Biến chứng áp xe phổi ở bệnh nhân sốt xuất huyết

Theo dõi VGT trên

Bệnh nhân nữ, 53 tuổi ở tại Đan Phượng, Hà Nội nhập cơ sở y tế gần nhà do sốt cao, đau đầu và đau mỏi người.

Bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là sốt xuất huyết.

Biến chứng áp xe phổi của bệnh nhân sốt xuất huyết

Sau 7 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện mà sốt cao hơn, có lúc lên đến 39 độ, kèm theo đó là tiểu cầu giảm và đau bụng rất nhiều ở vùng thượng vị.

Biến chứng áp xe phổi ở bệnh nhân sốt xuất huyết - Hình 1

Biến chứng viêm phổi ở bệnh nhân sốt xuất huyết rất nặng nề.

Ngày 29/5/2024, bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám và điều trị. Khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán là sốt xuất huyết ngày thứ 7, có tình trạng bội nhiễm.

Chụp cắt lớp phổi cho thấy các đám đông đặc rải rác, có nhiều ổ áp xe ở trong phổi… Kết quả cấy máu ra vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Meticillin (tụ cầu kháng thuốc). Sau thời gian điều trị tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã dần ổn định sức khỏe, không cần thở ôxy và giảm sốt.

Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu, trong quá trình mắc sốt xuất huyết, cơ thể bệnh nhân suy giảm sức đề kháng, ví dụ như bạch cầu giảm xuống thấp dễ dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt là nhiễm trùng máu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cần chú ý đến các biến chứng tiềm ẩn sau ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6 của bệnh. Các biến chứng như thoát huyết tương, giảm tiểu cầu, hoặc xuất huyết đe dọa tính mạng có thể xẩy ra. Vì vậy, bệnh nhân cần được khám và đánh giá, chẩn đoán sốt xuất huyết trong những ngày đầu, đặc biệt là theo dõi ngày thứ 4 và thứ 6.

Ths.Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đặc biệt lưu ý các bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue thể nặng, các bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện sốt trên 5 ngày có nguy cơ cao hơn bị đồng nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu, nhiều chủng trong số này là tụ cầu kháng thuốc (kháng kháng sinh Meticillin) gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.

Ngoài ra, các bệnh nhân tuổi cao, nhiều bệnh nền nếu bị mắc sốt xuất huyết Dengue cần được chẩn đoán sớm để có có kế hoạch theo dõi nguy cơ đồng nhiễm vi khuẩn, từ đó can thiệp điều trị kịp thời.

Người dân nếu có sốt cấp tính trong mùa dịch sốt xuất huyết Dengue nên đi khám và quản lý tại cơ sở y tế, không nên tự truyền dịch tại nhà, không đảm bảo điều kiện vệ sinh, làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.

Nhấn mạnh về sự nguy hiểm của sốt xuất huyết, bác sĩ Bắc cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 3,9 tỷ người ở 129 quốc gia có nguy cơ bị nhiễm sốt xuất huyết Dengue, chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Ước tính thế giới có 390 triệu ca sốt xuất huyết Dengue xảy ra hàng năm, 96 triệu ca trong số đó có biểu hiện lâm sàng.

Các trường hợp nặng xảy ra ở khoảng 500.000 người mỗi năm, với tỷ lệ tử vong là 10% ở những bệnh nhân nhập viện. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong này có thể giảm xuống dưới 1% nếu được phát hiện chẩn đoán và điều trị sớm dựa trên các dấu hiệu cảnh báo.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2023 cả nước ghi nhận hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người trong đó đã tử vong. So với năm 2022, số mắc giảm khoảng 54%, số tử vong giảm 72% (giảm 108 trường hợp).

Đồng nhiễm vi khuẩn là một biến chứng tương đối hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong các trường hợp nhiễm sốt xuất huyết Dengue. Có tới 44% số ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết Dengue có đồng nhiễm vi khuẩn.

Video đang HOT

Tránh sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội, theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư. Do đó, đây là bệnh phải tập trung phòng, chống số một.

Để phòng chống dịch, bà Vũ Thu Hà, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh, công tác vệ sinh môi trường luôn là số 1. Cụ thể, trong tháng 4 này, mỗi địa phương đều phải triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh.

Trước nguy cơ diễn biến khó lường của các dịch bệnh nói chung, sốt xuất huyết nói riêng trước tác động của thời tiết, môi trường, CDC Hà Nội khuyến cáo người dân không được chủ quan.

Để phòng ngừa bệnh, biện pháp phòng bệnh hiệu quả vẫn là việc tích cực vệ sinh môi trường, loại bỏ hoàn toàn các dụng cụ chứa nước, môi trường thuận lợi để cho muỗi đẻ trứng.

