Biến khí thải Trung Quốc thành… kim cương
Dann Roosegaarde, một nhà thiết kế Hà Lan đã có kế hoạch đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc.
Năm kia, Roosegarde là người đưa ra ý tưởng cao tốc phát sáng tại Hà Lan. Nay anh tiếp tục đề xuất chế tạo tòa nhà lọc khí thải, biến các chất độc trong không khí thành trang sức.
Hồi năm 2013, Roosegarde nhìn ra cửa sổ khách sạn tại Bắc Kinh và chỉ thấy một làn sương mờ mịt. Giải pháp của Roosegarde là một tòa tháp cao 7m chuyên hút khí bẩn vào, thu lại hết các chất độc và nhả ra không khí sạch. Dự kiến mỗi tiếng tháp lọc được 30.000 m3, hoạt động bằng năng lượng gió. Những phân tử carbon thu được sẽ được ép lại để chế tạo kim cương.
Các mặt tòa tháp
Năm 2015, Roosegarde đã đặt mục tiêu gây quỹ 50.000 euro trên trang hỗ trợ khởi nghiệp Kickstarter. Với 1.577 người ủng hộ, anh thu về gấp đôi là 113.153 euro. Sau khi lắp đặt, anh đã chạy thử nghiệm tại Rotterdam, Hà Lan để đưa tới Bắc Kinh.
Sau đó anh đã gặp mặt chính quyền nhiều lần. Dù được các công ty chào giá rất nhiều nhưng anh chỉ muốn hợp tác với nhà nước, với hy vọng đưa máy này tới hơn 20 công viên tại Bắc Kinh. May mắn là mong muốn của anh đã thành sự thực.
Hôm 28/6, Roosegarde chính thức vận hành tòa tháp cùng Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, với hy vọng cải thiện từ 70-75% chất lượng không khí quanh tháp. Dự kiến sau đó tháp sẽ được mang tới các thành phố khác dọc Trung Quốc.
Với thành phần 32% carbon trong không khí tại Bắc Kinh, chỉ cần 30 phút lọc 1000m3 khí là có thể chế thành một viên kim cương. Thành phẩm sẽ được gửi tới những người ủng hộ dự án. Số tiền còn lại sẽ được đổ vào chi phí lắp đặt thêm nhiều tòa tháp lọc khí nữa.
Theo Danviet
Trung Quốc và cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế
Sau nhiều thập kỷ chú trọng đạt tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, Trung Quốc đang đối mặt với hàng loạt thách thức vì môi trường bị tàn phá nghiêm trọng và gây thiệt hại kinh tế.
Video đang HOT
Trung Quốc và cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế
Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 10% mỗi năm trong thập kỷ qua, nhưng cũng là nước có lượng xả thải carbon lớn nhất thế giới.
Chất lượng không khí ở nhiều thành phố lớn của nước này không còn đáp ứng tiêu chuẩn y tế thế giới.
Tuổi thọ trung bình của người dân ở phía bắc sông Hoàng Hà thấp hơn 5,5 năm so với người dân ở phía nam do tình trạng ô nhiễm không khí (tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc là 75,3, theo số liệu của Liên Hợp Quốc năm 2013).
Tình trạng ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước dẫn đến đất đai xói mòn. Môi trường xuống cấp đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, dấy lên bức xúc trong dư luận.
Mãi đến năm 1972 Trung Quốc mới chú trọng thành lập và phát triển các cơ quan giám sát, bảo vệ môi trường.
Nhưng lúc này, quá trình cải cách kinh tế của thập niên 1970, khuyến khích phát triển công nghiệp ở nông thôn, khiến tình hình môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Dưới thời Đặng Tiểu Bình, ông thực thi hàng loạt cải cách để xây dựng các thị trấn, làng công nghiệp (TVE).
Đến năm 1997, các TVE chiếm gần 1/3 Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tỏ ra lúng túng trong việc giám sát và hiếm khi tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường.
Ngày nay, dù kinh tế Trung Quốc chuyển sang phụ thuộc đáng kể vào những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, các chính sách môi trường ở cấp địa phương vẫn không được thực thi hiệu quả.
Quá trình hiện đại hóa ở Trung Quốc khiến hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói và tạo nên một tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng.
