Biển Đông: Việt Nam cần sẵn sàng đối phó với thách thức mới từ TQ
Việc Trung Quốc hoàn tất việc cải tạo đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ là sự khởi đầu và các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam cần có phương án đối phó thích hợp.
The Diplomat ngày 2/7 đăng tải bài phân tích của tác giả Prashanth Parameswaran, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, an ninh ngoại giao châu Á và chính sách của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương về vấn đề đối diện với thách thức quân sự mới từ Trung Quốc ở Biển Đông.
Đầu tuần này, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc cải tạo đảo phi pháp ở một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa ( chủ quyền của Việt Nam – PV). Đây là sự thay đổi chiến lược của Bắc Kinh trong việc chuyển từ xây đảo trái phép sang xây dựng các cơ sở quân sự.
Tàu sân bay hạt nhân USS Geogre Washington hiện đang thực hiện sứ mệnh ở Biển Đông.
Hành động này cũng ngày càng đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như quyền lợi của Mỹ. Trong giai đoạn đầu tiên, Mỹ và các quốc gia ở Biển Đông đã làm rõ mục đích của Trung Quốc cũng như không thể “ngủ quên” trước âm mưu mới của Bắc Kinh.
Trong giai đoạn thứ hai, các quốc gia trong khu vực bao gồm Việt Nam sẽ phải đối diện với hành động leo thang quân sự của Trung Quốc. Không những ngăn Bắc Kinh tiếp tục hoạt động này mà các quốc gia láng giềng còn phải ngăn chặn những hành vi gây bất ổn của Bắc Kinh nhằm tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự.
Điều này cần tới một loạt các hành động, từ việc công khai các hoạt động của Bắc Kinh cho đến nhấn mạnh mối đe dọa quân sự ở Biển Đông để tạo ra sự gắn kết giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Hải quân Việt Nam là một trong những lực lượng tuyến đầu trực tiếp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc
Các quan chức Mỹ đã bắt đầu thực hiện những biện pháp này nhưng không còn nhiều thời gian do hiện trạng Biển Đông đã thay đổi nhanh chóng chỉ trong vòng một năm.
Đồng thời, Mỹ và các quốc gia khác cần coi thách thức này là bước đi mới nhất của Trung Quốc trong căng thẳng Biển Đông. Việc Trung Quốc thay đổi chiến lược không có nghĩa là Bắc Kinh tập trung đến vấn đề đảo nhân tạo. Tương tự, các quốc gia ở Biển Đông cần tiếp tục lên kế hoạch đối phó với chiến lược tiếp theo của Trung Quốc, bao gồm khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).
Trung Quốc biến bãi đá ngầm, rạn san hô ở Biển Đông trở thành đảo nhân tạo.
Cuối cùng, Washington và những quốc gia có lợi ích ở Biển Đông cần cân nhắc, tính toán kỹ về cách đối phó với Trung Quốc một cách có trình tự và hợp lý. Đối với Mỹ, Hoa Kỳ cần duy trì quan hệ Mỹ-Trung một cách ổn định trong khi vẫn không ngần ngại đối diện với Bắc Kinh trong việc đảm bảo an ninh khu vực.
Trong khi các cơ sở quân sự giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động xuống phía nam ở Biển Đông, Malaysia cũng như Indonesia cần phải điều chỉnh mối quan hệ với Bắc Kinh đáp ứng thực tế mới này.
Trong khi hợp tác giữa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông mới chỉ là sự bắt đầu, các biện pháp có sự tham gia của những nước không tuyên bố chủ quyền cũng là điều cần thiết. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DoC) là ví dụ điển hình cho việc thiết lập quy tắc và trật tự khu vực.
Nhìn chung, các quốc gia ASEAN cần tự đánh giá hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và từ đó đưa ra các phản ứng thích hợp. Trong khi Bắc Kinh rõ ràng đang thực hiện chiến lược hai mũi nhọn nhằm vào Đông Nam Á.
Tất cả mọi người dân Việt Nam đều quan tâm đến tình hình đất nước, mong muốn góp sức mình trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc
Một mặt Trung Quốc tìm kiếm đối tác kinh tế chiến lược, mặt khác Bắc Kinh đẩy nhanh quá trình quân sự hóa để bảo vệ lợi ích phi lý như ở Biển Đông. Trung Quốc kỳ vọng điều này sẽ góp phần củng cố lập trường theo thời gian cũng như làm giảm đáng kể hiệu ứng tiêu cực trong quan hệ với khu vực.
Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chưa nhận thấy thất bại trong chiến lược này. Do vậy, họ sẽ không cố gắng sửa chữa những thứ chưa bị đổ vỡ.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Séc hối thúc dựng trại lánh nạn đối phó với khủng hoảng di cư
Nếu mỗi nước giải quyết khủng hoảng di cư theo cách riêng, khu vực Schengen đứng trước nguy cơ tan rã.
Phó Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis vừa thúc giục Liên minh châu Âu EU và Liên Hợp Quốc xây dựng các trại tị nạn ở châu Phi và Trung Đông để đối phó với làn sóng di cư bất hợp pháp sang châu Âu.
Phó Thủ tướng Séc Babis (ảnh: Economist)
Phát biểu trên tờ nhật báo Pravo số ra hôm 30/6, Phó Thủ tướng đồng thời cũng là Bộ trưởng Tài chính Cộng hòa Séc cảnh báo, cùng với sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo IS và chủ nghĩa khủng bố, làn sóng di cư không kiểm soát được đang là mối đe dọa tiềm tàng đối với châu Âu, thậm chí còn lớn hơn cả việc đối phó với cuộc chiến tranh lạnh thời Xô viết.
Theo ông, Liên minh châu Âu EU có thể xây dựng các trại tị nạn ở phía Đông và Nam của bờ biển Địa Trung hải để giải quyết đơn của những người xin cư trú, và việc đạt được thỏa thuận với một nước Bắc phi nào đó sẽ là một sự lựa chọn khả thi. Phó Thủ tướng Babis kêu gọi sự tham gia của các cường quốc như Mỹ, Nga và Trung Quốc, cũng như Saudi Arabia và các nước Arab vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng này. Ông chỉ trích chính sách tái phân bổ chỉ tiêu tiếp nhận người nhập cư của EU, cho rằng việc tiếp nhận họ đang tạo ra nhiều thách thức đối với châu Âu và các nước khu vực Schengen cần phải bảo vệ biên giới của chính mình.
Lấy dẫn chứng việc Hungary đang xây dựng hàng rào biên giới với Serbia, Phó Thủ tướng Babis cảnh báo nếu không có sự hợp tác đoàn kết từ các nước, việc mỗi nước giải quyết cuộc khủng hoảng theo cách riêng rất có thể dẫn tới sự tan rã của khu vực Schengen./.
PV
Theo_VOV
Nga tăng cường chiến đấu cơ tối tân đến phía Tây, đối phó Mỹ-NATO Nga vừa quyết định tăng cường thêm các máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân thuộc quân khu phía Tây, có địa bàn phòng thủ giáp với một số quốc gia NATO. Hãng thông tấn Nga TASS cho biết, Nga sẽ triển khai những máy bay chiến đấu đa chức năng mới nhất đến khu vực phía Tây nước Nga, địa...