Biển Đông: Mỹ-Nhật có chặn được bàn tay Trung Quốc?
Việc Mỹ-Nhật tăng cường tuần tiễu trên biển Đông cũng không chắc đã ngăn chặn được bàn tay Trung Quốc, bởi Mỹ còn tính đến mối quan hệ lợi ích Trung-Mỹ.
Mỹ tăng cường máy bay tuần tiễu, tàu chiến trên biển Đông
Hôm 18-7, chỉ huy mới của Hạm đội Thái Bình Dương là Đô đốc Hải quân Mỹ Scott Swift đã thực hiện chuyến bay tuần tra trên vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông. Vị tân tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương tuyên bố điều này hôm 20-7 tại Seoul.
Ông Swift đã ngồi trên chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon, thực hiện chuyến bay trinh sát liên tục trong bảy giờ đồng hồ liền. Điều này được vị Đô đốc gọi là “thói quen”. Nó báo hiệu một điều rằng, những chuyến tuần tra kiểu này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Đây là chuyến bay thứ hai của loại máy bay tuần tiễu hàng hải Boeing P-8A Poseidon Mỹ – được mệnh danh là sát thủ tàu ngầm Trung Quốc – trên khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược coi là lãnh thổ của mình. Tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở đây có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trước đó, chiều ngày 20 tháng 5, chiếc máy bay trinh sát loại này của không quân Mỹ, trên đó có các nhà báo CNN đã thực hiện chuyến tuần tiễu đầu tiên, trên khu vực Trung Quốc đang nạo hút cát, cải tạo đất đá để xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.
Chiến hạm Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận trên biển
Khi đó, các lực lượng hải quân của Trung Quốc 8 lần yêu cầu phi công Mỹ phải rời khỏi vùng trời gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Nam Sa). Tuy nhiên, chiếc máy bay Mỹ đã phớt lờ những cảnh báo đó, tiếp tục tuần tra nhiều giờ trên vùng biển đó.
Trong khi đó, các nguồn Hoa Kỳ cho biết rằng Hoa Kỳ đang xem xét khả năng thực hiện các chuyến bay do thám gần sát hơn với vùng đảo tranh chấp. Và không loại trừ khả năng tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp cận ở khoảng cách chỉ vài km, nằm trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là vùng lãnh hải (trái phép) 12km.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, có vẻ Mỹ đã chuyển từ lời nói sang hành động. Vị tân tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương trực tiếp tham gia chuyến bay khảo sát, và cuộc do thám được gọi là “thói quen” nói lên rằng cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông đã lên một cấp độ mới.
Chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov bình luận, hành động này sẽ gieo rắc thêm căng thẳng trên Biển Đông. Đối với Trung Quốc, những hành động này chỉ có nghĩa là, nếu Bắc Kinh cố gắng giải quyết vấn đề bằng vũ lực, Washington sẽ sử dụng lực lượng quân sự chống lại Trung Quốc.
Mỹ sẽ tăng cường máy bay, tàu chiến đến Biển Đông
Gần đây, South China Morning Post của Hồng Kông dẫn lời ông Scott Swift lưu ý rằng nếu cần thiết, Hoa Kỳ sẵn sàng phái tới Biển Đông ít nhất bốn tàu chiến trong trường hợp căng thẳng bùng phát. Họ cũng rất quan tâm đến việc mở rộng các cuộc tập trận thường niên với các đồng minh ở đó, có thể với cả Nhật Bản.
Nhật tăng cường hiện diện, giám sát hành động Trung Quốc
Sau khi Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift đã bay trên vùng biển tranh chấp hôm 18-7, ngay ngày hôm sau, phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đăng tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.
Ông Thường đã nhấn mạnh việc “cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ phát triển Cảnh sát biển của Trung Quốc”, tăng cường các tàu tuần tiễu hạng nặng, gia tăng các hoạt động giám sát biển trên các vùng biển đang tranh chấp và kêu gọi cải thiện công nghệ thông tin giám sát biển.
Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Viễn Đông Victor Pavlyatenko cho biết, dường như đây là phản ứng của Trung Quốc với quyết định của Hạ viện Nhật Bản, thông qua nghị quyết về vấn đề mở rộng quyền hạn hoạt động quân sự của lực lượng phòng vệ nước này ở nước ngoài.
