Biden: ‘Cần một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở’
Tổng thống Mỹ cam kết phối hợp với đồng minh cùng đối tác nhằm xây dựng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “tự do và mở”.
“Một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở là điều cần thiết cho tương lai của mỗi chúng ta”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong cuộc hội đàm trực tuyến với lãnh đạo các nước thành viên nhóm Bộ Tứ ngày 12/3. “Mỹ cam kết làm việc với các bạn, các đối tác và tất cả đồng minh của chúng tôi trong khu vực nhằm đạt được ổn định”.
Cuộc hội đàm cấp lãnh đạo của nhóm Bộ Tứ gồm Ấn Độ, Australia, Mỹ và Nhật Bản lần đầu được tổ chức vào hôm nay và theo hình thức trực tuyến. Các lãnh đạo trao đổi về các biện pháp chống đại dịch Covid-19, hợp tác phát triển kinh tế và xử lý khủng hoảng khí hậu, Nhà Trắng cho biết trong một thông cáo.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc hội đàm trực tuyến với lãnh đạo nhóm Bộ tứ, ngày 12/3. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kêu gọi cả 4 lãnh đạo “hành động mạnh mẽ để hiện thực hóa một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, đóng góp rõ ràng cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực, bao gồm cả khắc phục hậu quả do nCoV gây ra”.
Lãnh đạo Ấn Độ và Australia nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác an ninh khu vực, vốn được tăng cường sau các cuộc họp cấp dưới của 4 quốc gia thành viên.
Trước thềm cuộc họp, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết các lãnh đạo sẽ tham gia “một cuộc thảo luận cởi mở và trung thực về vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế”, tham khảo những “thách thức trong khu vực” đối với hoạt động buôn bán và thương mại tự do, cởi mở.
Chính quyền Biden cho biết các quốc gia nhóm Bộ Tứ sẽ công bố thỏa thuận tài trợ để tăng năng lực sản xuất vaccine Covid-19 ở Ấn Độ theo đề xuất của nước này “nhằm đối phó chính sách ngoại giao vaccine” của Trung Quốc.
Giới chức Mỹ cho biết các thành viên Bộ Tứ sẽ thành lập đội ngũ chuyên gia giúp phân phối vaccine trong khu vực, cùng các nhóm phối hợp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, xây dựng tiêu chuẩn công nghệ và hợp tác phát triển những công nghệ mới.
Mỹ muốn tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác khi Trung Quốc áp dụng chính sách đối ngoại ngày càng quyết liệt ở châu Á và nhiều nơi khác. Quan chức Mỹ cho biết năng lực điều chế vaccine bổ sung sẽ phục vụ nỗ lực tiêm chủng tại Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đang cạnh tranh để mở rộng ảnh hưởng.
Ngoại trưởng Trung Quốc chỉ trích nhóm 'Bộ Tứ'
Ngoại trưởng Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang nỗ lực xây dựng "NATO ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" khi thúc đẩy nhóm 'Bộ Tứ' trong khu vực.
"Trên thực tế, chiến lược nhắm tới xây dựng cái gọi là NATO của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với nền tảng là cơ chế Bộ Tứ liên quan tới Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trước báo giới sau cuộc họp hôm nay với người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Hussein ở Kuala Lumpur, điểm dừng thứ hai của ông trong chuyến công du Đông Nam Á.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong một diễn đàn ở Bắc Kinh hôm 28/9. Ảnh: Reuters.
"Họ theo đuổi việc thổi bùng tâm lý Chiến tranh Lạnh, làm dấy lên xung đột giữa các nhóm và khối khác nhau, kích động sự đối đầu về địa chính trị. Chiến lược này giúp duy trì hệ thống bá quyền và kiểm soát của Mỹ. Do đó, đây là một rủi ro an ninh tiềm ẩn nghiêm trọng. Nếu được thúc đẩy, nó sẽ khiến lịch sử lặp lại", Ngoại trưởng Trung Quốc cho hay.
Bình luận của ông Vương được đưa ra sau khi ngoại trưởng các nước thuộc nhóm "Bộ Tứ" họp tại Tokyo, Nhật Bản, hôm 6/10 để bàn về sáng kiến "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở" nhằm đối phó Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ hy vọng nhóm "Bộ Tứ" sẽ được thể chế hóa để "xây dựng khuôn khổ an ninh thực sự".
Theo ông Pompeo, nhóm "Bộ Tứ" là một "cơ cấu" có khả năng đối đầu với những thách thức từ Trung Quốc, nói thêm rằng các nước khác có thể gia nhập "vào thời điểm thích hợp".
Các động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, đối đầu trên một loạt lĩnh vực như địa chính trị, thương mại, công nghệ, đồng thời căng thẳng vì nhiều vấn đề như Covid-19, Đài Loan, Hong Kong hay Biển Đông.
Ngoại trưởng Pompeo hồi tháng 7 từng kêu gọi các nước "cùng chí hướng" lập liên minh đối phó Trung Quốc sau một loạt bất đồng. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng ý tưởng về một liên minh chống Trung Quốc là "điều viển vông", không bao giờ có thể xảy ra.
Pháp tiếp tục điều chiến hạm tới Biển Đông Tàu sân bay trực thăng cùng hộ vệ hạm của hải quân Pháp sẽ tới Biển Đông vào tháng 5 và tham gia diễn tập với nhóm Bộ Tứ. Sau khi điều tàu ngầm hạt nhân tấn công Emeraude tới Biển Đông hồi đầu tháng 2, giới chức Pháp ngày 7/3 cho biết sẽ triển khai tàu sân bay trực thăng Tonnerre và...