Biden nói nhầm tên Putin
Tổng thống Mỹ Biden phát âm nhầm tên người đồng cấp Nga Putin thành “Klutin” trong bài phát biểu đanh thép về quan hệ hai nước.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 15/4 có bài phát biểu về các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 và lên kế hoạch tấn công chuỗi cung ứng phần mềm của nước này.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng ngay lập tức gây chú ý khi phát âm nhầm tên Tổng thống Nga Vladimir Putin thành “Klutin”. Thay vì “làm ngơ” lỗi phát âm giống những lần trước, Biden đã nhanh chóng sửa lại, gọi đúng tên Putin.
Đây không phải lần đầu Biden mắc lỗi trong các bài phát biểu trước công chúng. Ông chủ Nhà Trắng tháng trước gọi nhầm phó tướng của mình là “tổng thống Harris” khi phát biểu về tiến độ tiêm chủng vaccine ở Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát âm nhầm tên người đồng cấp Nga Putin Nga Vladimir Putin thành “Klutin” hôm 15/4. Video: Twitter/WOODSY IV.
Tổng thống Mỹ cũng từng quên cả tên Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và chỉ gọi quan chức của mình là “người mặc bộ đồ đứng đằng kia”. Không chỉ nhầm lẫn các thành viên nội các, Biden còn từng gọi nhầm cháu gái Natalie thành con trai Beau Biden.
Joe Biden nhiều lần gây chú ý khi phát ngôn nhầm về những thông tin quan trọng như “120 triệu người Mỹ đã chết vì Covid-19″ hay tuyên bố ông đã tham gia thượng viện Mỹ “cách đây 180 năm” trong quá trình chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020.
Phát ngôn nhầm lẫn thường xuyên của Biden khiến nhiều người hoài nghi về tình trạng sức khỏe của ông. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng nhiều lần khẳng định ông đủ sức khỏe để thực hiện vai trò lãnh đạo đất nước.
Mỹ áp loạt biện pháp trừng phạt lớn với Nga
Mỹ công bố loạt biện pháp trừng phạt Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử, tấn công mạng, dù Biden và Putin lên kế hoạch gặp thượng đỉnh.
Nhà Trắng hôm nay công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào 30 thực thể của Nga, gồm 6 công ty bị cáo buộc hỗ trợ cơ quan tình báo Nga tấn công mạng các cơ quan liên bang và công ty tư nhân Mỹ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đồng thời mở rộng lệnh trừng phạt hiện có với các ngân hàng Mỹ giao dịch với chính phủ Nga.
Lệnh trừng phạt còn bao gồm trục xuất hơn 10 nhà ngoại giao Nga, những người bị nhắm mục tiêu vì cáo buộc Nga treo thưởng cho các tay súng Afghanistan giết lính Mỹ. Nga phủ nhận cáo buộc này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Binden. Ảnh: AFP .
Lệnh trừng phạt đồng nghĩa Washington chính thức cáo buộc tình báo Nga thực hiện vụ tấn công mạng SolarWinds nhằm vào hơn 100 công ty Mỹ và 18.000 mạng máy tính của chính phủ và tư nhân. Chủ tịch Microsoft, một trong những công ty bị nhắm mục tiêu, cho biết độ tinh vi và quy mô cuộc tấn công SolarWinds ở mức chưa từng thấy.
Nga nhiều lần phủ nhận thực hiện vụ tấn công mạng này.
"Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Biden gửi đi một tín hiệu rằng Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt theo phương thức chiến lược và tác động kinh tế lên Nga nếu nước này tiếp tục hoặc leo thang các hành động gây bất ổn quốc tế", Nhà Trắng cho hay.
Ngoài ra, Mỹ cũng trừng phạt 8 cá nhân và thực thể Nga vì sáp nhập Crimea. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Australia và Canada đã áp biện pháp trừng phạt Nga vì vấn đề này. EU và NATO ra tuyên bố ủng hộ lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng không có kế hoạch áp thêm trừng phạt.
Lệnh trừng phạt được công bố trong thời điểm quan hệ Mỹ - Nga gặp khó khăn vì nhiều vấn đề, gần đây nhất là việc Nga tăng cường quân đội ở biên giới với Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin hôm 13/4 điện đàm, thống nhất "tiếp tục đối thoại". Biden cũng đề nghị Putin tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại một nước trung lập.
Phản ứng trước thông tin trừng phạt trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga coi bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Mỹ cũng là bất hợp pháp và sẽ đáp trả.
"Những gì đang được thảo luận sẽ không giúp ích cho một hội nghị thượng đỉnh. Điều đó rất rõ ràng", Peskov nói, nhưng nhấn mạnh quyết định tổ chức hội nghị phụ thuộc vào lãnh đạo hai nước.
Mỹ lần đầu tiên áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế đáng kể đối với Nga vào năm 2014 để đáp trả việc Moskva sáp nhập Crimea và hỗ trợ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine, nhằm vào các ngân hàng và công ty năng lượng của Nga. Những lệnh trừng phạt này được bổ sung trong những năm qua.
Các lệnh trừng phạt cùng giá dầu lao dốc đã bóp nghẹt nền kinh tế Nga trong một thời gian, nhưng Moskva đã thích ứng bằng cách cắt giảm chi tiêu công, thay thế hàng hóa nhập khẩu nước ngoài bằng hàng hóa trong nước và dựa vào nguồn thu từ khí đốt, dầu mỏ.
Biden trao chiến thắng ngoại giao cho Putin Việc Biden đề nghị gặp Putin được Nga coi là một thắng lợi ngoại giao, cho thấy Mỹ đã phải xuống thang trong căng thẳng với họ về Ukraine. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ 13/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị tổ chức gặp thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo tại một nước trung lập,...