Trước đó vài ngày, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua gói sửa đổi luật trong lĩnh vực quốc phòng, theo đó lần đầu tiên sau Thế chiến II, quân đội Nhật Bản được quyền tham gia chiến sự ở nước ngoài. Đây là sự mở rộng rất lớn về quyền hạn, đánh dấu bước chuyển của lực lượng quân sự Nhât Bản.
Trong điều luật, một trong những biện pháp đáng chú ý được nêu là điều khoản phái quân nhân, đặc biệt phái máy bay tuần tiễu hàng hải, phối hợp với Mỹ đi trinh sát vùng Biển Đông. Ngoài ra, quân đội nước này còn được phép hiện diện trong các căn cứ quân sự nước ngoài để tham gia hoạt động chung.
Theo báo chí Nhật Bản, điều đó được thực hiện để theo dõi hành động của Trung Quốc, mà trước hết là đối với hành động xây đảo san hô và bãi đá ngầm phi pháp, nhằm thay đổi hiện trạng biển Đông trái phép mà Bắc Kinh đang ráo riết thực hiện.
Trung Quốc coi trách nhiệm trực tiếp là đối phó với điều luật này, Bộ trưởng quốc phòng nước này đã tuyên bố như vậy. Trước đó, Bắc Kinh đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và lo lắng trước hành động của Tokyo, cho rằng Nhật Bản “vi phạm cân bằng lực lượng trong khu vực”.
Theo phó chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov, chuyến bay của đô đốc Scott Swift và hành động của quốc hội Nhật Bản đã gia tăng căng thẳng trong cấp độ đối đầu giữa Mỹ và đồng minh, với Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhật sẽ điều máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion đến biển Đông
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định là, sẽ không có đụng độ quân sự nào xảy ra trên Biển Đông, bởi trong bối cảnh Trung Quốc đang bối rối trước phiên tòa xét xử do Tòa án trọng tài quốc tế ở Hague thụ lý, trong vụ kiện mà Philippines đã khởi xướng chống lại nước này, Bắc Kinh sẽ không dại gì đổ thêm dầu vào lửa.
Biển Đông không phụ thuộc vào máy bay, tàu chiến mà quyết định bởi quan hệ Trung-Mỹ
Video đang HOT
Vị chuyên gia này cho rằng, Trung Quốc sẽ không đi đến hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, liên quan đến việc tiêu diệt các thiết bị bay trong vùng tranh chấp. Nguyên nhân cũng bởi Mỹ và Trung Quốc cũng đã có thỏa thuận nguyên tắc về quy tắc ứng xử trên không, trên biển và trên đất liền.
Những căng thẳng trong quan hệ với Mỹ đã khiến Trung Quốc phải cử một phái đoàn quân sự cao cấp gồm 4 thượng tướng, do ông Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương dẫn đầu sang thăm Washington nhằm “nâng cao sự hiểu biết, tìm kiếm sự thống nhất trong tránh đối đầu quân sự trên Biển Đông”.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ đầu tháng 6 vừa qua của ông Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, các quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận về cơ chế tương tác trong lĩnh vực quân sự.
Đại tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và Thượng tướng Phạm Trường Long trong lễ ký kết hợp tác quân sự
Đây được các quan sát viên quốc tế coi là một “bước tiến lớn” trong quan hệ giữa hai nước, là tiền đề thành công cho những thỏa thuận khác trong khuôn khổ vòng 5 và vòng 6 của “đối thoại chiến lược và kinh tế” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nó phản ánh thực tế là Washington và Bắc Kinh vẫn đang cần nhau.
Cần lưu ý rằng, đây là văn bản chính thức đầu tiên về hợp tác quân sự giữa hai nước trong những năm qua. Dự kiến, sắp tới Mỹ và Trung Quốc có thể tổ chức các cuộc tập trận chung với sự tham gia của lực lượng hải-không quân hai nước, nhằm thông qua quy tắc ứng xử trên không, trên biển và trên đất liền.
Theo các nhà phân tích, những thỏa thuận đạt được của Mỹ và Trung Quốc phản ánh mối quan hệ “vừa xung đột, vừa mặc cả”, thể hiện rõ xu hướng chủ đạo trong quan hệ giữa 2 cường quốc này là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”; “vừa kìm chế lẫn nhau nhưng lại phụ thuộc không thể tách rời”.
Có nhiều khả năng, kết quả của “trận đấu” này sẽ là một kiểu phân chia ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giữa một bên là Mỹ với đồng minh và bên kia là Trung Quốc.
Washington, Nhật Bản sẽ vẫn phản đối nhưng mọi chuyện có dừng lại ở đó?
