Biến đổi khí hậu cũng là cơ hội khởi nghiệp cho sinh viên
Ngày 8/5, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn, cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Bộ Tài Nguyên và Môi trường phối hợp cùng trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức buổi đối thoại với thanh niên về biến đổi khí hậu.
Ông Olivier Sigaux – Phó Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; ông Fabrice Richy, Giám đốc AFD Việt Nam; anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn; ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; ông Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cùng nhiều chuyên gia Pháp, Việt Nam về lĩnh vực chống biến đổi khí hậu (BĐKH) tham dự chương trình này.
Thanh niên sống xanh, bắt đầu từ hành động nhỏ để chống biến đổi khí hậu
Theo ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của BĐKH.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tác động tiêu cực đến sản xuất, tàn phá hạ tầng, đời sống của nhân dân ở nhiều nơi gây thiệt hại nhiều về người và tài sản. Xu hướng bão lũ, hạn hán, nước biển dâng gây sạt lở đất, đá ngày càng có cường độ mạnh hơn ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi, ven biển và đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Cường cho rằng, ứng phó với biến đổi khí hậu không thể chỉ là công việc của riêng Chính phủ mà mọi công dân, đặc biệt là thế hệ thanh niên, phải tiếp tục nâng cao tiếng nói của mình bởi để được sống cuộc sống trong một thế giới sạch hơn, lành mạnh hơn và bền vững hơn.
Ông Cường kêu gọi các bạn trẻ hãy xây dựng một phong cách sống mới là phong cách sống “xanh”, ít phát thải và truyền cảm hứng cho những người xung quanh mình.
AFD va Bọ Tai nguyen & Moi truơng se cung nhau tuyen bô triên khai chuong trinh GEMMES Viẹt Nam, mọt chuong trinh nghien cưu kinh tê vê BĐKH.
“Thế hệ trẻ các bạn đang ngày càng gia tăng cả về lượng và chất. Các bạn hãy sử dụng lợi thế đó để có nhận thức cao hơn về môi trường và xã hội, tận dụng năng lượng và kiến thức của các bạn để dẫn dắt xã hội của chúng ta hướng tới một tương lai bền vững hơn, thích ứng cao với BĐKH và một xã hội ít rác thải.
Các bạn hãy tích cực tham gia vào các hoạt động từ cấp địa phương đến cấp quốc gia và toàn cầu trong việc nâng cao nhận thức, thực hiện các chương trình giáo dục, bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy năng lượng tái tạo, áp dụng các hoạt động phát triển thân thiện môi trường và thực hiện các dự án, cho dù nhỏ về thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính”, Cục trưởng Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường kêu gọi.
Ông Fabrice Richy, Giám đốc AFD Việt Nam thông tin, để ứng phó với việc khí hậu nóng lên cuối thế kỷ này cần khoản đầu tư rất lớn về các công trình xanh.
“Ước tính đầu tư 15 tới dao động trong khoảng 50 nghìn – 80 nghìn tỷ đô la, tương đương với tổng GDP toàn cầu, một số tiền rất khủng khiếp. Vì thế, chúng ta cần tập trung trí tuệ để cùng suy nghĩ trong tương lai sẽ thực hiện những khoản đầu tư đó như thế nào”, ông Richy cho biết.
Ông Fabrice Richy đề cập đến tác động đến sự đa dạng của hệ sinh thái từ biến đổi khí hậu. Ông Fabrice Richy đưa ra cảnh báo: “Thời gian gần đây, rác thải túi nilon trôi nổi tại Vịnh Hạ Long. Gây hại cho Vịnh Hạ Long là một sự thiệt hại lớn cho loài người”.
Ông Fabrice Richy cũng đưa thêm cảnh báo, nếu tiếp tục có tiếp tục đánh bắt hải sản công nghiệp ở vùng nước sâu thì đến 2050 sẽ mất tất cả các loài cá và chỉ còn lại các loài sứa.
Video đang HOT
Hàng ngàn bạn trẻ quan tâm tới biến đổi khí hậu tới tham dự chương trình
Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cũng chia sẻ: “Chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt nếu không làm chậm lại BĐKH. Vì vậy, mỗi bạn hãy cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu từ những việc nhỏ hằng ngày và kêu gọi những người xung quanh cùng thực hiện. Bên cạnh đó có những nghiên cứu phát hiện để tìm ra những mô hình, phương thức, kịch bản làm sao làm giảm tác động tiêu cực của BĐKH”, anh Tuấn nhấn mạnh.
GS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định, để ứng phó thành công với BĐKH, giới trẻ đóng vai trò then chốt. “Phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu. Chúng ta hãy đặt niềm tin vào giới trẻ trong việc thay đổi thế giới theo hướng phát triển bền vững hơn trong tương lai”.
