Biến động điểm chuẩn ở các trường phía nam
Hôm qua (7.8) là ngày thứ 2 các trường ĐH trên toàn quốc tham gia quy trình lọc ảo xét tuyển bằng phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia trên phần mềm của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 – Khả Hòa
Tính đến cuối buổi chiều, 90 trường phía nam đã trải qua 7 lần lọc ảo nhóm do ĐH Quốc gia TP.HCM chủ trì và 4 lần lọc ảo toàn quốc của Bộ GD-ĐT.
So với ngày đầu tiên, điểm chuẩn được xác định ở thời điểm này có nhiều biến động. Đáng chú ý có ngành điểm chuẩn giảm so với ngày đầu tiên, có ngành thấp hơn cả năm 2018.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết điểm chuẩn các ngành được cập nhật sau ngày lọc ảo thứ 2 nằm trong khoảng 18 – 23,7 điểm (trừ ngành trí tuệ nhân tạo 25,2 điểm).
Theo ông Dũng, so với ngày đầu tiên, điểm chuẩn ở ngày thứ 2 đã giảm 0,5 – 1 điểm ở một số ngành. “Sự thay đổi này là do tác động trong việc giảm điểm chuẩn, nói nôm na là “mở van” khá lớn của các trường tốp trên trong quá trình lọc ảo xét tuyển thí sinh”, ông Dũng cho hay.
Video đang HOT
Số liệu của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đến chiều 7.8 cho thấy, có 2 ngành điểm chuẩn bằng năm 2018. Đáng chú ý có 2 ngành điểm chuẩn thấp hơn năm ngoái từ 0,4 – 2 điểm. Các ngành còn lại điểm chuẩn được xác định ở thời điểm này đều tăng từ 0,4 đến tối đa 3 điểm. Nếu so với điểm sàn xét tuyển (14 và 17 điểm tùy ngành) thì có ngành điểm chuẩn cao tới hơn 6 điểm. Theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, trường xác định điểm sàn dựa vào tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh nhưng việc xác định điểm chuẩn còn phụ thuộc vào chất lượng điểm thi. Sự tăng đột biến điểm chuẩn so với điểm sàn này có thể do ngành có số lượng thí sinh đăng ký không nhiều nhưng chất lượng điểm thi tốt.
Nói về quy trình lọc ảo xét tuyển, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhận thấy ở ngày thứ 2 tình hình khá ổn định. Biên độ lệch giữa các lần chạy lọc ảo không lớn (khoảng 300 – 350 thí sinh) nên khá thuận lợi cho các trường trong xác định điểm chuẩn. Đến lần chạy lọc ảo thứ 2 – 3, các trường đã có thể dự báo được điểm chuẩn và khá sát với điểm chính thức.
Theo ông Hạ, năm nay số nguyện vọng đăng ký vào trường tăng, chất lượng điểm thi tốt nên sẽ không có ngành nào có điểm chuẩn bằng sàn. So với điểm sàn đã công bố 16,5 và 19 tùy ngành, điểm chuẩn sẽ cao hơn trên dưới 2 điểm. Đáng lưu ý, trong số các ngành dẫn đầu điểm chuẩn năm nay còn có sự xuất hiện của ngành mới là truyền thông đa phương tiện.
Đến hết ngày thứ 2 của quy trình lọc ảo, điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đa số vẫn cao hơn năm ngoái từ 0,5 – 1,5 điểm. Tuy nhiên vẫn có một số ngành điểm chuẩn bằng sàn (17 điểm).
Theo quy trình lọc ảo đã vạch ra, nhóm phía nam sẽ hoàn tất việc lọc ảo lần thứ 10 vào 15 giờ 20 hôm nay. Đến 17 giờ 30 chiều nay, Bộ sẽ thực hiện lọc ảo toàn quốc lần cuối và trên cơ sở này các trường có dữ liệu điểm và danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức.
Theo thanhnien
Sau một ngày lọc ảo, nhiều trường ĐH phía Nam dự báo điểm chuẩn tăng
Các trường đại học đã hoàn thành ngày đầu của quy trình lọc ảo và xét tuyển đại học. Dựa vào dữ liệu này, nhiều trường đã thấy được "bức tranh" xét tuyển rõ ràng hơn và đưa ra điểm chuẩn dự kiến. Một số trường nhận định, điểm chuẩn sẽ tăng hơn năm ngoái từ 0,5-2 điểm.
Hôm qua 6/8, các trường đại học bắt đầu tham gia quy trình lọc ảo và xét tuyển đại học với nhóm lọc ảo phía Nam hơn 95 trường do ĐH Quốc gia TP.HCM chủ trì, nhóm phía Bắc hơn 50 trường do trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì và Bộ GD-ĐT thực hiện. Thời gian lọc ảo diễn ra đến 17h ngày 8/8. Được biết, quy trình lọc ảo ngày đầu tiên gồm lọc ảo ba lần ở nhóm và Bộ GD-ĐT thực hiện lọc ảo toàn quốc hai lần.
Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển của các trường ĐH
Dù mới trải qua một nửa quy trình, nhưng các trường ĐH cũng đã đưa ra được những dự báo về điểm chuẩn trúng tuyển năm nay. Tại trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia tăng mạnh so với năm 2018. Thống kê cho thấy, số thí sinh có mức điểm từ 18-20 chiếm hơn 30% số lượng thí sinh.
Ths Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông của trường, dự báo điểm chuẩn sẽ tăng từ 0,5-2 điểm so với năm trước. Theo dự đoán, điểm chuẩn các ngành sẽ dao động từ 19-21 điểm. Các ngành có ít thí sinh đăng ký như khoa học thủy sản, công nghệ chế biến thủy sản, công nghệ vật liệu nhiều khả năng có điểm chuẩn sát với điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang cũng cho biết trường dự kiến điểm chuẩn tăng từ 0,5-2 điểm so với trước đó. Một số ngành có điểm chuẩn tăng là ngôn ngữ Anh, dự kiến 19 điểm; quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khoảng 21 điểm, quản trị kinh doanh và quản trị du lịch lữ hành khoảng 20 điểm. Các ngành còn lại dao động ở mức 15-19 điểm.
Chuyên gia tuyển sinh của trường ĐH tư vấn cho thí sinh về khâu xét tuyển năm nay
Dựa vào kết quả được trả về sau đợt lọc chung đầu tiên, Ths Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết: kết quả ngày đầu cho thấy điểm sẽ cao và tăng khá nhiều so với năm trước ở nhiều ngành. Tuy nhiên, ông Đương cho rằng cần phải chờ lọc thêm vài lần nữa mới có thể đưa ra điểm chuẩn chính xác.
Tương tự, dữ liệu của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng đang dần lộ diện mức điểm chuẩn tăng cao ở nhiều ngành. Các ngành "hot" như công nghệ thông tin, ô tô, logistics, cơ khí, cơ điện tử, điện - điện tử, ngôn ngữ Anh, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa dự kiến sẽ có điểm chuẩn cao.
Chia sẻ với các thí sinh, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cũng cho biết những đợt lọc ảo đầu cho thấy những ngành "hot" của trường hiện đang có điểm chuẩn xấp xỉ 23, các ngành còn lại không cách điểm sàn xét tuyển nhiều.
Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, khi các trường tham gia xét tuyển theo nhóm, lợi ích rõ ràng nhất của thí sinh là tăng khả năng trúng tuyển. Với các trường ĐH, thao tác này sẽ giúp các trường xác định được mức gọi trúng tuyển phù hợp, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh.
Đáng chú ý, phần mềm năm nay có cải tiến, chấp nhận thêm các điều kiện xét tuyển riêng của từng trường. Do đó, các trường có thể cân nhắc những thí sinh có tham gia xét tuyển theo phương thức riêng ra để lấy điểm chuẩn phù hợp và chọn đúng người muốn học.
Lê Phương
Theo Dân trí
Đại học Bạc Liêu lấy điểm chuẩn học bạ thấp nhất là 15 10 ngành Đại học Bạc Liêu lấy điểm chuẩn xét học bạ đợt một là 15 - thấp nhất cả nước tính đến hôm nay, do lo ngại không đủ chỉ tiêu. Sáng 6/8, ông Nguyễn Hữu Tâm (Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Bạc Liêu) cho biết điểm học bạ này xét tuyển vào các ngành: Tiếng Việt và Văn hóa...