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Biển Đông: Trung Quốc tức Mỹ, chuyên gia dọa nạt, Hạm đội Nam Hải tập trận
Trung Quốc vừa dùng "hỏa lực mồm", vừa tiến hành tập trận đổ bộ lập thể liên hợp nhiều binh chủng để đánh chiếm đảo, tàu đổ bộ đệm khí Zubr lần đầu tham gia.Mỹ phát đi tín hiệu cho các nước ven Biển Đông
Theo báo chí Mỹ, gần đây, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift đã thăm Philippines. Trong thời gian đó, ngày 18 tháng 7, ông đã lên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông trong 7 tiếng đồng hồ. Hải quân Mỹ ngày 19 tháng 7 đã công bố những hình ảnh này.
Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi trên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ tiến hành tuần tra ở Biển Đông
Hoạt động tuần tra lần này do phi đội máy bay tuần tra VP-45 thực hiện, nhưng Mỹ không tiết lộ phạm vi tuần tra. Theo hãng AP Mỹ, Đô đốc Scott Swift tham gia bay lần này chủ yếu là để kiểm tra các loại tính năng của máy bay P-8A. Kết quả bay làm ông hài lòng. Philippines đã lên tiếng rất hoan nghênh hoạt động này.
Hai quân My đã có kế hoạch mua thêm máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tác chiến săn ngầm, thay thế máy bay tuần tra săn ngầm cũ P-3 Orion.
Theo bài báo, hoạt động do thám của Mỹ ở khu vực Biển Đông khiến cho Trung Quốc bất an, nhất là khi Trung Quốc đưa ra yêu sách đối với hầu hết Biển Đông - một yêu sách bành trướng hết sức lố bịch và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế - PV.
Mỹ cho biết, họ sẽ không lựa chọn đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng họ phải bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực và việc giải quyết tranh chấp phải thông qua phương thức hòa bình. Những năm gần đây, Mỹ đã tăng cường hợp tác an ninh trên biển với Việt Nam va Philippines.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Đối với việc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift tham gia tuần tra Biển Đông lần này, tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 20 tháng 7 đăng bài viết tuyên truyền, dọa nạt với thái độ kệch cỡm của chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã.
Theo Trương Quân Xã, Mỹ tuần tra ở Biên Đông đã vài chục năm, bât kê là điều máy bay tuần tra P-8A hay P-3C đều không có gì mới. Nhưng, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ngồi P-8A tuần tra 7 tiếng đồng hồ ở Biển Đông là điều ít gặp. Đặc biệt là sau việc này, Mỹ còn công khai với báo giới.
Theo ông Xã, mục đích của Mỹ là muốn "phát đi tín hiệu" (ủng hộ) với Philippines và các nước có "tranh chấp lãnh thổ" ở Biển Đông với Trung Quốc.
Ông Xã cho rằng, vấn đề tranh chấp đảo đá Biển Đông đã tồn tại từ lâu, trước đây, Philippines va Việt Nam đều có thể "ứng xử đúng đắn", hoàn toàn không tồn tại vấn đề quá lớn.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Nhưng, ông Xã lại thừa cơ gắp lửa bỏ tay người đổ lỗi cho Mỹ, ra sức tuyên truyền, cho rằng: Từ khi thực hiện chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" hay "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", Mỹ đã cố ý khuấy đục vân đê Biên Đông, kích động cac nươc xung quanh "gây sự" với Trung Quốc. Hành động lần này của Mỹ cũng nhằm bày tỏ ủng hộ đối với hành động "khiêu khích" của Philippines đối với Trung Quốc.
Ông Xã nghĩ rằng, những cách làm này của tướng lĩnh cấp cao Mỹ hoàn toàn trái ngược với cam kết không lựa chọn đứng về bên nào trong vân đê Biên Đông của chính quyền Mỹ. Mỹ tuyên truyền "mối đe dọa Trung Quốc", tạo cớ để vân đê Biên Đông nóng lên chính là muốn tạo ra lý do quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Đây là ý đồ căn bản của họ.
Theo ông Trương Quân Xã, cách làm này của Mỹ không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực, không thống nhất với chính sách muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực Biển Đông do Mỹ tuyên bố.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Nhưng, ông Xã nói như thế mà không biết ngượng mồm. Bởi vì, chính việc Trung Quốc tham lam, bành trướng, dùng vũ lực ăn cướp biển đảo của các nước ven Biển Đông, nhảy vào đòi tranh chấp, ra sức tiến hành quân sự hóa ở Biển Đông mới thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng của hòa bình và an ninh khu vực Biển Đông, cũng là mối đe dọa trực tiếp và thực sự đối với chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của các nước ven Biển Đông - PV.