Nếu người bệnh mắc sốt xuất huyết có các dấu hiệu cảnh báo như: Sốt cao, đau bụng vùng gan, nôn hoặc chảy máu chân răng, rong kinh hoặc có biểu hiện chân tay lạnh, tụt huyết áp… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà, chủ quan dẫn đến nguy cơ bệnh nặng, tử vong.

Về sốt xuất huyết, các bác sĩ khuyến cáo một số sai lầm khiến sốt xuất huyết trở nặng, như chủ quan không đi khám bệnh, tự ý dùng kháng sinh điều trị, nghĩ hết sốt là khỏi bệnh.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chủ yếu chữa triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân cần nhập viện khi có một trong các dấu hiệu như xuất huyết niêm mạc, chảy máu răng, mũi, tiêu hóa; đau bụng vùng gan; nôn nhiều; xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh và máu cô đặc; nước tiểu ít.

Với sốt xuất huyết, có những sai lầm khi điều trị khiến bệnh trở nặng mà người dân cần hết sức tránh. Theo đó, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự điều trị.

Mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng vẫn cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi sát sao.

Mức độ nặng, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Hầu hết người bệnh đều lầm tưởng hết sốt là khỏi bệnh vì hạ sốt nên cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế sau giai đoạn sốt cao mới chính là giai đoạn nguy hiểm nhất.

Lúc này, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi sát sao và nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều bởi sau 2-7 ngày, lúc này tiểu cầu có thể giảm nặng và thoát huyết tương, người bệnh có thể gặp các triệu chứng xuất huyết dưới da, chảy máu cam,…

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue, thậm chí tử vong.

Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục, vì vậy muốn hạ sốt nhanh nên uống thuốc hạ sốt không tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn.

Thậm chí, có rất nhiều trường hợp dùng sai thuốc hạ sốt như sử dụng aspirin và ibuprofen thay thế cho paracetamol dẫn đến tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều người cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh…

Tuy nhiên, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày như bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ trong vườn nhà, xóm ngõ hoặc sân thượng, công trình xây dựng… Vì vậy, cần loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Để không bị muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng phun thuốc diệt muỗi vào giờ nào cũng được. Tuy nhiên, việc diệt muỗi đầu tiên là vệ sinh nhà cửa, lật úp hết nơi muỗi trú ẩn, để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành.

ể diệt muỗi này có hiệu quả nên phun thuốc vào buổi sáng. Vì loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng và thời gian trước lúc mặt trời lặn. Điều cần lưu ý, các loại thuốc phun diệt côn trùng có thời gian hiệu lực tốt trong 6 tháng kể từ khi phun.

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh.

Vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng.

Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch. Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol.

Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất. Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.

Nhiều bố mẹ có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Khi thấy bé có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lễ để lấy bớt máu độc sẽ nhanh khỏi.

Việc này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

2 người mắc sốt xuất huyết tử vong vì sai lầm nhiều người mắc phải khi hết sốt

Nếu bệnh nhân không phát hiện được để diễn tiến sang sốc thì diễn biến vô cùng xấu, tỷ lệ cứu sống không được cao.

Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện Bệnh viện đang tiếp nhận 80 ca mắc sốt xuất huyết trong tình trạng rất nặng.

Các bác sĩ vừa điều trị sốt xuất huyết vừa điều trị các bệnh khác, dành tỷ trọng giường lớn hơn cho sốt xuất huyết.

Mỗi ngày tiếp nhận 70-80 ca, trên 30 ca có dấu hiệu cảnh báo - đe dọa diễn tiến nặng trong vài tiếng. Hiện có 80 bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng.

2 người mắc sốt xuất huyết tử vong vì sai lầm nhiều người mắc phải khi hết sốt - Hình 1

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện.

Từ đầu năm đến nay, bệnh viện cũng đã có ca tử vong. Bệnh viện cố gắng kiểm soát ca bệnh nặng, ca có dấu hiệu cảnh báo để hạn chế tử vong. Sau dịch COVID-19, Bệnh viện đã quen với việc tăng cường mở rộng giường bệnh để đáp ứng nhu cầu bùng phát đột ngột nên trong trường hợp có nhiều bệnh nhân hơn nữa chúng tôi vẫn có thể đáp ứng được.

Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết luôn kín giường. Khoảng 6% số bệnh nhân có nguy cơ diễn biến nặng, còn 94% trung bình, nhẹ tự khỏi.

Trong 6% nếu phát hiện sớm, kịp thời, xử lý đúng, sẽ không diễn biến nặng. Ngược lại, nếu không kịp thời điều trị, diễn biến nặng sẽ dẫn đến tử vong.

Trong năm nay ghi nhận trường hợp tử vong đáng tiếc, trong đó có trường hợp là một sinh viên, 3-4 ngày sốt cao có bạn ở nhà chăm, sau đó lui sốt, người chăm đi học thì bệnh nhân ở nhà xuất hiện sốc, lúc phát hiện đưa đi viện thì đã quá muộn.

