BIDV sắp chia cổ tức tiền mặt
Sau Vietcombank và VietinBank, BIDV là nhà băng tiếp theo trong nhóm ngân hàng quốc doanh chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 8% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 800 đồng tiền mặt).
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố Nghị quyết về việc chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông.
Theo đó, nhà băng này quyết định chốt ngày 4/1/2021 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 với tỷ lệ 8% (cổ đông sở hữu một cổ phiếu BID sẽ nhận được 800 đồng tiền mặt). Thời gian thanh toán dự kiến diễn ra vào 3/2/2021.
Với mức vốn điều lệ hơn 40.220 tỷ đồng hiện nay, BIDV đang có hơn 4 tỷ cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Như vậy, ngân hàng này sẽ phải chi ra hơn 3.217 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức cho cổ đông.
Tại BIDV, Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn là cổ đông đại diện sở hữu vốn Nhà nước nắm 80,99%, với tỷ lệ sở hữu này, cổ đông Nhà nước sẽ nhận về hơn 2.600 tỷ đồng tiền mặt đợt này.
Bên cạnh đó, cổ đông lớn KEB Hana Bank (sở hữu 15% vốn BIDV) cũng sẽ nhận về hơn 480 tỷ đồng.
Việc chia cổ tức bằng tiền mặt nằm trong kế hoạch phân phối khoản lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp hơn 8.290 tỷ đồng năm 2019 vừa qua của BIDV.
CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CỦA BIDVCổ đông Nhà nướcCổ đông Nhà nướcKEB Hana Bank, Co.,Ltd.KEB Hana Bank, Co.,Ltd.Cổ đông khácCổ đông khác
Ngoài khoản cổ tức tiền mặt nói trên, nhà băng này dự kiến dành gần 3.000 tỷ đồng để trích lập các quỹ dự phòng bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ khen thưởng phúc lợi.
Video đang HOT
Đặc biệt, riêng quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2019 của BIDV đã là 1.756 tỷ đồng, số quỹ này được trích dựa trên 2,6 tháng lương bình quân thực hiện của người lao động, 20% phần vượt lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch và 1 tháng lương bình quân thực hiện của người quản lý tại ngân hàng.
Phần lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt sẽ được BIDV sử dụng để chia cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn điều lệ sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện tại, BIDV là ngân hàng thương mại quốc doanh thứ 3 (sau Vietcombank và VietinBank) công bố kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông cũng như kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn.
Trước đó, Vietcombank cũng thống nhất tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt tại nhà băng này là 8%, trong khi VietinBank chốt tỷ lệ chia là 5%.
Về hoạt động kinh doanh năm 2020, báo cáo tài chính mới nhất của BIDV cho biết đến hết tháng 9 năm nay, ngân hàng ghi nhận khoản lãi trước thuế 7.061 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước, và mới đạt 56% kế hoạch cả năm.
Các chỉ tiêu tài chính đến hết quý III của nhà băng này đạt lần lượt 1,47 triệu tỷ đồng tổng tài sản, giảm 1,5% so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt trên 1,15 triệu tỷ, tăng 2,5%; tiền gửi khách hàng đạt 1,15 triệu tỷ, tăng 2,8%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến hết tháng 9 của nhà băng này ở mức 1,97% tổng dư nợ, tương đương hơn 22.500 tỷ đồng giá trị.
Chứng khoán ngày 14/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 14/12.
Mở vị thế mua DBC quanh ngưỡng giá 46.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): DBC vừa hình thành phiên bứt phá sau khi tích trung hạn tại ngưỡng giá 42.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 46.500 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 55.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ 42.000 đồng/cp.
Chọn cổ phiếu nào phiên 14/12?
Khuyến nghị mua POW với giá mục tiêu 11.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) công bố thông cáo báo chí, bao gồm tổng sản lượng điện thương phẩm tháng 11/2020 đạt 1,4 tỷ kWh (-30% YoY).
KQKD thấp này chủ yếu đến từ (1) sản lượng hợp đồng thấp hơn so với cùng kỳ tại Nhơn Trạch 1, (2) nhà máy NT2 và Vũng Áng phát điện thấp hơn mức sản lượng hợp đồng do nguồn cung lớn từ các nhà máy thủy điện trong hệ thống và (3) sản lượng trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) thấp do giá CGM kém hấp dẫn.
Nhìn chung, tổng sản lượng điện thương phẩm 11 tháng năm 2020 của POW đạt 17,5 tỷ kWh (- 15% YoY), hoàn thành 92% dự báo năm 2020 của chúng tôi và phù hợp với kỳ vọng.
Theo POW, ảnh hưởng từ các cơn bão lớn tại miền Trung kéo dài trong nửa đầu tháng 11/2020, tạo ra nguồn cung thủy điện dồi dào có chi phí thấp trong hệ thống trong giai đoạn này.
Diễn biến này khiến EVN huy động nhiều điện hơn từ các nhà máy thủy điện cạnh tranh và ít điện hơn từ nhà máy NT2 (nhiệt điện khí) và nhà máy Vũng Áng (nhiệt điện than), khiến cả hai nhà máy phát điện thấp hơn mức sản lượng hợp đồng.
Tình hình này đã cải thiện đáng kể trong nửa cuối tháng 11/2020. Theo VCSC, mức giảm này không có tác động đáng kể đến lợi nhuận của cả hai nhà máy khi EVN sẽ vẫn phải thanh toán cho sản lượng hợp đồng mà EVN không huy động, theo hợp đồng mua bán điện.
Sản lượng thủy điện của POW đạt 191 triệu kWh trong tháng 11, tăng 36% so với tháng trước (MoM) và 115% YoY. Tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm mạnh mẽ chủ yếu đến từ cả hai nhà máy thủy điện Hủa Na và Đắk Đrinh khi cả hai nhà máy này đều đã tích đủ nước cho năm 2021 và tất cả lưu lượng nước đến hồ đều được sử dụng để phát điện.
VCSC hiện có giá mục tiêu là 11.400 đồng/cổ phiếu cho POW, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng -2%.
Khuyến nghị mua DHC với giá mục tiêu 66.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): DHC thanh toán cổ tức tiền mặt ở mức 2.000 đồng/cp (lợi suất 3,3%) cho năm 2020
Ngày chốt danh sách là ngày 31/12/2020 và ngày thanh toán là ngày 29/01/2021. Đây là đợt thanh toán cổ tức tiền mặt tạm ứng đầu tiên của DHC cho năm 2020.
Tính chung cả năm 2020, DHC dự kiến chia cổ tức (bao gồm cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu) ở mức 45% mệnh giá trong khi chúng tôi hiện dự báo cổ tức tiền mặt đạt tổng cộng 2.000 đồng/cp.
VCSC hiện có khuyến nghị mua và giá mục tiêu 66.800 đồng/cp cho DHC, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 13,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,3%.
Tăng vốn ngân hàng và áp lực từ Nghị định 126 Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có một quy định đáng chú ý là "công ty chứng khoán phải kê khai và khấu trừ tại nguồn phần thuế thu nhập cá nhân 5% đối với nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng". Nghị định ra đời đúng thời...