Những tham vọng bành trướng, thực dân ở Biển Đông cần phải kiềm chế, chặn đứng và loại bỏ hoàn toàn trong thời đại văn minh hiện nay. Nước lớn không thể cứ mãi cường quyền và bạo ngược, đè nén nước nhỏ được. Philippines đưa Trung Quốc ra vành móng ngựa là một việc làm văn minh của thời đại pháp trị hiện nay - PV.
Mỹ đồn trú lâu dài ở châu Á-Thái Bình Dương
Ngày 17 tháng 7, tại thủ đô Manila, Philippines, Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift tuyên bố, Hải quân Mỹ có thể triển khai trên 4 tàu tuần duyên ở khu vực, một khi xuất hiện sự kiện bất ngờ nào, Quân đội Mỹ sẽ sẵn sàng phản ứng. Tranh chấp chủ quyền Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của Quân đội Mỹ trong khu vực.
Ngày 20 tháng 7 năm 2015, các tờ báo điện tử Trung Quốc tiết lộ, nhiều binh chủng của Hạm đội Nam Hải vừa tổ chức diễn tập tác chiến đổ bộ lập thể ở Biển Đông, trong đó tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đã lần đầu tiên tham gia.
Theo Trương Quân Xã, trong chiến lược biển mới và một số phát biểu của Mỹ đã đề xuất, trước năm 2018, Mỹ cần triển khai 4 tàu tuần duyên ở căn cứ quân sự của Singapore. Gần đây, 2 chiến hạm gồm tàu tuần duyên USS Fort Worth va tàu khu trục USS Lassen Hải quân Mỹ cũng đã tuần tra "vung biên tranh châp" trên Biên Đông.
Ông Xã cho rằng, Mỹ cố tình tuyên truyền một số hoạt động triển khai quân sự đã nằm trong kế hoạch để tiếp sức cho đồng minh, cho biết Mỹ sẽ không rời khỏi khu vực này, sẽ ủng hộ các nước này.
Theo tưởng tượng của Trương Quân Xã, Mỹ muốn lợi dụng Philippines ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc, duy trì bá quyền khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy tướng lĩnh Quân đội Mỹ đã "làm lớn" vấn đề Biển Đông.
Để ứng phó với hành động của Mỹ ở Biển Đông, Trương Quân Xã ủng hộ chiến thuật "bẻ từng chiếc đũa" của Trung Quốc, tức là thông qua đàm phán song phương giữa các nước đương sự để giải quyết tranh chấp - một nguyên tắc luôn được Trung Quốc tuyên truyền, rêu rao và tìm cách áp đặt.
Ngày 20 tháng 7 năm 2015, các tờ báo điện tử Trung Quốc tiết lộ, nhiều binh chủng của Hạm đội Nam Hải vừa tổ chức diễn tập tác chiến đổ bộ lập thể ở Biển Đông, trong đó, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đã lần đầu tiên tham gia.
Ông Xã thậm chí lấy ví dụ sinh động hơn để chứng minh cho quan điểm này, cho rằng, trong thực tiễn quốc tế, có 80% tranh chấp trở lên được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
Tất nhiên, đàm phán song phương giữa hai chủ thể của tranh chấp thường có hiệu quả. Nhưng kẻ ăn cướp lại đi đòi đàm phán chia chác đất đai, tài sản của chủ nhân, đó là một sự lố bịch và ngược đời ở giữa thời đại văn minh này - PV.
Hơn nữa, nếu có tranh chấp thì phải làm rõ tranh chấp, tranh chấp giữa hai bên thì đàm phán song phương, tranh chấp nhiều bên thì phải đàm phán đa phương. Và giải quyết tranh chấp không thể dựa trên vũ lực, sức ép và to mồm, mà phải có căn cứ lịch sử và căn cứ pháp lý vững chắc - PV.
Trương Quân Xã buông lời dọa nạt, đối với những nước không ngừng gây sự, Trung Quốc "sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết", tăng cường "phòng thủ" (tiếp tục xâm lược, bành trướng). Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước khác, Trung Quốc "không gây sự, cũng không sợ chuyện xảy ra".
Ngày 20 tháng 7 năm 2015, các tờ báo điện tử Trung Quốc tiết lộ, nhiều binh chủng của Hạm đội Nam Hải vừa tổ chức diễn tập tác chiến đổ bộ lập thể ở Biển Đông, trong đó, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đã lần đầu tiên tham gia.
