Biến ‘đồ bỏ’ thành đồ dùng dạy học địa lý
Từ những rác thải ở trường học, nhóm sinh viên trường Đại học Cần Thơ đã phân loại, chọn lọc những vật liệu phù hợp để thiết kế thành đồ dùng dạy học địa lý phổ thông.
3 thành viên của nhóm nghiên cứu đề tài tận dụng rác thải còn sử dụng được ở trường học làm đồ dùng dạy địa lý đang nghe những nhận xét từ hội đồng khoa học.
Đây là một trong những đề tài được nhiều người quan tâm tại vòng chung kết giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – euréka 2017được tổ chức vào ngày 15-12 tại trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP.HCM.
Tận dụng những vật liệu vẫn còn sử dụng được như vải, bọc nilong, ống hút, nắp chai, giấy, bìa carton, chai nhựa, hộp xốp, dây điện… nhóm đã thiết kế nên một số đồ dùng dạy học địa lý. Đó là quả địa cầu và cấu trúc trái đất, mô hình mô phỏng hoạt động của âu tàu ở kênh đào Panama, bộ đồ dùng năng lượng và tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bản đồ địa hình và khoáng sản Hoa Kỳ…
Những đồ dùng này đã được mang vào sử dụng trong các tiết giảng dạy của sinh viên sư phạm cũng như 2 trường THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ và nhận được những tín hiệu tích cực.
“Thực hiện đề tài này, chúng em chỉ hy vọng sẽ góp phần giải quyết vấn đề rác thải ở các trường học hiện nay nhằm hướng đến mục tiêu tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường vì một không gian học tập trong lành và thân thiện”, em Đỗ Lan Ch, thành viên nhóm nghiên cứui .
Video đang HOT
Trong khi đó, với thông điệp “kết nối và ” từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm sinh viên trường Đại học Tài chính lại xây dựng ứng dụng hỗ trợ tìm nhà trọ (VietRoom) trên thiết bị di động. Ứng dụng VietRoom được xây dựng bao gồm các chức năng như cập nhật thông tin, hình ảnh, vị trí cơ sở thuê trọ với giá thuê biến động theo thời gian. Nó sẽ tính toán khoảng cách và vẽ đường đi ngắn nhất giữa hai điểm trên bản đồ. Đồng thời, ứng dụng quản lý và cấp quyền người dùng, đăng và duyệt tin đăng, báo tin xấu, các tin đăng được yêu thích qua tin nhắn điện thoại, email.
về việc xây dựng ứng dụng này, em Đặng Duy Tuấn, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết ứng dụng sẽ là cầu nối giữa người có nhu cầu thuê trọ và chủ nhà trọ với các chức năng hữu ích và tiện lợi. Điều này sẽ giúp người dùng tìm kiếm và đăng ký thuê trọ dễ dàng, an toàn, tiết kiệm tối đa chi phí tìm kiếm khi có nhu cầu đổi chỗ ở hoặc học tập, đặc biệt đối với sinh viên và người có thu nhập thấp.
Các đề tài nghiên cứu khoa học tại vòng chung kết đều có tính ứng dụng thực tế cao trong cuộc sống. Trong ảnh, các bạn sinh viên đang trao đổi về một đề tài nghiên cứu tài về lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Vòng chung kết năm nay với sự tham gia tranh tài của 295 tác giả, là sinh viên của 64 trường với 123 công trình nghiên cứu khoa họcở 12 lĩnh vực: Công nghệ Hóa dược, công nghệ sinh – y sinh, công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm, giáo dục, hành chính – pháp lý, kinh tế, kỹ thuật – công nghệ, Nông lâm ngư nghiệp, quy hoạch – kiến trúc – xây dựng, pháp lý, tài nguyên môi trường, xã hội nhân văn. Đây là những đề tài xuất sắc vượt qua 777 đề tài nghiên cứu khoa học vòng bán kết.
Điểm chung các đề tài đều nghiên cứu các vấn dề thời sự nổi bật trong nước; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; nghiên cứu xây dựng đô thị thông minh; xây dựng giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp chất lượng cao; thiết kế, chế tạo các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày. Lễ tổng kết và trao giải sẽ diễn ra vào sáng ngày 17-12 tại Hội trường Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM.
Theo PLO
Trường không có nhà vệ sinh, hàng nghìn nữ sinh Ấn Độ nhịn uống nước
Khoảng 3.000 học sinh, đặc biệt là các bé gái, đang theo học tại khoảng 500 ngôi trường ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, phải nhịn uống nước vì không có nhà vệ sinh.
