Biến đổi khí hậu tác động môi trường Điện Biên
Những năm gần đây, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu các loại hình thiên tai gia tăng về tần suất và số lượng. Các tai biến thiên nhiên liên quan đến trượt lở đất đá, lũ ống… đang có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tuyến đường Điện Biên – Mường Nhé bị sạt lở do mưa lũ
Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Bắc luôn phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai như: lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá. Những tác động của biến đổi khí hậu làm thay đổi về các điều kiện thời tiết.
Ông Đào Đức Thụy, Giám đốc Phụ trách Đài khí tượng thủy văn, tỉnh Điện Biên, cho biết: Những năm trở lại đây, thời tiết, khí hậu của Điện Biên ngày càng tăng… Trước đây, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21C đến 23C, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 13C đến 18C). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 đến tháng 9 (khoảng 25C) và chỉ xảy ra ở ác khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Còn lượng mưa hàng năm trung bình từ 1500 mm đến 2200 mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, khí hậu Điện Biên nhiệt độ trung bình năm tăng dần. Cụ thể, năm 2011 nhiệt độ trung bình của năm là 22,30C; năm 2012 tăng lên 23,20C; năm 2017 là 25,60C. Đặc biệt lượng mưa thất thường hơn và có xu hướng giảm mạnh. Riêng, năm 2015 lượng mưa trung bình trong năm là 2.127mm/năm. Nhưng đến năm 2016 lượng mưa giảm còn 1.600mm/năm và đến năm 2017 lượng mưa giảm còn 1.490mm/năm.
Bên cạnh đó, các hiện tượng khí hậu cực đoan như: lũ ống, sạt lở đất đá, hạn hán, băng tuyết… đã làm diện tích đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, sạt lở… xảy ra ngày càng nhiều ở một số huyện như: Tuần Giáo, khu vực lòng chảo Điện Biên, Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà và TX. Mường Lay; đây là những huyện, thị có độ dốc cao, các khu vực taluy, tầng đất không dày.
Mặc dù những năm trở lại đây lượng mưa trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng giảm, tuy nhiên, các trận mưa thường không lớn nhưng mưa dai, kéo dài nên lớp đá bị phong hóa mạnh chạy dọc theo các taluy bị ngấm nước trở nên nhão, độ kết cấu yếu. Đặc biệt đối với các huyện, thị như: Mường Nhé, Nậm Pồ, TX. Mường Lay chất đất tơi xốp dẫn dễ bị sạt lở. Mưa nhiều, các taluy xuất hiện các khe nứt chia cắt lớp đá phong hóa thành khối nhỏ và đất, đá sụt xuống, kéo theo lớp đát đá phía dưới tham gia vào khối trượt, tạo thành những mảng sạt trượt lớn đến hàng trăm khối đất. Việc trượt lở đất, đá không chỉ diễn ra ở taluy dương mà còn cả taluy âm, sạt lở ăn sâu vào cả đường giao thông, làm hư hỏng đường giao thông, lấp đất sản xuất, công trình xây dựng và vùi lấp sông suối.
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Điện Biên, từ đầu năm 2018 đến nay, toàn tỉnh có 73 nhà dân bị thiệt hại, gần 300ha đất nông nghiệp, thủy sản bị vùi lấp, hư hỏng, hàng trăm con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, 14 điểm trường bị ngập, thiệt hại nặng do sạt lở, đổ tường, hỏng đường bê tông; 6 công trình thủy lợi cùng hàng trăm mét kênh bị đứt gãy, sạt lở vùi lấp; nhiều công trình nhà nước về y tế, trụ sở làm việc của xã cũng bị sạt lở, bùn đất ngập sâu.
Video đang HOT
Riêng thiệt hại về giao thông, mưa lũ làm 25 tuyến đường giao thông bị sạt lở với khoảng 700 vị trí sạt lở lớn nhỏ; hàng trăm nghìn mét khối đất đá sạt lở taluy dương gây tắc cống rãnh, nhiều tuyến đường nội tỉnh đi các huyện Nậm Pồ, Tủa Chùa bị ách tắc cục bộ.
Như vậy, việc biến đổi khí hậu trong những năm trở lại đây ở Điện Biên gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Đặc biệt, với địa hình phần lớn là đồi núi, bị chia cắt, nhiều sông suối và dân cư chủ yếu là vùng đồng bào các dên tộc như ở Điện Biên. Việc khắc phục hậu quả thiên tai, sau mữa lũ ở Điện Biên gặp rất nhiều khó khăn và vất vả; tập tục canh tác, tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, ý thức vệ sinh môi trường chưa cao… là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc sống.
Trần Hương
Theo congan.com.vn
Phòng chống thiên tai: Trông chờ ở lực lượng xung kích cơ sở
"Thiên tai khốc liệt như hiện nay đòi hỏi công tác chuẩn bị của chúng ta phải tốt hơn, có nhiều mặt phải rút kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó phải tốt hơn, thái độ kiên quyết hơn" - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh khi đánh giá về công tác ứng phó, phòng chống thiên tai 6 tháng đầu năm 2018.
Phương châm "4 tại chỗ" phát huy tác dụng
Thưa Bộ trưởng, ông có nhận định gì khi thời tiết 6 tháng qua diễn biến khá bất thường, không theo quy luật của mọi năm?
- Trong 6 tháng đầu năm 2018, diễn biến thời tiết khá bất thường do tác động của biến đổi khí hậu và các dạng hình khí tượng cực đoan. Ngay từ đầu năm đã xuất hiện rét bất thường, nóng bất thường, mưa bất thường. Đặc biệt là hiện tượng mưa từ ngày 22 - 26.6 ở các tỉnh miền núi phía Bắc, vì các năm trước vùng này thường mưa vào tháng 8 - 9, năm nay lại xuất hiện mưa lớn ngay từ tháng 6, chỉ trong 2 ngày có nơi lượng mưa đạt gần 600mm, đây là hiện tượng bất thường. Tiếp theo đó là 8 ngày nắng nóng vừa qua với nhiệt độ 40 - 41 độ C trên toàn tuyến gồm các tỉnh miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền Trung.