GS Trần Thọ Đạt cho biết thêm, hiện trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tiên phong trong giảng dạy và nghiên cứu biến đổi khí hậu trên giác độ kinh tế cũng như nỗ lực chuyển tải các kết quả nghiên cứu về kinh tế học BĐKH. Nhà trường cũng dự kiến sẽ mở ngành đào tạo cử nhân về Kinh tế và Quản lý BĐKH để đáp ứng nhu cầu tư vấn và hoạch định chính sách trong lĩnh vực này.
Biến đổi khí hậu cũng là cơ hội đối với sinh viên khởi nghiệp
Cũng tại chương trình này, các chuyên gia dành thời gian để giao lưu với sinh viên các trường đại học, cao đẳng tham gia chương trình.
Ông GS.TS Gael Giraud – Kinh tế trường của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đưa ra thống kê: “Nguyên nhân chính của BĐKH là do con người gây ra hiệu ứng nhà kính. 50% dân số thuộc nửa nghèo chỉ gây ra 10% rác thải gây ra hiệu ứng nhà kính, trong khi đó 50% dân số còn lại gây ra 90%. Tất cả các nước trên thế giới đều có những người rất giàu là nguồn gây ô nhiễm chính.
Các chuyên gia chia sẻ thông tin và trao đổi với sinh viên về chống biến đổi khí hậu
Giải pháp đầu tiên để giảm bớt nguồn gây ô nhiễm từ những người giàu là xoá bỏ sự bất bình đẳng xã hội. Nhưng nếu chỉ xoá bỏ sự bất bình đẳng xã hội cũng là không đủ mà chỉ là giảm bớt được phần nào hiệu ứng nhà kính.
Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải thay đổi triệt để mô hình kinh tế để cho người giàu hay người nghèo đều có thể hướng tới sự phát triển cân bằng, như là thay đổi nguồn năng lượng tái tạo, cách thức tiêu dùng vì môi trường bền vững”.
Ông Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Uỷ ban quốc gia về Biến đổi khí hậu Việt Nam (VPCC) cho hay: “BĐKH đang xảy ra. Nó do con người gây ra. Con người hoàn toàn có thể làm chậm quá trình BĐKH nhưng các nước trên thế giới đàm phán 20 năm vẫn chưa đi đến thống nhất về thoả thuận chung chống BĐKH. Việt Nam đứng thứ 28 trên thế giới về tổng lượng rác thải gây hiệu ứng nhà kính.
Các bạn hôm nay là sinh viên, ngày mai các bạn là những nhà phát triển, quản lý kinh tế. Tôi cho rằng biến đổi khí hậu là một cơ hội đối với các bạn, khi mà các bạn nắm được xu hướng phát triển của kinh tế bền vững. Đó là một phương thức start-up mang tính thời đại”.
Phạm Thị Hương Giang (Jang Kiều) – Nhà tư vấn thương hiệu và trách nhiệm xã hội bày tỏ: “Nếu như các bạn không quan tâm tới BĐKH một cách thiết thực, chúng ta sẽ không thoát khỏi thứ hạng cao trên bảng xếp hạng những nước gây ra BĐKH”.
Một bạn trẻ đặt câu hỏi cho các chuyên gia rằng liệu lợi nhuận của doanh nghiệp liệu có mâu thuẫn với giảm thiểu BĐKH?
GS.TS Gael Giraud đáp: “Thực tế, trong Quốc hội Pháp cũng đang diễn ra những chủ đề căng thẳng về chủ đề này. Ở đây chúng tôi muốn cải cách để nêu rõ vai trò của doanh nghiệp về lợi nhuận phục vụ cho lợi ích chung.
Tất nhiên lợi nhuận là cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp có lời. Thế nhưng lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp, điều đó sẽ không được chấp nhận. Kinh doanh cần phải quan tâm tới trách nhiệm xã hội, kinh doanh xanh”.
Bạn Thu Phương – sinh viên ĐH KTQD hỏi: “AFD đã sẽ có những hoạt động gì hỗ trợ cho Việt Nam chống BĐKH?”
Gael: “Cơ quan Phát triển Pháp có rất nhiều dự án hỗ trợ cho VN chống BĐKH. Một trong số đó là dự án ở Lai Châu, Cần Thơ, Đà Nẵng, chỗng xói lở bờ biển ở các tỉnh duyên hải, trong đó có những địa phương như Hội An…”.
Cung trong khuon khô cua sư kiẹn lân nay, AFD va Bọ Tai nguyen & Moi truơng se cung nhau tuyen bô triên khai chuong trinh GEMMES Viẹt Nam, mọt chuong trinh nghien cưu kinh tê vê BĐKH.
Chương trình nghiên cứu ứng dụng GEMMES (Generalized Monetary Macrodynamics for the Ecological Shift) được AFD triển khai vào năm 2015 với mục tiêu là tạo thuận lợi cho những đối thoại chính sách công xoay quanh các vấn đề kinh tế vĩ mô gắn với khí hậu và rộng hơn là với hệ sinh thái.
Chương trình được xây dựng dựa trên hai định hướng: tham gia và đóng góp cho cuộc thảo luận ở tầm quốc tế về khí hậu (GIEC, COP, …), và tăng cường năng lực xây dựng, chỉ đạo và đánh giá các chính sách công về khí hậu của các nước đối tác. Theo đó, đã có những mối quan hệ đối tác được thiết lập trong khuôn khổ chương trình GEMMES với Braxin (về các kịch bản chuyển đổi năng lượng), Bờ Biển Ngà (về tác động ngân sách của những biến động giá nguyên liệu), và Colombia (về vai trò của tài nguyên thiên nhiên).
Tại Châu Á, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên được hưởng chương trình này của AFD. Tại đây, sau những cuộc gặp gỡ trao đổi với các bộ, ban ngành, cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu về lĩnh vực này, Gemmes Việt Nam xác định mục tiêu là sẽ đánh giá những thiệt hại do khí hậu gây ra và các quỹ đạo thích ứng dài hạn.
Các chiến lược thích ứng để đối mặt với những thiệt hại này sẽ bao hàm nhiều phương diện từ kinh tế, đến xã hội, địa lý…
Mai Châm
Theo Dân trí
Vùng nước chết lớn nhất Trái đất, không một sinh vật nào sống nổi
Đại dương đang cạn kiệt oxy một cách trầm trọng, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, sau khi phát hiện vùng nước chết lớn nhất thế giới, không một sinh vật nào sống sót.
Vùng biển Ả Rập trở thành vùng nước chết lớn nhất thế giới.
Theo Express, các nhà hải dương học tại Đại học Đông Anglia ở Anh mới đây đã có phát hiện chấn động, khi đưa robot tìm kiếm đến Vịnh Oman.
Họ phát hiện ra vùng nước chết, nơi không một sinh vật nào sống sót, với kích thước lớn bằng bang Florida của Mỹ. Điều đáng lo ngại là khu vực này vẫn còn tiếp tục được mở rộng.
Vùng nước chết thực chất là nơi có nồng độ khí oxy rất thấp hoặc không có oxy. Chúng thường xuất hiện ở các sông hồ, và ngày nay mở rộng ra cả đại dương.
Tiến sĩ Bastien Queste đến từ UEA nói: "Ở đại dương, vùng nước chết thường xuất hiện ở độ sâu từ 200-800 mét. Đó là thảm họa xảy ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu. Nước ấm lên chứa ít khí oxy hơn và tình trạng ngày càng tồi tệ bởi nạn đổ rác thải ra biển".
"Vùng biển Ả Rập hiện đang là nơi có vùng nước chết lớn nhất thế giới. Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ tác hại của nó đối với hệ sinh thái, cho đến nay".
Ông Queste nói tình hình hiện rất tồi tệ, bởi vùng nước chết vẫn còn tiếp tục mở rộng ra ngoài khu vực Vịnh Oman.
Vùng nước chết là nơi không có hoặc có rất ít khí oxy, khiến không một sinh vật biển nào sống nổi.
"Đây là một thảm họa môi trường thực sự, kéo theo nhiều hệ lụy đến những người sống nhờ vào nguồn thực phẩm và việc làm từ biển".
Vùng chết này cũng tác động đến việc tái tạo khí Nitơ, làm sinh ra khí Nitơ Oxit - một loại khí nhà kính độc gấp 300 lần CO2. "Đại dương giống như đang bị nghẹt thở vậy", ông Queste nói.
Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu vùng nước chết trong 8 tháng, với sự hỗ trợ của robot không người lái, hay còn gọi là Seaglider.
Các nhà nghiên cứu kết luận vùng nước chết ở biển Ả Rập rộng tới 165.000 km2, tương đương diện tích bang Florida, Mỹ và là vùng nước chết lớn nhất thế giới.
Bằng cách mô phỏng trên máy tính, các nhà nghiên cứu dự đoán tình hình có thể tồi tệ hơn vào thế kỷ này đến khi vùng nước lan rộng ra và lượng Oxy còn giảm sút trầm trọng hơn.
Các nhà hải dương học trên thế giới lần đầu phát hiện ra vùng nước chết vào những năm 1970. Nhưng ở thời điểm đó, vùng nước chết lớn nhất cũng chỉ 70.000km2.
"Chúng ta cần phải hành động nhanh chóng để giải quyết nguồn gốc của vấn đề. Bởi tình hình đang ngày càng tồi tệ hơn".
Theo Danviet
TP.HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng bất ngờ tạm dừng thi công Chủ đầu tư Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (còn gọi dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng) bất ngờ tạm dừng thi công dự án do vấn đề liên quan đến việc giải ngân. Thông tin từ Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group)...