Biden tin Trump sẽ bị áp giải khỏi Nhà Trắng
Biden cho rằng Trump có thể gian lận bầu cử và sẽ bị quân đội áp giải khỏi Nhà Trắng nếu thất cử và không chịu rời đi.
“Mối lo ngại lớn nhất của tôi là Tổng thống này sẽ tìm cách gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11″, Joe Biden, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, nói trong chương trình Daily Show được phát sóng cuối ngày 10/6.
“Đây là người đã nói rằng toàn bộ các lá phiếu gửi qua thư đều là lừa đảo, trong khi ông ấy ngồi sau bàn làm việc trong Phòng Bầu dục và bỏ phiếu qua thư trong một cuộc bầu cử sơ bộ”, Biden nói tiếp.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc họp với các lãnh đạo cộng đồng tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania hôm 11/6. Ảnh: AFP.
Khi được người dẫn chương trình hỏi liệu ông có bao giờ nghĩ Trump có thể không chịu rời Nhà Trắng ngay cả khi ông không tái đắc cử, ứng viên 77 tuổi trả lời “có”. Tuy nhiên, ông tin quân đội, nếu cần, sẽ đảm bảo quá trình chuyển đổi quyền lực diễn ra trong hòa bình.
Video đang HOT
“Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng họ sẽ áp giải ông ấy khỏi Nhà Trắng với sự nhanh gọn tuyệt vời”, Biden nói.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany bác bỏ những bình luận của Biden, gọi đây là “một đề xuất ngớ ngẩn”.
Trump gần đây liên tục đăng Twitter cáo buộc “đảng Dân chủ đang cố gian lận bầu cử năm 2020″, song không nêu bằng chứng. Ông cũng cho rằng những lá phiếu gửi qua thư là “lừa đảo” và thường xuyên kêu gọi cấm bỏ phiếu qua thư.
Biden cho biết một số bang đang thực hiện các bước để khiến mọi người khó bỏ phiếu hơn, do đó ông sẽ cử các giám sát viên “đến mọi khu vực bầu cử của đất nước” để chống lại những hoạt động cản trở quyền bầu cử.
Hai thành phố Mỹ cấm cảnh sát kẹp cổ nghi phạm
Los Angeles và Minneapolis cấm cảnh sát huấn luyện, sử dụng biện pháp kẹp cổ khi trấn áp tội phạm sau cái chết của George Floyd.
Cảnh sát trưởng Los Angeles Michel Moore và Chủ tịch Ủy ban Cảnh sát Los Angeles Eileen Decker hôm 8/6 nhất trí một lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức về huấn luyện và sử dụng biện pháp chèn ép động mạch cảnh, tức kẹp cổ, để trấn áp tội phạm đối với các sĩ quan thuộc Sở cảnh sát thành phố Los Angeles (LAPD).
Cảnh sát hạt Los Angeles (LASD) cũng đưa ra lệnh cấm tương tự và có hiệu lực "đến khi hội đồng cảnh sát thành phố tiến hành đánh giá chi tiết".
"Sẽ có một lệnh cấm ngay lập tức về việc sử dụng biện pháp chèn ép động mạch cảnh (kẹp cổ) đối với nhân viên LASD trong mọi tình huống để không dẫn đến chết người", tuyên bố của LASD cho hay.
Theo lệnh cấm mới, tất cả các nhân viên cảnh sát Los Angeles bị cấm sử dụng động tác "kẹp, siết cổ hoặc chèn ép động mạch cảnh nói chung, được thực hiện bằng chân hoặc đầu gối" khi làm việc. Biện pháp chèn ép động mạch cảnh tác động vào động mạch đi từ ngực qua cổ, dẫn tới não, hạn chế lưu lượng máu lên não, có thể khiến nạn nhân bất tỉnh.
Cảnh sát Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ, bắt người tham gia biểu tình hôm 30/5. Ảnh: AP.
Thẩm phán Karen Janisch, hạt Henneipin, bang Minnesota, hôm qua cũng ra lệnh cho các thành viên Sở cảnh sát Minneapolis ngừng sử dụng động tác kẹp cổ, siết cổ khi đối phó với nghi phạm. Lệnh cấm này được Thị trưởng Jacob Frey và hội đồng thành phố đưa cuối tuần trước.
Theo lệnh tòa án, bất kỳ sĩ quan cảnh sát nào đều phải báo cáo nếu đang ở hiện trường và quan sát thấy đồng nghiệp sử dụng vũ lực trái phép, bao gồm siết cổ hay kẹp cổ. Sĩ quan cũng được yêu cầu can thiệp khi nhìn thấy hành vi sử dụng vũ lực trái phép, nếu không sẽ phải chịu kỷ luật như chính họ sử dụng vũ lực bị cấm.
Chỉ cảnh sát trưởng hoặc phó cảnh sát trưởng được chỉ định mới được quyền phê chuẩn việc sử dụng vũ khí kiểm soát đám đông trong các cuộc biểu tình, bao gồm chất hóa học, đạn cao su, lựu đạn choáng, dùi cui, đạn màu.
"Quyết định của tòa án hôm nay sẽ tạo ra thay đổi lập tức trong cộng đồng người da màu và bản địa, những người đã phải chịu nhiều đau đớn và đau khổ qua nhiều thế hệ do nạn phân biệt chủng tộc và các vấn đề chính sách lâu nay", Ủy viên Nhân quyền Minnesota Rebecca Lucero nói.
Các động thái cải tổ lực lượng cảnh sát được hai thành phố Mỹ đưa ra sau cái chết của người da màu George Floyd. Người đàn ông 46 tuổi này tử vong hôm 25/5 sau khi bị cựu sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì gối lên gáy gần 9 phút tại Minneapolis, với cáo buộc tiêu tiền giả.
Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ hai, tức cố ý giết người nhưng không có suy tính hay kế hoạch từ trước, và ngộ sát, đối mặt 40 năm tù. Ba đồng nghiệp của Chauvin bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai.
Cái chết của Floyd đã dẫn tới các cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ và nhiều quốc gia khắp thế giới, phản đối bạo lực của cảnh sát và đòi bình đẳng cho người da màu.
Tổng biên tập báo Mỹ từ chức vì bài viết về biểu tình Stan Wischnowski, tổng biên tập báo Philadelphia Inquirer, đã từ chức sau một bài báo phàn nàn về những thiệt hại tài sản trong các cuộc biểu tình tại Mỹ. Philadelphia Inquirer hôm qua thông báo Stan Wischnowski, 58 tuổi, đã rút khỏi vị trí phó chủ tịch và tổng biên tập tờ báo. Trước đó, hôm 3/6, tờ báo đã đăng lời...