Biến đổi khí hậu: Hy Lạp hứng chịu tác động nghiêm trọng nhất trong 4 thập kỷ
Ngày 23/10, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cảnh báo nước này đang hứng chịu điều kiện khí hậu tồi tệ nhất trong 4 thập niên.
Trực thăng cứu hỏa dập đám cháy rừng tại Dione, Hy Lạp ngày 12/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Mitsotakis nêu rõ các dữ liệu khoa học cho thấy Hy Lạp đang trải qua một năm khó khăn về khí hậu, thậm chí là trầm trọng nhất trong 40 năm. Cụ thể, số vụ cháy rừng trong năm 2024 đã lên tới 9.101 vụ, tăng so với 7.163 vụ năm 2023, khiến 44.000 ha rừng bị tàn phá. Trong bối cảnh nhiệt độ liên tục cao hơn trung bình, hạn hán kéo dài, gió mạnh, ông cho rằng Hy Lạp đang đối mặt với hậu quả của biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Trong các báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ), các nhà khoa học coi khu vực Địa Trung Hải là điểm nóng về biến đổi khí hậu. Hy Lạp thường xuyên phải hứng chịu những đợt nắng nóng thiêu đốt và cháy rừng tàn khốc vào mỗi mùa Hè.
Tình trạng này ngày càng tồi tệ hơn trong những năm gần đây. Nhiệt độ gia tăng dẫn tới cháy rừng lan rộng trong mùa cao điểm và gây thêm nhiều thiệt hại.
Cháy rừng năm nay bắt đầu sớm hơn bình thường, với vụ đầu tiên xảy ra tại miền Bắc Hy Lạp vào cuối tháng 3. Hy Lạp đã trải qua mùa Hè nóng nhất từ trước đến nay, với các đợt nắng nóng sớm trong tháng 6 và nhiệt độ cao kỷ lục. Theo trang dự báo thời tiết meteo.gr của Hy Lạp, tháng 6 và tháng 7 vừa qua là những tháng nóng nhất kể từ khi các số liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1960, trong khi tháng 8 năm nay là tháng 8 nóng thứ hai kể từ năm 2021.
Năm ngoái, cháy rừng tại Hy Lạp đã cướp đi sinh mạng của 20 người, trong đó vụ cháy rừng tại công viên quốc gia Dadia bị xem là trận cháy rừng có sức tàn phá lớn nhất từng được ghi nhận tại Liên minh châu Âu (EU).
Thành viên EU đầu tiên áp dụng mô hình làm việc 6 ngày/tuần
Đi ngược so với xu hướng giảm giờ làm việc tại châu Âu, Hy Lạp mới đây cho phép nhiều doanh nghiệp áp chế độ làm việc 6 ngày/tuần nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Theo đó, Hy Lạp là quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) áp dụng biện pháp này. Cụ thể, từ ngày 1/7, nhiều lao động trong các ngành công nghiệp, bán lẻ, nông nghiệp và một số lĩnh vực dịch vụ sẽ làm việc 48 giờ/tuần nếu chủ lao động cho rằng điều đó là cần thiết.
Các lao động này có quyền lựa chọn giữa kéo dài thêm 2 giờ/ngày hoặc làm thêm 8 giờ/tuần. Họ sẽ được cộng 40% lương cho ngày làm việc thứ sáu, hoặc tăng thêm 115% nếu làm việc vào chủ nhật và ngày lễ.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Ảnh: Reuters
Theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), sau cuộc khủng hoảng nợ công năm 2009, năng suất lao động danh nghĩa trên mỗi giờ làm việc ở Hy Lạp thấp hơn gần 40% so với mức trung bình trong khối. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis tin tưởng, biện pháp này có thể giúp chính phủ Hy Lạp đối phó với sự sụt giảm năng suất liên tục do dân số ngày càng thu hẹp và thiếu hụt lao động lành nghề.
Tuy vậy, động thái này của Hy Lạp vấp phải một số chỉ trích. Các nghiệp đoàn phân tích, mặc dù luật mới được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, nhưng về lâu dài nó sẽ biến làm việc 6 ngày/tuần trở thành tiêu chuẩn.
Giorgos Katsambekis, giảng viên về chính trị châu Âu và quốc tế tại Đại học Loughborough (Anh), mô tả động thái của Chính phủ Hy Lạp là bước lùi lớn với lực lượng lao động ở quốc gia vốn đang làm việc nhiều giờ nhất trong EU. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), người lao động ở Hy Lạp làm việc nhiều hơn so với 27 quốc gia còn lại của EU, Mỹ và Nhật Bản.
John O'Brennan, giáo sư Luật EU từ Đại học Maynooth (Ireland) cho biết: "Người Hy Lạp đã phải làm việc nhiều giờ nhất mỗi tuần ở châu Âu. Bây giờ, họ có thể phải làm việc thêm một ngày trong tuần. Thật buồn cười khi người ta phản đối chế độ làm việc 4 ngày/tuần ở các nước văn minh".
Eurostat năm 2023 cho biết, số giờ làm việc trung bình trong một tuần ở Hy Lạp là 39,8 giờ, cao nhất khối EU. Với mức lương tối thiểu hàng tháng khoảng 887 USD, Hy Lạp đứng thứ 15 ở EU về mặt này. Trong khi đó, số giờ làm việc trung bình một tuần ở EU nói chung là 36,1 giờ.
CNBC dẫn một báo cáo do tổ chức cố vấn Autonomy công bố hồi đầu năm cho thấy, hầu hết các công ty tham gia vào cuộc thử nghiệm quy mô toàn cầu áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần dự định áp dụng chính sách này vĩnh viễn. Lãnh đạo và quản lý của các công ty này chia sẻ, chính sách đó tác động tích cực tới tổ chức của họ. Thậm chí, một nửa trong số đó còn gọi tác động là rất tích cực
Hy Lạp cải tổ Nội các sau bầu cử Nghị viện châu Âu Ngày 14/6, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã tiến hành cải tổ Nội các, sau khi đảng trung hữu của ông không đạt được kết quả như mong đợi trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) vừa qua. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Ảnh tư liệu: AFPTTXVN Cụ thể, ông Takis Theodorikakos được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ...