Bịa chuyện Hà Nội có chủ trương bán kiot phố đi bộ, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mới đây đã mở phiên tòa phúc thẩm đối với Bùi Hoàng Giang (SN 1975, trú ở phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) về tội ‘ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, theo đơn kháng cáo của các bị hại.
Trước đó, vào năm 2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội nhận được nhiều đơn tố giác Bùi Hoàng Giang có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan chức năng xác định, Giang tùng công tác tại một đơn vị lực lượng vũ trang. Đầu năm 2018, để có tiền chi tiêu cá nhân, Giang đưa ra thông tin gian dối là quen biết với lãnh đạo UBND TP Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm, UBND quận Tây Hồ… nên có khả năng mua được Kiot bán hàng từ việc đục thông các vòm cầu trên phố Phùng Hưng với giá 400 triệu đồng/kiot; xe đẩy, trên các tuyến phố đi bộ khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm với giá từ 50 – 100 triệu đồng/kiot…
Bùi Hoàng Giang tại phiên tòa sơ thẩm.
Bị cáo còn khoe có khả năng mua căn hộ tại dự án Vincity – Trâu Quỳ; căn hộ tại Vimefulland, làm hồ sơ vay vốn ngân hàng do chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19; xin vào ngành công an…
Tin tưởng các thông tin Giang đưa ra là thật, 26 bị hại đã giao tiền cho Giang để nhờ mua kiot, xe đẩy, nhà chung cư, xin vào ngành công an. Tuy nhiên sau khi nhận tiền, Giang không thực hiện như cam kết mà sử dụng tiền vào các mục đích cá nhân.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng xác định, từ tháng 2-2018 đến tháng 5-2020, Bùi Hoàng Giang đã lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 23,6 tỷ đồng của 26 bị hại. Trong đó có ông H. (SN 1976, ở quận Đống Đa) bị chiếm đoạt 3,2 tỷ đồng.
Cụ thể, do là bạn bè lâu năm và vì tin tưởng vào các thông tin Giang đưa ra nên từ 17-1-2019 đến 19-2-2019, ông T. đã giao và chuyển khoản cho Giang số tiền 3,2 tỷ đồng để mua 5 kiot và 20 xe đẩy.
Mỗi lần nhận tiền, Giang đều viết giấy biên nhận, cam kết sau một tháng sẽ trả tiền gốc và lãi. Quá thời hạn cam kết, Giang không trả lại tiền gốc, tiền lãi cho ông T.
Ông T. trình bày, khi trao đổi, Giang nói mỗi kiot bán hàng có giá là 400 triệu đồng, sau khi mua rồi bán “lướt” sẽ thu về 480 triệu đồng. Sau đó, Giang lại đề nghị đầu tư mua kiot bán hàng di động trên phố Trịnh Công Sơn với hình thức trên. Sau mỗi kỳ “lướt sóng” sẽ thu số tiền chênh lệch 10 triệu đồng/xe.
Quá trình điều tra, Giang khai nhận, khoảng tháng 11-2018, bị cáo có đọc được nhiều bài báo trên Internet nói về việc Hà Nội đang có chủ trương đục thông các vòm cầu trên tuyến phố Phùng Hưng để làm kiot bán hàng. Cũng vào thời gian trên, Giang có đi qua khu vực tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn, thấy tại đây có nhiều xe đẩy.
Bị cáo thừa nhận, không quen biết ai có thể mua được kiot, xe đẩy cũng như không có khả năng mua được kiot, xe đẩy nêu trên. Các thông tin về kiot, xe đẩy, Giang tự tìm hiểu qua mạng Internet sau đó nói với ông T.
Số tiền ông T. đầu tư kinh doanh, Giang sử dụng chi tiêu cá nhân hết, không có việc Giang gặp người khác để mua lại kiot, xe đẩy. Số tiền 3,2 tỷ đồng chiếm đoạt được, Giang sử dụng chi tiêu cá nhân hết, không có khả năng trả cho ông T.
Đến nay Giang đã khắc phục được số tiền hơn 5,2 tỷ đồng, còn chiếm đoạt hơn 18 tỷ đồng. Với hành trên, Giang bị Tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau phiên tòa sơ thẩm, 11 bị hại trong vụ án kháng cáo, đề nghị tăng hình phạt đối với Giang.
Tòa phúc thẩm nhận định, hành vi của bị cáo Giang là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân được pháp luật bảo vệ, gây bức xúc cho bị hại, bất bình trong xã hội. Khi thực hiện hành vi, bị cáo có đủ năng lực trách nhiệm hình sự nhưng vẫn dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản nên cần xử lý nghiêm mình.
Tòa phúc thẩm thấy rằng, bị cáo nhiều lần nhận tiền của các bị hại nên chịu tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” theo điểm g, khoản 1, