Biển Đông có thể xuất hiện 2 – 3 cơn bão trong tháng 8
Theo dự báo, trong tháng 8.2023, khả năng sẽ xuất hiện 2 – 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông, có thể ảnh hưởng đến đất liền.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong tháng 7 đã xuất hiện 2 cơn bão trên khu vực Biển Đông là cơn bão số 1 (Talim) và cơn bão số 2 (Doksuri).
Biển Đông có thể xuất hiện 2 – 3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trong tháng 8 (ảnh minh họa). Ảnh T.N
Cũng trong tháng 7, khu vực Bắc bộ và Trung bộ có nhiều ngày nắng nóng, đặc biệt tại khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ, bắc và trung Trung bộ đã xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài từ ngày 1 – 17.7. Ngoài ra, trung du và đồng bằng Bắc bộ còn xuất hiện thêm 1 đợt nắng nóng từ ngày 22 – 27.7 và 26 – 28.7, ở mức 35 – 37 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Nhiệt độ trung bình trên cả nước trong tháng 7 phổ biến cao hơn từ 0,5 – 1 độ C so với trung bình nhiều năm (TBNN), riêng Bắc bộ, bắc Trung bộ và trung Trung bộ có nền nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 1 – 2 độ C so với TBNN; một số nơi ở Nam bộ thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.
Video đang HOT
Tháng 7 đã xuất hiện 5 đợt mưa diện rộng: ngày 2 – 5.7, 8 – 9.7, 11 – 15.7, 18 – 22.7 và 28 – 31.7. Mưa tập trung chủ yếu tại Bắc bộ và bắc Trung bộ. Riêng tại khu vực Tây nguyên và Nam bộ nhiều ngày có mưa giông trên diện rộng, nửa cuối tháng 7 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Theo cơ quan khí tượng, dự báo trong tháng 8 nhiệt độ trung bình tại Bắc bộ và Trung bộ cao hơn so với TBNN từ 0,5 – 1 độ C, có nơi cao hơn; khu vực Tây nguyên và Nam bộ ở mức cao hơn khoảng 0,5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.
Trong khi đó, lượng mưa tại khu vực Bắc bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN từ 10 – 25%, riêng Lai Châu – Điện Biên ở mức xấp xỉ so với TBNN; khu vực Trung bộ phổ biến thấp hơn từ 15 – 30%; khu vực Tây nguyên và Nam bộ phổ biến ở xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.
Trong tháng 8.2023, có khả năng xuất hiện từ 2 – 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến Bắc bộ, bắc Trung bộ.
Nắng nóng tiếp tục xuất hiện đan xen với các đợt mưa tại Bắc bộ. Tại Trung bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong nửa đầu tháng 8, cuối tháng có xu hướng giảm.
Gió mùa tây nam có khả năng gây ra mưa rào và giông nhiều ngày ở khu vực Tây nguyên và Nam bộ, có nơi xuất hiện mưa giông mạnh kèm mưa lớn, mưa tập trung nhiều vào chiều tối, có thể kèm theo giông lốc, sét.
Ngoài ra, dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh sẽ gây gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển phía nam. Do vậy, cần đề phòng nguy hiểm trong các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản.
Giông lốc "quét qua", hàng trăm nhà dân ở Cà Mau bị tốc mái
Mưa lớn kèm theo giông lốc xuất hiện lúc rạng sáng, đã khiến hàng trăm căn nhà của người dân ở Cà Mau bị sập và tốc mái, gây thiệt hại hàng tỉ đồng.
Nhiều nhà dân ở huyện U Minh bị sập do giông lốc
Chiều 30/7, một lãnh đạo của Văn phòng UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho hay, các ngành chức năng địa phương đã thành lập đoàn thăm hỏi, hỗ trợ và động viên các gia đình bị ảnh hưởng do giông lốc.
Rạng sáng cùng ngày, mưa lớn kèm theo giông lốc xuất hiện tại huyện U Minh đã làm sập, tốc mái 89 nhà dân ở các xã Nguyễn Phích, Khánh Hòa, thị trấn U Minh... làm thiệt hại hơn 5,6 tỉ đồng.
Ngay sau đó, ngành chức năng địa phương đã cử lực lượng xuống hiện trường, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do thiên tai, để sớm ổn định cuộc sống.
Các ngành chức năng giúp dân khắc phục hậu quả do giông lốc
Tại TP Cà Mau, (Cà Mau) giông lốc vào rạng sáng 30/7 đã làm sập, tốc mái 55 nhà của người dân, ước tính thiệt hại gần tỉ đồng. Tương tự, hiện tượng thời tiết cực đoan cũng đã làm sập, tốc mái 26 nhà của người dân tại huyện Năm Căn.
Gần 100 người lâm cảnh "màn trời chiếu đất" sau trận dông lốc ở Kiên Giang Mưa dông kèm lốc xoáy quét qua huyện Châu Thành khiến 5 căn nhà sập hoàn toàn, 10 căn khác bị tốc mái, gần 100 người dân lâm cảnh "màn trời chiếu đất". Rạng sáng 29/7, giông lốc xoáy quét qua xã Mong Thọ B (Châu Thành, Kiên Giang), khiến 10 căn nhà bị tốc mái, 5 căn nhà khác bị sập hoàn...