Biden sẽ kêu gọi G7 đối phó Nga, Trung Quốc
Tổng thống Biden dự định kêu gọi các đồng minh G7 cùng giải quyết những lo ngại về Trung Quốc, song không mong muốn một cuộc ‘ Chiến tranh Lạnh’ mới.
Quan chức chính phủ Mỹ hôm 19/2 cho biết trong cuộc họp trực tuyến đầu tiên với các lãnh đạo G7 sáng cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đưa ra quan điểm rằng các nền kinh tế thị trường và nền dân chủ lớn phải hợp tác cùng nhau để giải quyết thách thức từ Trung Quốc và Nga.
Đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tân Tổng thống Mỹ dự định thúc giục các đồng minh chống lại những hành động và chính sách của Bắc Kinh mà ông cho là “lạm dụng kinh tế và đi ngược lại các giá trị chung”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, hôm 16/2. Ảnh: AFP.
Quan chức Mỹ cho biết thêm chính quyền mới của Biden đang xem xét loạt chính sách của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, gồm thương mại, quân đội cùng các vấn đề Hong Kong, Tân Cương và cách xử lý đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
“Tổng thống sẽ nói rõ trong bài phát biểu rằng ông ấy không tìm kiếm sự đối đầu, không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng ông ấy mong đợi sự cạnh tranh quyết liệt và ông ấy hoan nghênh điều đó”, quan chức nói.
Đối với Nga, Biden cũng dự định nói cụ thể về những “hành động ác ý” mà ông cho rằng được nước này thực hiện để gây mất ổn định và phá hoại nền dân chủ ở Mỹ cùng các nước châu Âu. Điện Kremlin đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc này.
Tân Tổng thống Biden sẽ sử dụng cuộc họp với các lãnh đạo G7 gồm Anh, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản để cố gắng thiết lập hình ảnh Mỹ với tư cách một bên tích cực tham gia đa phương sau 4 năm chia rẽ do chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của người tiền nhiệm Donald Trump.
Ông chủ Nhà Trắng cũng dự định mang tới một số “món quà”, gồm cam kết hỗ trợ 4 tỷ USD cho chương trình phân phối vaccine COVAX của WHO, tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris và triển vọng về gói kích cầu gần 2 nghìn tỷ USD có thể thúc đẩy cả nền kinh tế Mỹ lẫn thế giới.
Trump yêu cầu Tòa án Tối cao loại phiếu bầu ở Wisconsin
Chiến dịch Trump yêu cầu Tòa án Tối cao loại kết quả bỏ phiếu ở Wisconsin và để nghị viện bang tự định đoạt phiếu đại cử tri.
Nhóm luật sư đại diện cho Tổng thống Donald Trump ngày 29/12 nộp đơn kiện lên Tòa án Tối cao Mỹ, yêu cầu đảo ngược phán quyết của Tòa án Tối cao bang Wisconsin, gạt bỏ kết quả bầu cử tổng thống của bang này và cho phép nghị viện bang do đảng Cộng hòa kiểm soát tự quyết định 10 phiếu đại cử tri của bang.
"Tòa án Tối cao Mỹ có thể là thể chế duy nhất trong chính phủ có khả năng giải quyết tranh cãi về cuộc bầu cử này", nhóm pháp lý của Trump viết trong đơn kiện. Các luật sư của Tổng thống cũng yêu cầu Tòa án Tối cao xử lý nhanh vụ kiện để có thể đưa ra phán quyết trước khi lưỡng viện quốc hội họp xác nhận kết quả phiếu đại cử tri vào ngày 6/1.
Trong đơn kiện, các luật sư của Trump yêu cầu các thẩm phán định đoạt xem hơn 50.000 phiếu bầu vắng mặt ở các hạt Milwaukee và Dane có được kiểm đếm sai trái hay không. Biden đã giành chiến thắng ở bang Wisconsin với cách biệt khoảng 21.000 phiếu.
Nhân viên kiểm phiếu ở Milwaukee, Wisconsin, trong Ngày bầu cử 3/11. Ảnh: WPR.
Nhóm pháp lý của Trump tuyên bố hơn 28.000 phiếu bầu từ những người không cung cấp giấy tờ tùy thân đã được tính một cách bất hợp pháp. Các cử tri này nói rằng họ không thể ra khỏi nhà vì tuổi cao hoặc bệnh tật, nhưng Trump tuyên bố giới chức Wisconsin đã không kiểm tra đầy đủ để xác định những cử tri đó có đáp ứng tiêu chuẩn hay không.
Ông cũng muốn Tòa án Tối cao loại bỏ những phiếu bầu mà thư ký hạt điền địa chỉ của người chứng kiến lên phong bì chứa phiếu bầu vắng mặt. Chiến dịch Trump còn cáo buộc hơn 17.000 phiếu bầu ở Wisconsin được thu thập bằng tay trái với quy định.
Nhóm pháp lý của Trump trước đó đã đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao Wisconsin. Tuy nhiên, trong phán quyết hôm 3/12, các thẩm phán Wisconsin cho rằng những cáo buộc gian lận bầu cử của chiến dịch Trump trước tiên phải được xem xét ở các tòa án cấp dưới theo đúng trình tự.
Tòa Wisconsin hôm 14/12 tiếp tục bác đơn kiện của chiến dịch Trump, cho biết nỗ lực pháp lý của Tổng thống nhằm thay đổi kết quả bầu cử ở bang này là "vô lý tới mức cực đoan" và được đệ trình quá muộn.
"Thật đáng tiếc khi Tòa án Tối cao Wisconsin, với quyết định 4 phiếu chống và ba phiếu thuận, đã từ chối giải quyết các cáo buộc của chúng tôi. Đơn này đề nghị họ giải quyết các yêu cầu của chúng tôi, nếu được xử lý có thể thay đổi kết quả của cuộc bầu cử ở Wisconsin", Jim Troupis, luật sư đại diện của Trump tại Wisconsin, cho biết hôm 29/12.
Tổng thống Mỹ và các đồng minh tới nay đã tiến hành khoảng 60 vụ kiện trên khắp cả nước nhằm thách thức kết quả bầu cử, nhưng chỉ có duy nhất một vụ thành công, khi tòa án Pennsylvania hôm 12/11 yêu cầu những cử tri lần đầu bỏ phiếu phải xác nhận chứng minh thư với cơ quan bầu cử trước ngày 9/11, thay vì ngày 12/11 như quy định trước đó.
Dù vậy, Trump vẫn không thừa nhận thất bại, cáo buộc có gian lận trên diện rộng và tìm mọi cách để đảo ngược kết quả bầu cử, dù khả năng thành công là không thể. Hàng nghìn người ủng hộ ông từ khắp nước Mỹ cũng dự kiến tập trung ở Washington vào ngày 6/1 để biểu tình.
Wisconsin hoàn tất kiểm phiếu lại, Biden vẫn thắng Hai hạt của Wisconsin hoàn tất kiểm phiếu lại theo yêu cầu của Trump, xác nhận Biden vẫn thắng với cách biệt tăng thêm một chút. Chiến dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/11 chuyển 3 triệu USD cho giới chức bầu cử bang Wisconsin để thanh toán chi phí kiểm lại phiếu ở hai hạt Milwaukee và Dane trong nỗ...