Có trường hợp tương tự người lớn tuổi, lúc sốt cao pha 1 thì con cái ở nhà chăm sóc, sang pha 2 đỡ sốt con cái đi làm, để cụ ông ở nhà một mình, đến cuối buổi quay về thì cụ ông đã diến tiến nặng.

Điều lo ngại nhất ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là tình trạng sốc, thường xảy ra ở pha 2, khó theo dõi. Nếu bệnh nhân được can thiệp tốt ngay từ khi có dấu hiệu cảnh báo, chưa sốc thì phục hồi nhanh. Nếu không phát hiện được để diễn tiến sang sốc thì diễn biến vô cùng xấu, tỷ lệ cứu sống không được cao.

Sốt xuất huyết chia thành các giai đoạn (các pha) khác nhau, cụ thể:

Pha 1: Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, khó chịu kéo dài khoảng 3 ngày. Pha này khiến bệnh nhân rất khó chịu do sốt cao, đau đầu, nôn, nhưng ít gây biến chứng nặng, chỉ hạ sốt, uống oresol.

Pha 2: Từ cuối ngày thứ 3 - hết ngày thứ 7.

Bệnh nhân có 2 tình trạng, ở nhóm bệnh nhân diễn biến tốt (94% số người) sẽ dần khỏi. 6% bệnh nhân còn lại, nguy cơ diễn biến nặng, máu trong lòng mạch cô đặc. Nếu nặng có thể dẫn đến tụt huyết áp, sốc, vì thoát dịch khỏi thành mạch.

Các dấu hiệu nhận biết:

Bệnh nhân mệt. Đặc biệt trẻ em, người già có thể lờ đờ, li bì, chậm chạp. Trẻ mấy ngày trước khóc nhiều, nay lả đi.

Một số bệnh nhân đau tức vùng gan.

Một số bệnh nhân đau khắp bụng.

Một số bệnh nhân nôn, buồn nôn (nôn 3 lần/8 tiếng được tính là nôn nhiều)

Chảy máu chân răng, xuất huyết...

Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh có nguy cơ diễn biến nặng, xét nghiệm thấy giảm tiểu cầu, cô đặc máu, men gan tăng...

Khi có một trong các dấu hiệu này, phải đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Xử lý kịp thời, thường sau 2-3 ngày bệnh nhân có thể ra viện. Nếu giai đoạn này bỏ lỡ 4-6 tiếng, bệnh nhân có thể rơi vào tụt huyết áp, sốc, chảy máu không kiểm soát, suy đa tạng...

Khi phát hiện dấu hiệu cảnh báo phải đến cơ sở y tế ngay. Vì khoảng thời gian điều trị để bệnh nhân hồi phục không có nhiều, chỉ vài tiếng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện ung thư từ vết máu trên áoPhát hiện ung thư từ vết máu trên áo
05:44:29 08/02/2025
Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
08:15:54 07/02/2025
Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáoCúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo
15:05:00 06/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắmSau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm
05:51:38 07/02/2025
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốcMệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc
09:28:24 07/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025

Tin đang nóng

Đi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đờiĐi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đời
05:52:40 08/02/2025
Bị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàngBị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàng
05:46:17 08/02/2025
3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"
06:53:43 08/02/2025
Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?
07:41:39 08/02/2025
Con dâu nổi tiếng keo kiệt bỗng tặng bố chồng cả căn nhà khang trang, mở cửa vào mà chúng tôi sửng sốt với tấm ảnh trên tườngCon dâu nổi tiếng keo kiệt bỗng tặng bố chồng cả căn nhà khang trang, mở cửa vào mà chúng tôi sửng sốt với tấm ảnh trên tường
05:55:54 08/02/2025
Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"
06:08:42 08/02/2025
Nữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trangNữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trang
06:23:41 08/02/2025
Phụ nữ trung niên đeo trang sức: Nhớ "3 NÊN đeo 3 KHÔNG nên đeo" để trông thanh lịch và đẳng cấpPhụ nữ trung niên đeo trang sức: Nhớ "3 NÊN đeo 3 KHÔNG nên đeo" để trông thanh lịch và đẳng cấp
06:43:07 08/02/2025

Tin mới nhất

Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

07:25:59 08/02/2025
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat... Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric tăng quá cao.
Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp

Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp

06:20:25 08/02/2025
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã kịp thời phẫu thuật cứu sống một trẻ sơ sinh bị bệnh đặc biệt nguy kịch.
Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

06:14:51 08/02/2025
Việc chăm sóc trẻ mắc cúm A cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng.
Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

06:12:53 08/02/2025
Theo bác sĩ Thúy, cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.
Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