Hàng nghìn nữ sinh Ấn Độ phải nhịn ăn, uống ở trường vì không có nơi giải quyết nhu cầu cá nhân. Ảnh: Reuters.
Khusboo, 11 tuổi, hiện học lớp 6 tại trường Tiểu học Jagdishpura Upper (Ấn Độ). Mỗi ngày, sau khi tiếng chuông báo giờ học kết thúc vang lên, em nhanh chóng trở về nhà.
Giống với Khusboo, Neetu, 13 tuổi, học lớp 7 tại trường THCS dành cho nữ sinh Jagdishpura, luôn đi bộ nhanh nhất có thể để về nhà.Theo The Times of India City, trong suốt thời gian ở trường, những cô bé này không dám uống nước bởi không có nhà vệ sinh.
Hai em cũng không phải trường hợp cá biệt. Khoảng 3.000 học sinh, đặc biệt là các bé gái, đang theo học tại khoảng 500 ngôi trường trong vùng đang gặp phải những tình huống khó chịu hàng ngày bởi thiếu nhà vệ sinh.
"Trước đây, các cô gái của trường chúng tôi thường ra cánh đồng gần đó để giải quyết. Tuy nhiên, vài vụ quấy rối đã xảy ra và chúng tôi yêu cầu các em không ra ngoài trong giờ học", Kirti Dubey, hiệu trưởng trường THCS dành cho nữ sinh Jagdishpura, nói.
Đối với nhiều thiếu nữ, việc không có chỗ giải quyết nhu cầu cá nhân khiến họ phải nhịn ăn trong suốt thời gian học ở trường. Đối với một số người, đó cũng là lý do khiến họ nghỉ học.
"Gần như ngày nào cháu cũng đau bụng. 8h30 sáng mỗi ngày, cháu đến lớp và về nhà lúc 15h30. Suốt khoảng thời gian đó, cháu không uống nước hay ăn bất cứ thứ gì. Do đó, cháu thường xuyên cảm thấy chóng mặt và phải về nhà sớm", Khusboo nói.
Thực tế, luật về quyền giáo dục đã có hiệu lực gần 7 năm nay ở Ấn Độ, song những cải tiến về vệ sinh tại các trường học thay đổi rất ít. Gần đây, chính quyền bang Uttar Pradesh tuyên bố quyết định chuyển 5.000 trường tiểu học của bang này thành trường song ngữ. Tuy nhiên, các giáo viên cho rằng điều đầu tiên nên làm là cải thiện cơ sở hạ tầng nếu muốn trẻ em đi học.
"Chính phủ phải nâng cấp cơ sở vật chất cơ bản cho các bé gái. Tất cả nhân viên nữ và bé gái ở trường của chúng tôi nhịn uống nước cả ngày vì không muốn mắc vệ sinh", Nidhi Shrivastva, giáo viên cao cấp của trường Tiểu học dành cho nữ sinh Idgah, nói.
Trong khi đó, Pankaj Kulshreshtra, hiệu trưởng trường Tiểu học Nagla Padi, cho hay: "Chúng tôi chỉ có một nhà vệ sinh dành cho nam giới ở trường. Chúng tôi đã thông báo tình trạng này tới các cán bộ cấp cao của ngành giáo dục nhiều lần song không có kết quả. Vì vấn đề này, nữ sinh không được nhận vào học tại trường của chúng tôi".
Theo cán bộ của sở giáo dục, khu vực này có khoảng 2.900 trường học cơ bản, hơn 250.000 học sinh đăng ký.
Brajesh Dixit, thư ký của Hiệp hội Giáo viên Tiểu học bang Uttar Prades, cho biết: "Khoảng 500 trường học ở đây không có nhà vệ sinh. Khoảng 800 trường trong số này thậm chí không có thiết bị nước uống. Dù chính phủ sẵn sàng cấp quỹ để xây nhà vệ sinh trong trường học, các quan chức của sở giáo dục tại đây dường như không muốn sửa chữa hay xây dựng chúng".
Theo Zing
Hóa giải căng thẳng ở trường học nhờ công tác xã hội Ngăn ngừa bạo lực học đường, tình trạng bỏ học, giáo dục kỹ năng sống... là nhiệm vụ chính của công tác xã hội trong trường học. TS Nguyễn Thị Hà Lan thông tin về những vấn đề nổi cộm trong trường học ở Việt Nam hiện nay. Ảnh: Dương Tâm Tại hội thảo quốc tế "Giải pháp phát triển công tác xã...