Ông Xã đòi nước khác phải có "nhận thức rõ ràng" đối với Trung Quốc, và dọa nạt: Nếu đe dọa cái gọi là "lợi ích cốt lõi" (tưởng tượng ra) của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ kiên quyết "phản ứng".
Ông Xã tự hào một cách ảo tưởng cho rằng, Trung Quốc là một "nước lớn", là "lực lượng kiên định bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực"; đồng thời đe dọa thêm: Một số nước không ngừng tiến hành bôi đen, tấn công Trung Quốc, một khi xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc thì những nước này sẽ không được lợi lộc gì. Trung Quốc sẽ áp dụng hành động kiên quyết, "bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển" của Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói gì
Đối với việc Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift Mỹ ngồi máy bay P-8A tuần tra Biển Đông, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 20 tháng 8 dẫn lời Cục thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng:
Ngày 20 tháng 7 năm 2015, các tờ báo điện tử Trung Quốc tiết lộ, nhiều binh chủng của Hạm đội Nam Hải vừa tổ chức diễn tập tác chiến đổ bộ lập thể ở Biển Đông, trong đó, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đã lần đầu tiên tham gia.
"Chúng tôi chú ý đến các thông tin liên quan. Bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương phù hợp với lợi ích chung của các bên. Chúng tôi hy vọng Mỹ tuân thủ cam kết không đứng về bên nào trong vân đê Biên Đông, làm nhiều việc co lơi cho hòa bình va ổn định khu vực, chư không phai ngược lại".
"Điều cần chỉ ra là, từ lâu, tàu chiến và máy bay Mỹ tiến hành đến gần trinh sát với tần suất cao và phạm vi lớn, làm tổn hại nghiêm trọng lòng tin song phương, đe dọa lợi ích an ninh của Trung Quốc, rất dễ gây ra sự cố an ninh và sự kiện bất ngờ trên biển, trên không. Đối với loại hành vi này, chúng tôi bày tỏ kiên quyết phản đối".
Trung Quốc yêu cầu Mỹ như vậy, nhưng cộng đồng quốc tế cũng yêu cầu Trung Quốc từ bỏ tham vọng bành trướng "đường lưỡi bò", hối lỗi về tội ác xâm lược ở Biển Đông vào các năm 1956, 1974, 1988..., thức tỉnh để biết kiềm chế và đi con đường hòa bình bền vững - PV.
Ngày 20 tháng 7 năm 2015, các tờ báo điện tử Trung Quốc tiết lộ, nhiều binh chủng của Hạm đội Nam Hải vừa tổ chức diễn tập tác chiến đổ bộ lập thể ở Biển Đông, trong đó, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đã lần đầu tiên tham gia.
Trung Quốc cần rút hết quân và trao trả lại các đảo đá đã dùng vũ lực xâm chiếm của Việt Nam trên Biển Đông. Đây là cơ sở để xây dựng lòng tin, tình hữu nghị đời đời và hợp tác cùng thắng và đem lại hòa bình bền vững cho Trung Quốc và khu vực Biển Đông - PV.
Trung Quốc quay đầu là bờ, nếu càng ngoan cố bành trướng thì càng đi xa con đường hòa bình. Không ai cho phép nước khác ăn cướp chủ quyền thiêng liêng của mình. Cộng đồng quốc tế và công lý quốc tế cũng không cho phép kẻ nào tự vẽ bậy ra bản đồ, tự ý cướp đoạt biển đảo của nước khác - PV.
Ngày 20 tháng 7 năm 2015, các tờ báo điện tử Trung Quốc tiết lộ, nhiều binh chủng của Hạm đội Nam Hải vừa tổ chức diễn tập tác chiến đổ bộ lập thể ở Biển Đông, trong đó, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đã lần đầu tiên tham gia.
Đông Bình (Tổng hợp)
Theo giaoduc
Đô đốc Mỹ nói gì sau khi bay giám sát biển Đông? Ngày 18-7 vừa qua, đô đốc Mỹ Scott Swift đã tham gia một chuyến bay giám sát trên Biển Đông. Theo hãng tin Reuters, ông khẳng định đây là chuyến bay mang tính "thường kì" và nhấn mạnh lập trường của Mỹ ủng hộ quyền tự do di chuyển trong khu vực. Trả lời tại buổi họp báo ở Seoul ngày 20-7, chỉ...