Biden: ‘Trung Quốc giữ kín thông tin quan trọng về nguồn gốc Covid-19′
Biden nói Trung Quốc ngăn điều tra viên tiếp cận thông tin quan trọng về nguồn gốc Covid-19, còn tình báo Mỹ không tin nCoV là vũ khí sinh học.
“Thông tin quan trọng về nguồn gốc của đại dịch đang tồn tại ở Trung Quốc, song ngay từ đầu các quan chức nước này nỗ lực ngăn cản điều tra viên và thành viên của cộng đồng y tế công cộng toàn cầu tiếp cận nó”, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong tuyên bố ngày 27/8.
“Trung Quốc vẫn tiếp tục từ chối lời kêu gọi minh bạch và tiếp tục giữ kín thông tin, ngay cả khi số ca nhiễm và tử vong trong đại dịch tiếp tục tăng”, thông cáo có đoạn.
Tuy nhiên, Mỹ không tin các quan chức Trung Quốc biết trước về nCoV trước đợt bùng phát đầu tiên của Covid-19. Đại dịch đã khiến 216.043.700 người nhiễm nCoV và 4.492.838 người tử vong, tăng lần lượt 685.986 và 9.696 so với hôm trước, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 26/8. Ảnh: Reuters .
Tình báo Mỹ loại trừ khả năng nCoV được phát triển làm vũ khí sinh học, phần lớn các cơ quan đều đưa ra “đánh giá với độ tin cậy thấp” rằng virus không được biến đổi gen.
Tuy nhiên, cộng đồng tình báo Mỹ vẫn chia rẽ về nguồn gốc của đại dịch, trong đó 4 cơ quan ủng hộ giả thuyết virus lây sang người khi tiếp xúc với động vật, một cơ quan cho rằng virus lọt khỏi phòng thí nghiệm và ba cơ quan chưa ra kết luận.
“Quan điểm phân tích khác nhau chủ yếu xuất phát từ khác biệt trong cách các cơ quan tình báo cân nhắc các báo cáo và ấn phẩm khoa học, cũng như khoảng cách giữa năng lực tình báo và khoa học”, tóm tắt báo cáo được công bố ngày 27/8 của cộng đồng tình báo Mỹ cho biết.
Video đang HOT
Cộng đồng tình báo Mỹ và các nhà khoa học trên thế giới thiếu mẫu lâm sàng lẫn dữ liệu dịch tễ học từ các ca nhiễm nCoV đầu tiên, báo cáo này cho biết.
Mỹ công bố báo cáo tình báo về nguồn gốc Covid-19 trong bối cảnh nước này ghi nhận 39.523.850 ca nhiễm và 653.315 ca tử vong, tăng lần lượt 173.819 và 1.232 ca.
Tổng thống Biden cho biết Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với đồng minh để hối thúc Trung Quốc chia sẻ thêm thông tin và hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). “Chúng ta phải có hiểu biết đầy đủ và minh bạch về thảm kịch toàn cầu, không thể chấp nhận được điều gì khác”, Biden nói.
Nga , vùng dịch lớn thứ 4 thế giới, báo cáo thêm 19.509 ca nhiễm và 798 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 6.844.049 và 180.041. Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat) cho biết nước này ghi nhận hơn 50.421 ca tử vong do nCoV trong tháng 7, cao hơn hai lần con số 23.349 trong thống kê của chính phủ.
Khác biệt giữa các số liệu do thống kê của chính phủ Nga chỉ tính các ca tử vong với nCoV là nguyên nhân chính sau khi khám nghiệm tử thi. Trong khi đó, Rosstat sử dụng định nghĩa rộng hơn cho các ca tử vong liên quan đến virus này.
Nga hứng đợt bùng phát liên quan đến biến chủng Delta từ hồi tháng 6. Giới chức Nga cũng phải đối phó tình trạng một bộ phận người dân nghi ngờ vaccine, khiến chương trình tiêm chủng trì trệ. Moskva, tâm dịch của đợt bùng phát này, cùng nhiều địa phương khác đưa ra các biện pháp bắt buộc và khuyến khích tiêm vaccine Covid-19 với một số nhóm cư dân.
Đan Mạch ghi nhận 342.474 ca nhiễm và 2.576 ca tử vong, tăng 925 và 3 ca trong 24 giờ qua. Giới chức Đan Mạch hôm 27/8 thông báo sẽ dỡ mọi hạn chế ngăn nCoV lây lan vào ngày 10/9, khi đại dịch không còn gây ra mối đe dọa xã hội, sau khi hơn 70% dân Đan Mạch tiêm đủ liệu trình vaccine Covid-19.
Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke nhấn mạnh đại dịch chưa kết thúc, khẳng định chính phủ nước này sẽ không ngần ngại hành động nhanh chóng “nếu đại dịch một lần nữa đe dọa các hoạt động thiết yếu của xã hội”.
Đan Mạch là một trong các quốc gia đầu tiên áp dụng chế độ phong tỏa một phần hồi tháng 3/2020, đóng cửa các trường học cùng cơ sở kinh doanh và dịch vụ không thiết yếu. Các biện pháp ngăn nCoV lây lan của Đan Mạch được nới lỏng và siết lại nhiều lần trong suốt đại dịch.
Đan Mạch hồi tháng 4 giới thiệu giấy thông hành cho phép người sở hữu được tới nhà hàng, rạp chiếu phim, phòng tập gym và tiệm làm tóc. Một số nơi như bảo tàng ngừng yêu cầu xuất trình giấy thông hành từ 1/8, một số nơi khác sẽ áp dụng chính sách này vào 1/9. Đan Mạch không bắt buộc dân chúng đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng từ 14/8.
