.
Người bệnh có thể trở lại làm việc sau 1-2 tuần, nhưng nên giảm giờ làm trong tuần đầu tiên để tránh mệt mỏi quá mức hay đi làm vào giờ cao điểm. Nếu công việc liên quan đến khuân vác nặng, nên chuyển sang khuân vác nhẹ trong thời gian đầu.
Về lâu dài, người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể lực bình thường và các môn thể thao trong sự cho phép của bác sĩ tim mạch. Môn được khuyến cáo là đi bộ ít nhất 30 phút, 5 lần mỗi tuần. Nếu thấy đau ngực xuất hiện hoặc khó thở quá mức, nên ngừng vận động ngay và nhanh chóng liên lạc với bác sĩ.
Dùng thuốc
Chú ý bệnh nhân không tự ý dùng các loại thuốc, bất kể thuốc gì cũng phải có tư vấn của các bác sĩ để tránh các nguy hại cho sức khỏe.
Hai dấu hiệu không đau đớn cảnh báo cơn đau tim trước cả tuần Bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nếu đột ngột vã mồ hôi, choáng váng, chóng mặt; buồn nôn, nôn mửa. Khi nhắc tới nhồi máu cơ tim, mọi người thường nghĩ tới cơn đau ngực dữ dội nhưng bạn cũng có thể gặp các triệu chứng âm thầm, không gây ra sự đau đớn. Có những dấu hiệu xuất hiện...