Hàng chục con giòi lúc nhúc trong tai người đàn ông vì nguyên nhân này
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tai phải đau đớn, chảy máu và dịch tai. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện có hàng chục con giòi sống trong tai giữa bệnh nhân.
Ông V.V.T., 63 tuổi, sống tại Ninh Bình vào Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cấp cứu trong tình trạng sưng và đau nhiều trong tai, ù tai, nghe kém kèm xung huyết và tiết dịch.
Qua khai thác bệnh sử, ông T. cho biết mình bị viêm tai giữa cách đây 2 năm. Tuy nhiên, một tuần trở lại đây có hiện tượng đau nhức nên ông đã đi khám tại một số cơ sở y tế và được điều trị bằng thuốc uống. Dẫu vậy các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, ngược lại tình trạng đau nhức ngày càng tăng.
Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, sau khi tiến hành nội soi, các bác sĩ phát hiện nhiều dị vật màu trắng di động là những con giòi lúc nhúc lấp đầy hòm nhĩ người bệnh. Các bác sĩ đã gắp ra hơn chục con giòi tại chỗ.
Tuy nhiên, do ống tai sưng nề, chít hẹp và còn rất nhiều giòi cùng tổ chức viêm bên trong nên không thể xử lý hết, do đó, người bệnh được chỉ định tạm thời điều trị nội khoa, tiêm truyền kháng sinh, kê thuốc giảm viêm.
Những con giòi gắp từ bên trong tai của bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Ngày hôm sau, các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật nội soi, gắp hàng chục con giòi sống và lấy sạch tổ chức viêm trong tai giữa của bệnh nhân. Hiện tại, tình trạng tai của người bệnh đã ổn định, người bệnh phục hồi nhanh và đã xuất viện.
BS Phạm Anh Tuấn, Khoa Tai Mũi Họng Trẻ em, người trực tiếp thực hiện điều trị cho bệnh nhân cho biết: “Đây là trường hợp hiếm gặp, nguyên nhân là do người bệnh có tiền sử bị viêm tai giữa.
Tuy nhiên vì không được điều trị triệt để và vệ sinh sạch, đúng cách, còn mủ, thu hút ruồi cái đẻ trứng bên trong ổ viêm và phát triển thành giòi.
Giòi phát triển rất nhanh, càng để lâu càng nguy hiểm. Khi chúng lớn lên có thể ăn vào da, phần mềm của tai, tấn công tai giữa làm nhiễm trùng lan rộng, gây biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm tai trong, thậm chí dẫn đến tử vong.
Video đang HOT
BS Tuấn khuyến cáo, người dân cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, điều trị dứt điểm các bệnh lý về tai, nhất là khi bị viêm tai giữa, không nên chủ quan khi bị côn trùng bay vào tai.
Nếu thấy đau nhức, có dịch lạ như máu, mủ từ tai chảy ra cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để được các bác sĩ làm thuốc vệ sinh kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Cần tuyệt đối tránh lấy dị vật bằng các dụng cụ cá nhân không đảm bảo vệ sinh và có thể gây tổn thương màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe hoặc khiến dị vật vào sâu hơn, ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai người dân cần lưu ý:
- Không ngủ trên nền/sàn nhà chú ý mắc màn cẩn thận trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh, nhất là các gia đình có nuôi thú cưng như chó, mèo.
- Đối với vật nuôi, nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chúng.
Tin tức đời sống ngày 29/12: Mẹ lóc toàn bộ da đùi ghép cho con trai bị bỏng 93% cơ thể
Tin tức đời sống mới nhất ngày 29/12/2022. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 29/12/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.
Mẹ lóc toàn bộ da đùi ghép cho con trai bị bỏng 93% cơ thể
Báo Dân Trí dẫn lời bác sĩ Diệp Quế Trinh, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết những ngày qua, đơn vị đang làm mọi cách để cứu chữa bệnh nhi T.K (5 tuổi, quê Ninh Bình) bị bỏng thương tâm.
Bệnh nhi nhập viện vào cuối tháng 10 trong tình trạng bỏng lửa cồn toàn thân. Theo lời kể của gia đình, thời điểm xảy ra sự việc, bệnh nhi đang cầm chai cồn từ trong nhà chạy ra ngoài chơi và xịt trúng vào đống lửa đang cháy, khiến cơ thể hóa thành "ngọn đuốc sống".
Khi được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1, ngoài bỏng nặng độ 2-3 diện tích 93%, bệnh nhi còn bị sốc, suy hô hấp do bỏng đường thở. Các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản, dùng kháng sinh cao hết mức, thuốc vận mạch mạnh, hỗ trợ tuần hoàn, cho bệnh nhi thở máy và thực hiện hàng loạt biện pháp can thiệp khác.
Bệnh nhi bị bỏng nặng độ 2-3 diện tích 93%. Ảnh: Dân Trí
Do diện tích bỏng gần như toàn bộ cơ thể, mỗi lần thay băng cho bệnh nhi cần từ 5 đến 7 nhân viên y tế thực hiện, rất cực và khiến bệnh nhi chịu nhiều đau đớn. Trong quá trình nằm viện, bệnh nhi còn bị nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm nấm huyết và viêm phổi nặng. Đây là điều khó tránh khỏi khi vết thương hở quá nhiều.
Sau gần 2 tháng điều trị tích cực, hơn 20% diện tích da của bệnh nhi đã lành, các vùng còn lại cũng được xử lý sạch để có thể ghép da. Tuy nhiên, bệnh nhi không còn vùng da nào có thể sử dụng được cho cuộc mổ. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ hướng đến việc lấy da của người mẹ để "ghép da đồng loại" cho con, nhằm giúp bé hạn chế tình trạng nhiễm trùng vì vết thương hở.
