BIDV tặng máy tính và trồng cây xanh ở Thanh Hóa
BIDV đã tặng phòng máy vi tính cho Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc (H. Quảng Xương) và trồng 1000 cây sao đen ở xã Hải An ( TX. Nghi Sơn, Thanh Hóa).
Với chương trình” Trao máy tính, Gửi tương lai”, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trao tặng trường THCS Nguyễn Bá Ngọc một phòng học máy tính trị giá 240 triệu đồng.
Ông Trần Long – Phó Tổng giám đốc BIDV tại buổi lễ phát động trồng cây xanh
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên BIDV cũng trao tặng nhà trường “Tủ sách trí tuệ” với hàng trăm đầu sách bổ ích dành cho giáo viên và các em học sinh của nhà trường.
Tại buổi lễ, Phó Tổng giám đốc BIDV Trần Long đã chia sẻ: Các chương trình “Trao máy tính, gửi tương lai”, “Tủ sách trí tuệ” được BIDV tổ chức nhằm hỗ trợ đào tạo, thực hành các kỹ năng tin học, công nghệ thông tin, nâng cao văn hóa đọc và góp phần vào công cuộc phát triển xã hội số của đất nước.
Video đang HOT
Ông Trần Long – Phó Tổng giám đốc BIDV tham gia trồng cây tại buổi lễ
Cũng trong dip này, BIDV đã phối hợp với thị xã Nghi Sơn tổ chức trồng cây chắn sóng, cây xanh tại xã Hải An. Hoạt động này nằm trong chương trình trồng “Một triệu cây xanh” do BIDV phát động, hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025″ của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tiếp tục thực hiện cam kết trồng cây xanh từ kết quả đóng góp của vận động viên tham gia Giải chạy “BIDVRUN – Cho cuộc sống Xanh”.
Ông Trần Long – Phó Tổng Giám đốc BIDV tại buổi lễ trao tặng máy tính
Với 1000 cây sao đen phòng hộ ven biển được trồng mới, BIDV mong muốn góp phần vào công cuộc tạo “lá chắn xanh” nhằm hạn chế tác động của thiên tai, thiệt hại tới đời sống nhân dân ven biển miền Trung.
Phòng máy vi tính tại Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc do BIDV trao tặng
Bên cạnh việc thực thi các nhiệm vụ tài chính tiền tệ phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của đất nước, BIDV luôn tích cực dành nguồn kinh phí từ hoạt động của ngân hàng, cũng như vận động người lao động tham gia đóng góp để thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
Tổng kinh phí BIDV triển khai thực hiện các chương trình an sinh xã hội 5 năm qua là gần 1500 tỷ đồng.
BIDV có nhiều cách làm sáng tạo trong việc lan tỏa tinh thần sẻ chia vì cộng đồng tới khách hàng, công chúng. Thông qua các chương trình như: “Tết ấm cho người nghèo”, “Mỗi giao dịch – Một tấm lòng”…; BIDV đã vận động khách hàng, công chúng tham gia đóng góp cho cộng đồng.
BIDV cũng triển khai thành công giải chạy BIDV Run qua các mùa giải từ 2019 đến 2022. Chương trình đã lan tỏa rộng khắp, thu hút tổng cộng hơn 150.000 lượt vận động viên tham gia, góp phần hình thành phong trào thể thao rèn luyện sức khỏe đối với cán bộ BIDV, khách hàng và cộng đồng.
Công an đề nghị dừng giao dịch bất động sản của ông Trịnh Văn Quyết
Cơ quan công đề nghị chủ tịch các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng cung cấp thông tin, tài liệu về bất động sản, cổ phần/góp vốn, cổ phiếu của ông Quyết và 2 em gái.
Chiều 14/4, nguồn tin của Zing cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị cung cấp thông tin để điều tra vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan ông Trịnh Văn Quyết và một số cá nhân.
Theo đó, Bộ Công an đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản (bất động sản, cổ phần/góp vốn, cổ phiếu) đứng tên 4 cá nhân.
Họ gồm ông Trịnh Văn Quyết (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC), vợ ông Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp cùng 2 em gái ông Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế.
Quang cảnh dự án FLC Tropical City Ha Long, Quảng Ninh.
Đáng chú ý, cơ quan điều tra đề nghị các địa phương cho tạm dừng giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp đối với các loại tài sản trên của ông Quyết và 3 người còn lại. Các tài liệu đề nghị cung cấp trước ngày 15/4.
Trước đó, hôm 8/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê và sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch liên quan ông Trịnh Văn Quyết và 2 em gái.
Các ngân hàng được đề nghị cung cấp hồ sơ gồm: Vietcombank, Techcombank, Sacombank, VPBank, BIDV, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB).
Ông Trịnh Văn Quyết bị Bộ Công an khởi tố hôm 29/3 về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Ngày 4/4, cơ quan chức năng tiếp tục khởi tố, bắt giam bà Trịnh Thị Minh Huế. Đến ngày 5/4, bà Trịnh Thị Thúy Nga bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc giúp sức cho ông Quyết thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Cơ quan chức năng xác định từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo nhiều cá nhân và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn. Mục đích nhằm tạo ra cung, cầu giả, đẩy giá chứng khoán tăng.
Sau đó, ông Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỷ đồng.
Những ngân hàng nào đang là chủ nợ của FLC do ông Trịnh Văn Quyết đứng đầu Nhiều ngân hàng đang cho FLC vay ngắn hạn lẫn dài hạn cũng như mua trái phiếu với số tiền hàng ngàn tỉ đồng. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021, vốn điều lệ của Tập đoàn FLC đến hết năm 2021 gần 7.100 tỉ đồng với 14 công ty con, 2 công ty liên kết và 1 chi nhánh hạch...