Quỹ đạo hướng tới công nghiệp hóa của Trung Quốc không đi theo phần lớn các quốc gia hiện đại khác, như nước Anh của đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, cái giá phải trả về môi trường sống của Trung Quốc cao hơn bất kỳ nước nào.
Ô nhiễm vượt mức báo động
Kể từ năm 2007, Trung Quốc vượt qua Mỹ và trở thành nước xả khí thải nhà kính lớn nhất thế giới. Theo Dự án Carbon toàn cầu, 27% lượng khí thải toàn cầu năm 2014 là do Trung Quốc.
Cùng với quá trình phát triển công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ năng lượng từ than và dầu mỏ của Trung Quốc cũng tăng vọt.
Vào tháng 1/2013, thủ đô Bắc Kinh trải qua tình trạng khói mù kéo dài khiến người dân nước này phải gọi đó là hiện tượng "tận thế không khí".
Mật độ của các vật chất nguy hiểm trong không khí cao gấp 40 lần so với ngưỡng an toàn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tháng 12/2015, Bắc Kinh phải ra báo động đỏ đầu tiên về ô nhiễm. Chính quyền phải cho học sinh nghỉ học, hạn chế lưu thông trên đường, tạm ngưng các công trình xây dựng ngoài trời, và dừng hoạt động sản xuất ở các nhà máy.
Theo Tổ chức Greanpeace East Asia, ít nhất 80% trong 367 thành phố của Trung Quốc có chỉ số đo lường chất lượng không khí ở mức không an toàn vào 3 quý đầu năm 2015.
Tháng 12/2015, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố khoản cho vay 300 triệu USD để giúp Bắc Kinh chống lại tình trạng khói mù.
Than là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chất lượng không khí xuống cấp nghiêm trọng ở Trung Quốc, khi nước này là quốc gia sản xuất than lớn nhất, nhưng cũng chiếm một nửa tiêu thụ toàn cầu. Những năm gần đây, nhu cầu than của Trung Quốc đang giảm dần.
Cơ quan năng lượng quốc gia (NEA) cho biết tiêu thụ than đã giảm còn 64,2% trong năm 2014.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến hoài nghi về cam kết bớt phụ thuộc vào sử dụng than của Bắc Kinh. Năm 2015, các nhà máy sản xuất nhiệt điện đốt than của Trung Quốc tăng công suất 55% trong nửa đầu năm và 155 dự án nhà máy nhiệt điện mới được phê chuẩn.
Giai đoạn bùng nổ ngành thép ở Trung Quốc kéo theo môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Guardian
Trung Quốc cũng ghi nhận 17 triệu lượt đăng ký ôtô mới trong năm 2014, góp phần vào tình trạng khí thải đô thị ở mức báo động. Số liệu của Bộ Công an Trung Quốc cho biết toàn quốc có 154 triệu đăng ký sở hữu xe vào năm 2014, tăng đáng kể so với 27 triệu vào năm 2004.
Ô nhiễm không khí đô thị còn do tình trạng di dân và tốc độ đô thị hóa. Một trong những chính sách của Bắc Kinh là nâng tỷ lệ người sống ở các thành phố đến hơn 60% trước năm 2020. 53,7% dân Trung Quốc đang sống ở các vùng đô thị.
Đô thị hóa quá nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng, các nhà máy sản xuất điện và trung tâm công nghiệp cũng sinh sôi theo.
Theo các chuyên gia, ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước cũng là một thách thức môi trường nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Dân số Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới, nhưng nguồn nước ngọt của nước này chỉ chiếm 7%. Sử dụng quá mức và tình hình ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước sử dụng.
Khoảng 2/3 các thành phố Trung Quốc thiếu nước sinh hoạt. Khi còn là thủ tướng, ông Ôn Gia Bảo từng khẳng định "thiếu nước là một thách thức đe dọa sự tồn vong của Trung Quốc".
Việc phát triển công nghiệp gần các vùng cấp nước chính của Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Năm 2014, trang China Water Risk cho biết nguồn nước ngầm ở hơn 60% thành phố Trung Quốc được xác định ở mức "tệ và rất tệ", hơn 1/4 các con sông chính ở Trung Quốc được khuyến cáo là "con người không nên tiếp xúc".
Thực trạng không có cơ chế loại bỏ rác thải cũng như xử lý nước kém hiệu quả khiến sự ô nhiễm thêm nghiêm trọng.