Khung cảnh tan hoang sau lũ dữ ở Hà Giang. Ảnh: T.L
"Lực lượng xung kích, xung phong ở cơ sở sẽ mang tính quyết định trong phòng chống, vì thiên tai sẽ diễn ra bất kỳ ở đâu, bất kỳ thời điểm nào, dạng hình nào". Bộ trưởng Bộ NNPTNT
Nguyễn Xuân Cường
Về mặt ứng phó, chúng ta đã làm được những gì và điều gì cần rút kinh nghiệm, thưa Bộ trưởng?
- Thứ nhất, chúng ta luôn nêu cao cảnh giác, không thể chủ quan. Mặc dù có một số tháng đầu năm điều kiện khí hậu chưa có những kiểu dị thường, nhưng công tác ý thức chuẩn bị phòng ngừa của chúng ta cũng rất chủ động. Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức hội nghị tất cả các tỉnh, thành phố, các bộ, ban, ngành trong cả nước để nêu cao cảnh giác, chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu và điều kiện bất thường của thời tiết.
Thứ hai, chúng ta triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, từ Ban chỉ đạo Trung ương đến ban chỉ huy các bộ, tỉnh, thành đến cơ sở, công tác ứng phó thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ". Thứ ba, những kinh nghiệm của những năm trước được tổng kết đưa vào giải pháp ứng phó cho năm 2018.
Thứ tư, một số tác động hậu quả của năm trước đã được Chính phủ chủ động xử lý. Ví dụ, Thủ tướng Chính phủ quyết định gói 1.500 tỷ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và yêu cầu tổng hợp nhanh, ra hẳn nghị quyết cho các tỉnh miền núi phía Bắc về vấn đề tai biến địa chất, những vấn đề dễ tổn thương trước tác động của mưa lớn.
Kiên quyết hơn trong ứng phó thiên tai
Nhìn lại đợt thiên tai vừa qua ở miền núi phía Bắc, chúng ta đã có những sự phối hợp chỉ đạo như thế nào để hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra?
Lũ khiến nhiều bản làng ở Hà Giang tan hoang. Ảnh: T.L.
- Có thể rút ra một số điểm như sau: Thứ nhất, phương châm "4 tại chỗ" đã phát huy tác dụng, tính đồng bộ trong chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, ngay sáng sớm 24.6, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương đã có chỉ đạo. Ngày 24.6 đã có các đoàn công tác của Ban chỉ đạo lên Lai Châu. Ngày 25.6, các đoàn công tác Chính phủ từ Thủ tướng, Phó Thủ tướng cho đến các bộ, ngành đã vào cuộc.
Thứ hai, chúng ta đã đưa ra phương châm xử lý đồng bộ, cùng lúc trên toàn tuyến của tỉnh Lai Châu nhưng tập trung ưu tiên 2 thiết chế hạ tầng, một là giao thông, hai là hệ thống đường điện để giải quyết hỗ trợ cho công tác cứu hộ và khắc phục. Chúng ta kiên quyết không để cho dân bị thiệt hại về tính mạng nhiều hơn. 297 hộ của tỉnh Lai Châu ở khu vực xung yếu yêu cầu phải di dời. Bản Sáng Tùng sơ tán kịp thời lúc chiều tối 25.6, sáng 26.6 sụp toàn bộ khu vực bản. Công tác tổ chức cứu trợ sau thiên tai được làm đồng bộ, bà con không nơi nào bị thiếu ăn, thiếu mặc.
Để ứng phó, phòng chống tốt thiên tai có thể xảy ra trong những tháng cuối năm 2018, cần có những sự chuẩn bị như thế nào, thưa Bộ trưởng?
- Thiên tai khốc liệt như vậy đòi hỏi công tác chuẩn bị của chúng ta phải tốt hơn, có nhiều mặt phải rút kinh nghiệm. Ví dụ như kỹ năng ứng phó, rất nhiều nơi, nhiều thành phần phải có thái độ kiên quyết hơn, chúng ta phải tiếp tục tập huấn, tuyên truyền. Về việc huy động các lực lượng tham gia, chúng ta có lực lượng quân đội, công an rất quyết liệt, hiệu quả, nhưng các lực lượng xung kích khác cần phải rà soát ngay từ cơ sở. Lực lượng xung kích, xung phong ở cơ sở sẽ mang tính quyết định trong phòng chống, vì thiên tai sẽ diễn ra bất kỳ ở đâu, bất kỳ thời điểm nào, dạng hình nào.
Công tác dự báo rồi đây cũng phải thay đổi, phải phối hợp với các đài quốc tế để đưa ra dự báo sát hơn, tăng cường cơ sở vật chất để có nhiều dự báo chứ không phải dự báo một số loại hình cơ bản.
Chúng ta sẽ kiện toàn một bước nữa về quy chế hoạt động từ Ban chỉ đạo Trung ương đến ban chỉ huy các tỉnh. Phải rà soát lại toàn bộ kể cả kế hoạch, phương án theo phương châm "4 tại chỗ" của từng cấp để bổ sung, tăng cường nguồn lực tập trung cho công tác phòng chống thiên tai.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Danviet
Nước mắt của rừng - nước mắt của chúng ta Trước những hậu quả ghê gớm do thiên tai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của rừng và mô hình phát triển phải tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, thuận thiên là chính. Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, tại hội nghị về các giải...