Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận
Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm: giãn thận, ứ nước, viêm thận, viêm đường tiết niệu, suy thận, teo thận.
BS Nguyễn Phước thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân sau ca mổ sỏi niệu quản, sỏi thận hai bên. Ảnh: Gia Nhi
* Suýt hỏng thận
Mới đây anh Đ.V.L (TP.Long Khánh) nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh trong tình trạng đau dữ dội vùng hông lưng trái, tiểu khó, thể trạng suy nhược. Ngay khi tiếp nhận, bệnh nhân được thăm khám, chụp CT-Scan và làm các xét nghiệm cần thiết.
Qua kết quả chụp CT-Scan, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có sỏi niệu quản hai bên, sỏi thận hai bên, hai thận đều giãn lớn, ứ nước độ 3, chức năng hai thận chỉ còn khoảng 3% so với người bình thường. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản phải.
BS Nguyễn Phước, Phó trưởng khoa Ngoại thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, trường hợp bệnh nhân L. nếu không xử trí kịp thời thì khả năng cao bệnh nhân sẽ hỏng hoàn toàn 2 thận, có thể phải chạy thận cả đời hoặc nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng. Rất may, nhờ được phẫu thuật và điều trị kịp thời, sau hơn 2 tuần, chức năng thận của bệnh nhân L. đã hồi phục được 70% và khả năng sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng 1 tháng tới. Hiện bệnh nhân đã được xuất viện về nhà.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành sỏi đường tiết niệu như: dị dạng đường tiểu; nhiễm trùng tiểu; ít uống nước; chế độ ăn uống không khoa học, khẩu phần ăn có quá nhiều oxalate, calci; yếu tố di truyền…
Video đang HOT
Theo BS Phước, sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu; viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; viêm quanh thận xơ hóa; suy thận; teo thận.
Dấu hiệu nhận biết sỏi thận là những cơn đau âm ỉ vùng hố thắt lưng hoặc hai bên hông, đôi khi có thể có những cơn đau nhói, quặn thắt, bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, buồn nôn, sốt, mệt mỏi toàn thân.
“Khi có những dấu hiệu trên người dân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám bệnh, tránh tình trạng để lâu sẽ gây nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng” – BS Phước nói.
* Phòng ngừa sỏi thận
Để phòng bệnh sỏi thận và tránh bệnh tái phát, BS Phước khuyến cáo, cần uống đủ nước hằng ngày (trên 2 lít/ngày), tăng cường vận động, tập thể dục để tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng, không có cơ hội tạo sỏi; nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi; nên ăn nhiều rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
Cần hạn chế những đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá; hạn chế thực phẩm giàu protein (dưới 200g protein/ngày), thực phẩm giàu oxalate (như củ dền, đậu bắp, rau chân vịt, các loại hạt, trà, chocolate, hạt tiêu đen và các sản phẩm từ đậu nành); xây dựng chế độ ăn ít muối và tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm…
Đặc biệt, người dân chú ý đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần, 6 tháng/lần và nên khám cả chuyên khoa thận – tiết niệu để phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh sỏi thận, tránh các biến chứng của bệnh.
Theo BS Phước, hiện nay việc điều trị sỏi thận tùy thuộc vào vị trí, kích thước, hình dáng và có biến chứng chưa mà có phương pháp điều trị khác nhau. Nếu sỏi nhỏ hơn 7mm, bệnh nhân có thể tự tiểu ra sỏi, còn nếu khi bệnh có biến chứng nhiễm trùng thì phải điều trị kháng sinh nhiễm trùng niệu. Đối với các sỏi lớn, hoặc có biến chứng thì phải phẫu thuật lấy sỏi (tán sỏi nội soi, lấy sỏi qua da, mổ hở, tán sỏi ngoài cơ thể).
Thấy con có biểu hiện vặn vẹo người lúc học bài, mẹ lên tiếng trách mắng nhưng sau khi con vào nhà vệ sinh mẹ mới hốt hoảng đưa đến viện khám
Bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp bé trai (12 tuổi) có thói quen hằng ngày là uống nước ngọt có ga thay nước lọc.
Ảnh minh họa
Trong một lần kèm con làm bài tập, người mẹ phát hiện bé trai thường xuyên có biểu hiện vặn người, nghĩ rằng con không chuyên tâm làm bài nên người mẹ đã lên giọng trách mắng. Không ngờ, bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường chia sẻ: "Kết quả xét nghiệm cho thấy thận và niệu quản của bệnh nhi có sỏi kích thước 1cm, bệnh nhi đã được chuyển sang khoa tiết niệu để phẫu thuật gắp sỏi ra khỏi cơ thể".
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cảnh báo, nếu bạn bị đau lưng thì nên đặc biệt lưu ý, khi cơn đau lan tỏa xuống dưới thì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh sỏi thận, kết hợp với tình trạng tiểu ra máu thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm và điều trị. Thông thường, cơ quan đau đớn không phải thận mà là niệu quản, bởi niệu quản rất nhỏ và hẹp, nếu sỏi làm trầy xước niêm mạc niệu quản sẽ gây ra tình trạng co thắt và đau đớn cho người bệnh.
Nhận biết những dấu hiệu sỏi thận ở trẻ em
Triệu chứng sỏi thận ở trẻ em tương tự như người trưởng thành. Ban đầu, biểu hiện có thể là cơn đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Đối với trẻ nhỏ, bé thường dễ bị kích thích, quấy khóc và thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần tiểu tiện. Ở giai đoạn sỏi gây nhiễm trùng, phụ huynh nên cảnh giác trước các dấu hiệu sau của bệnh lý:
Phù nề: Có thể nhận thấy mắt trẻ hơi sưng sau khi ngủ dậy, tình trạng sưng nề có thể kéo dài, triệu chứng sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng. Nhiều trẻ có thể bị sưng phù toàn thân do hệ thống bài tiết không hoạt động ổn định.
Tiểu ít, khó tiểu : Đây là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không loại thải được độc tốc và gây sưng phù. Trẻ khó bài tiết, tiểu dắt, đau bụng dưới, số lượng nước tiểu giảm đi tỷ lệ thuận với mức độ sưng phù.
Nước tiểu đỏ: Trẻ có thể có nước tiểu màu đỏ hay màu xá xị, đây là dấu hiệu cho thấy thận hoặc đường tiết niệu của trẻ bị nhiễm trùng và cần điều trị nhanh chóng.
Nhức đầu: Tình trạng nhức đầu có thể kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Trẻ có thể bị nhức đầu do trẻ bị tăng huyết áp.
Tiểu đau, tiểu đục: Trẻ có thể bị đau khi đi tiểu và nước tiểu đục. Điều này khiến trẻ sợ đi tiểu và phát sinh tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết.
Mệt mỏi: Khi bị sỏi thận, trẻ sẽ bớt hiếu động, da xanh xao và có biểu hiện mệt mỏi.
Những biểu hiện trên chỉ xuất hiện khi tình trạng sỏi thận đã gây tổn thương, viêm nhiễm. Bệnh không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn đầu. Ngoài ra triệu chứng sỏi thận cũng dễ bị nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Phụ huynh nên chú ý phân biệt và đưa trẻ đi thăm khám sớm.
3 việc làm đơn giản mỗi ngày giúp thận của bạn luôn khỏe mạnh Thận là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, bởi vậy bảo vệ thận chính là bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Hãy làm ngay những việc đơn giản dưới đây để thận của bạn khỏe mạnh mỗi ngày nhé. 1. Ăn nhiều thực phẩm màu đen Theo y học Trung Quốc, các thực phẩm màu đen rất tốt...