06:11:04 08/02/2025
Ngoài trường hợp này, Trung tâm hiện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Bé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc nam

Bé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc nam

06:02:36 08/02/2025
Tuy nhiên, hậu quả để lại từ việc tự ý điều trị bằng thuốc nam là rất nghiêm trọng. Cháu bé phải chịu những di chứng nặng nề, đồng thời quá trình hồi phục của trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, gian nan và tốn kém về thời gian cũng như chi phí.
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

05:50:15 08/02/2025
Người cao tuổi và những người có bệnh nền như tim mạch, huyết áp cần tránh ra ngoài khi trời quá lạnh. Trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ và được đưa đi khám ngay khi có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, không nên tự ý dùng thuốc.
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

08:58:24 07/02/2025
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu...

Có thể bạn quan tâm

Ngoại trưởng Mỹ không dự hội nghị thượng đỉnh G20

Ngoại trưởng Mỹ không dự hội nghị thượng đỉnh G20

Thế giới

08:21:22 08/02/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sẽ không tham dự cuộc họp G20 sắp tới ở Nam Phi, vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa cắt viện trợ cho quốc gia này.
Một tựa game kiếm được 500 triệu USD chỉ trong 3 tháng, suýt phá kỷ lục của Pokémon Go

Một tựa game kiếm được 500 triệu USD chỉ trong 3 tháng, suýt phá kỷ lục của Pokémon Go

Mọt game

08:21:05 08/02/2025
Chắc chắn, để một tựa game kiếm được 500 triệu USD là không hề đơn giản, chưa nói tới việc kiếm được với tốc độ thần tốc, chỉ trong vỏn vẹn vài ngày. Thế mà cách đây 9 năm, Pokémon Go đã làm được điều đó chỉ trong 75 ngày
Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu

Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu

Sao việt

08:10:10 08/02/2025
NSND Hồng Vân được khen ngày càng trẻ đẹp sau khi giảm cân, Đàm Thu Trang - bà xã Cường Đô La tiết lộ vướng tin đồn mang bầu lần 3 do lên cân sau Tết.
Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Du lịch

08:10:07 08/02/2025
Booking.com chính thức công bố 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13, tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) tự hào góp mặt trong danh sách này.
Vận trình rực rỡ: 5 chòm sao gặp nhiều may mắn nhất ngày 9/2

Vận trình rực rỡ: 5 chòm sao gặp nhiều may mắn nhất ngày 9/2

Trắc nghiệm

08:05:23 08/02/2025
Ngày 9/2 là thời điểm vàng cho 5 chòm sao này đón nhận may mắn ngập tràn.Thần Tài mở kho đúng ngày 10 Âm lịch, 4 con giáp nhận chìa khóa tài lộc, làm gì cũng suôn sẻ Tử vi
Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ

Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ

Phim việt

08:00:06 08/02/2025
Thương là người chị, người bạn luôn đồng cảm và thấu hiểu và giúp đỡ Hồi mỗi khi cô gặp khó khăn. Nhưng người chị ấy đã đột ngột hy sinh khiến Hồi buồn mãi không nguôi.
Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"

Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"

Nhạc việt

07:56:50 08/02/2025
Xem xong MV Dù Cho Tận Thế, người hâm mộ vô tình phát hiện mối quan hệ dây mơ rễ má giữa dàn diễn viên đóng MV.
Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút

Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút

Nhạc quốc tế

07:52:03 08/02/2025
Đấu trường âm nhạc xứ Hàn tháng 2 đang nóng lên từng ngày trước màn đổ bộ của không ít ngôi sao đình đám. 1 trong những cái tên được mong đợi nhất gọi tên Suzy tái xuất vào ngày 17/2.
Style bộ nào cũng đẹp của mẹ bầu Mai Ngọc

Style bộ nào cũng đẹp của mẹ bầu Mai Ngọc

Phong cách sao

07:50:04 08/02/2025
Phong cách thời trang cô xây dựng không chỉ toát lên nét nữ tính, dịu dàng mà còn ghi điểm thanh lịch mọi lúc mọi nơi.
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên

Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên

Sao châu á

07:47:04 08/02/2025
Doanh nhân Uông Tiểu Phi được xem là người khiến Từ Hy Viên phải trải qua những chuỗi ngày đau khổ, bi kịch cho đến lúc mất.
4 kiểu áo nên diện dịp đầu Xuân để trông trẻ trung, tươi tắn hơn

4 kiểu áo nên diện dịp đầu Xuân để trông trẻ trung, tươi tắn hơn

Thời trang

07:18:11 08/02/2025
Mùa xuân là thời điểm tuyệt vời để làm mới tủ đồ và thể hiện phong cách thời trang tươi tắn, trẻ trung. Để có một diện mạo mới mẻ và năng động, bạn có thể lựa chọn những kiểu áo phù hợp với không khí đầu năm.