Cựu nữ cầu thủ Afghanistan giải cứu đồng đội
Khalida Popal, cựu đội trưởng bóng đá nữ Afghanistan, không ngủ suốt nhiều ngày để nghĩ cách di tản đồng đội khỏi Kabul.
"Chúng tôi cố gắng đưa 75 người khỏi Afghanistan, bao gồm các cầu thủ và gia đình họ, để bay tới Australia", Popal nói khi đang ngồi trên khán đài của FC Nordsjaelland, đội hạng nhất Đan Mạch mà cô làm điều phối viên thương mại.
"Chúng tôi cố gắng đưa nhiều cầu thủ hơn rời khỏi Afghanistan. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để đưa cầu thủ của mình ra ngoài", cô nhấn mạnh.
Cựu đội trưởng đội tuyển bóng đá nữ Afghanistan Khalida Popal tại sân vận động Farum Park, thành phố Farum, Đan Mạch, ngày 21/12/2020. Ảnh: AFP.
Popal, 34 tuổi, từ Afghanistan tới Đan Mạch hơn 10 năm trước theo diện tị nạn. Cô không ngủ từ khi Taliban kiểm soát Afghanistan, tay ôm chặt điện thoại trong lúc sắp xếp sơ tán các cầu thủ, cùng sự giúp đỡ của liên đoàn các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp FIFPro và những tổ chức khác. Trong hòm thư thoại, cô nhận được nhiều lời cầu cứu.
Từng là đội trưởng đội tuyển bóng đá nữ Afghanistan, cô có vai trò rất quan trọng với các cầu thủ, những người đang bị sốc khi Taliban lên nắm quyền. Vài người trong số họ đã bị đe dọa, có người bị đánh đập.
"Tôi đã phải dẫn dắt đội, giúp họ thoát khỏi Afghanistan. Họ khóc lóc, tìm kiếm người bảo vệ trong vô vọng", Popal nói.
Cô giúp họ "tập hợp lại, giữ niềm tin và không bỏ cuộc. Đây là điều khó khăn nhất", cô nói, mô tả bản thân là một "người sống sót". Vì sự an toàn của các cầu thủ, cô không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về những người đang mắc kẹt ở Afghanistan.
Popal trông có vẻ mệt mỏi, nhưng đầy quyết tâm. Đối với cô, bóng đá là đam mê nhưng quan trọng hơn, nó như một công cụ giải phóng phụ nữ Afghanistan. Tất cả những gì cô học được trên sân cỏ như tình đồng đội, sự quyết tâm, kiên trì, đã trở nên hữu dụng trong những ngày qua.
"Tôi từng không được đi học, không được tham gia bất kỳ hoạt động xã hội nào", Popal nhớ lại tuổi thơ bị đánh cắp khi Taliban cai trị Afghanistan thập niên 1990. Cô cho hay bóng đá chính là cách những phụ nữ Afghanistan đáp trả chế độ hà khắc của Taliban thời kỳ đó.
Từ khi đội bóng đá nữ thành lập 15 năm trước, bóng đá bắt đầu phát triển nhanh ở Afghanistan. Nhưng tất cả đã biến mất chỉ sau một đêm, khi Kabul rơi vào tay Taliban.
"Chúng tôi có khoảng 3.000 đến 4.000 phụ nữ và trẻ em gái đăng ký vào liên đoàn bóng đá ở các cấp độ khác nhau. Chúng tôi có các trọng tài và huấn luyện viên nữ", Popal cho hay.
"Sau khi Kabul sụp đổ, tất cả đã biến mất. Thật buồn", cô nói. Tương lai của các cầu thủ giờ phút này là bất định. "Họ có thể chơi bóng, nhưng không được chơi với tư cách cầu thủ Afghanistan nữa, bởi đất nước sẽ không còn nữa, đội tuyển nữ quốc gia cũng chẳng tồn tại nữa".
Taliban "đã thay cờ Afghanistan, lá cờ mà chúng tôi luôn tự hào mỗi khi nhìn thấy và thi đấu vì màu cờ ấy", Popal nói. "Chúng tôi đã bị tước đoạt niềm tự hào".
Khi Mỹ rút hết quân vào hạn chót 31/8, Popal, người mà bố mẹ cũng sống ở Đan Mạch, lo sợ quê hương sẽ bị bỏ rơi và quên lãng. "Một lần nữa, người dân quê hương tôi lại sống trong thời kỳ tăm tối. Bất kỳ cuộc khủng hoảng nhân đạo nào xảy ra ở Afghanistan sẽ không còn ai đưa tin về nó nữa", cô bày tỏ.
Popal cho rằng Taliban đã phát biểu trước truyền thông quốc tế chuyên nghiệp hơn.
"Hãy sát cánh chiến đấu cùng tôi, hãy lên tiếng vì tất cả phụ nữ Afghanistan", cô bày tỏ. "Vì mỗi phụ nữ phải rời khỏi đất nước, vì mỗi phụ nữ đang cảm thấy bị phản bội và bỏ rơi".
Ngôi trường không có tường và lớp học ở Đan Mạch Một trường học tại Đan Mạch không có tường, không có lớp học, tuy nhiên vẫn đạt được hiệu quả cao nhờ phương pháp giảng dạy độc đáo. Ảnh minh họa Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, ngôi trường này có thể trông giống như một trường trung học phổ thông hiện đại bình thường, nhưng bên trong đó là một câu chuyện...