Nguồn nước gần một khu công nghiệp ở Nội Mông bị ô nhiễm. Ảnh: Guardian
Ngoài sự bùng nổ của phát triển công nghiệp, việc canh tác nông nghiệp theo kiểu cũ, chăn thả quá mức và tác động của biến đổi khí hậu khiến khủng hoảng nước ở Trung Quốc ở mức báo động.
Cơ quan quản lý rừng quốc gia cho biết, khoảng 2,7 triệu km2 đất tại quốc gia này rơi vào tình trạng sa mạc hóa, ảnh hưởng cuộc sống của hơn 400 triệu người.
Cái giá phải trả
Bên cạnh mối đe dọa với tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường còn khiến kinh tế Trung Quốc thiệt hại khoảng 3-10% GDP. Số liệu năm 2010 của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc tính toán rằng, các thiệt hại do ô nhiễm khoảng 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (227 tỷ USD), tức khoảng 3,5% GDP.
Ngoài những thống kê kinh tế, số liệu về tử vong hoặc bệnh tật do ô nhiễm ở Trung Quốc khắc họa rõ nét hơn trong bức tranh hậu quả. Mỗi năm, khoảng 1,2 triệu ca chết trẻ ở Trung Quốc được xác định có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Các nghiên cứu dịch tễ thực hiện liên tục từ thập niên 1980 ở miền bắc Trung Quốc cho thấy chất lượng không khí gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm suy hô hấp, các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Ô nhiễm cũng gây ra tình trạng các bệnh cấp tính kinh niên xuất hiện nhiều hơn. Khoảng 11% những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa ở Trung Quốc là do uống nước từ các nguồn không bảo đảm vệ sinh.
Sự phẫn nộ của công chúng cũng đặt ra thách thức lớn mà chính quyền Trung Quốc phải nỗ lực xoa dịu và giải quyết. Ngày càng nhiều cuộc biểu tình ở các địa phương như Quảng Đông, Thượng Hải, Ninh Ba và Côn Minh, để đòi phải đóng cửa các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm.
Tốc độ đô thị hóa và lượt sở hữu xe tăng vọt gây ra ô nhiễm không khí ở mức báo động tại các thành phố lớn ở Trung Quốc. Ảnh: MIC
Năm 2013, ông Chen Jiping, thành viên Ủy ban các vấn đề chính trị và luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định "các vấn đề môi trường là nguyên nhân của những &'sự cố lớn' xảy ra tại Trung Quốc.
Số lượng các vụ biểu tình vì môi trường ở Trung Quốc trong năm 2013 là 712 trường hợp, tăng hơn 30% so với năm trước đó.
Các quan chức Trung Quốc đã không còn có thể làm ngơ trước sự phẫn nộ sâu sắc của người dân. Hai chuyên gia Jane Nakano và Hong Yang của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) khẳng định: "Ô nhiễm ở Trung Quốc trở thành một vấn đề xã hội lớn, và hệ quả của nó trở thành thách thức chính trị lớn đối với tầng lớp lãnh đạo".
Bắc Kinh đã nỗ lực để xoa dịu dư luận, qua việc Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố "chiến đấu với tham nhũng" vào tháng 3/2014. Hai tháng sau đó, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, chính phủ tuyên bố tăng cường việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường.
Tháng 12/2013, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc công bố tài liệu chính sách môi trường đầu tiên, vạch ra những mục tiêu cho đến năm 2020.
Từ tháng 1/2014, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu 15.000 nhà máy, bao gồm các nhà máy của những doanh nghiệp nhà nước, phải công bố công khai các số liệu về khí thải và xả nước thải.
Bắc Kinh cũng cam kết đầu tư 275 tỷ USD trong 5 năm để làm sạch không khí, và 333 tỷ USD để xử lý các nguồn nước ô nhiễm. Gần đây nhất, trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9/2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra một cam kết dấu ấn khi thông báo nước này sẽ áp dụng chương trình toàn quốc về giới hạn và thu phí khí thải nhà kính. Chính sách này sẽ áp dụng từ năm 2017.
Theo Zing News
Thành phố ở Nigeria có không khí bẩn nhất thế giới Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận Nigeria có đến 4 địa phương nằm trong danh sách thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới. Đáng chú ý, Onitsha, một thành phố cảng ở miền Nam Nigeria, đứng đầu bảng với nồng độ bụi PM10 (bụi có đường kính từ 10 micrometre trở xuống)...