Mẹ bệnh nhi hoàn toàn chấp nhận sau khi được bác sĩ thông báo về việc trên. Theo bác sĩ Trinh, ngoài việc được người nhà đồng ý cho da, cần một số điều kiện khác như người hiến không có bệnh nền, có thể gây mê được...
"Không biết có thể cứu được bệnh nhân hay không nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức, lấy da vùng đùi của mẹ ghép cho bé, tạo màng sinh học che phủ vết thương. Hy vọng chờ được đến lúc da bệnh nhi lành lại", bác sĩ Trinh nói.
Bác sĩ chia sẻ thêm, trong trường hợp việc phẫu thuật tiến triển thuận lợi và bệnh nhi được cứu sống, bé vẫn sẽ đối diện với di chứng sẹo hẹp khí quản, các di chứng về vận động, sẹo bỏng về sau, phải thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu, điều trị phục hồi kéo dài.
Cấp cứu kịp thời bé 11 tuổi bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng
VTV News đưa tin, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận, xử lý cấp cứu kịp thời và thành công 2 trường hợp viêm phúc mạc do thủng dạ dày. Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi N.N.T.L. (11 tuổi).
Cách thời điểm vào viện 8 tiếng, bệnh nhi đau bụng dữ dội vùng trên rốn. Gia đình nghĩ rằng bệnh nhi đau dạ dày nên đã mua thuốc cho uống nhưng không đỡ nên đưa đi khám. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhi nhanh chóng được hồi sức, thăm khám, làm xét nghiệm đánh giá và đã được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng.
Bệnh nhi có chỉ định mổ cấp cứu nội soi khâu lỗ thủng. Trong quá trình phẫu thuật nội soi, quan sát thấy ổ bụng chứa nhiều dịch mủ bẩn, dịch tiêu hóa, phát hiện 1 lỗ thủng mặt trước dạ dày, ngay sát gan. Bệnh nhi đã được khâu lỗ thủng, lấy dịch bẩn, làm sạch ổ bụng.
Được biết, bệnh nhi có thói quen ăn đồ chua cay, mì ăn liền, đồ ăn nhanh, hay thức khuya. Đặc biệt, bệnh nhi đã được phát hiện viêm dạ dày 2 năm nhưng không tuân thủ điều trị nên đã dẫn đến tình trạng thủng ổ loét.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi V.Đ.T. Bé có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa trên 4 năm nhưng cũng không điều trị. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, X-quang có hình ảnh liền hơi, được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng.
Sau đó, bệnh nhi được ekip trực phẫu thuật nội soi cấp cứu khâu lỗ thủng mặt trước môn vị dạ dày ngay trong đêm. Bệnh nhi được chăm sóc đặc biệt sau ca phẫu thuật, hiện tình trạng đã ổn định.
Chân sần sùi, to như chân voi vì nhiễm loại nấm da "bị lãng quên"
Theo báo Sức khỏe & Đời Sống, nữ bệnh nhân 47 tuổi (người dân tộc Thái, ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đến Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám. Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán xác định nhiễm nấm da Chromoblastomycosis.
Được biết, bệnh nhân thường xuyên làm nương rẫy, tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn. Bệnh diễn biến 3 năm nay, ban đầu là một số tổn thương sần sùi ở mu chân trái, không ngứa, không đau, tiến triển từ từ. Vì không quá ảnh hưởng đến chức năng cơ thể nên bệnh nhân chủ quan không đi khám ngay.
Hình ảnh bệnh nhân nhiễm nấm da Chromoblastomycosis khiến chân sần sùi. Ảnh: Người Lao Động
Cách đây 1 năm, tổn thương trên cơ thể tiến triển nhanh với nhưng khối sùi lớn, chiếm toàn bộ mu chân, cẳng chân trái. Người bệnh bắt đầu lo lắng và đi khám tại bệnh viện huyện, được chẩn đoán và dùng thuốc không rõ loại, bệnh càng ngày một nặng lên.
Hiện tại, tổn thương là mảng sùi kích thước lớn chiếm toàn bộ mu chân, cẳng chân, lan đến đùi bẹn, tổn thương chắc, gây biến dạng toàn bộ mu chân và 1/3 dưới cẳng chân trái. Một số tổn thương chảy dịch, bốc mùi hôi, bệnh nhân đi lại khó khăn và hạn chế.
ThS.BS Lê Thị Hoài Thu - khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ, bệnh lý này gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và là một trong những bệnh nấm dưới da phổ biến nhất. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công nhận là bệnh nhiệt đới bị lãng quên (neglected tropical disease - NTD).
Nữ bệnh nhân 47 tuổi được điều trị nội trú tại khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em Bệnh viện Da liễu Trung ương với thuốc kháng nấm Itraconazole liều 400mg/ngày, áp lạnh bằng nitơ lỏng, đốt plasma tổn thương sùi to, chườm ấm hằng ngày bằng túi chườm, ngâm chân thuốc tím. Sau 3 tuần điều trị, tổn thương cải thiện rõ rệt, người bệnh được xuất viện và hẹn tái khám sau 1 tháng.
600 học sinh Ischool Nha Trang ngộ độc: Tập đoàn Nguyễn Hoàng liên đới? Hiệu trưởng Trường iSchool Nha Trang và đại diện Tập đoàn Nguyễn Hoàng đã xin lỗi, nhận trách nhiệm khi để xảy ra sự việc. Dư luận đặt câu hỏi vậy trách nhiệm của họ thế nào? Ngày 21/11, đoàn công tác của Bộ Y tế đã vào TP Nha Trang (Khánh Hòa) hỗ trợ việc điều trị cho các học sinh trường...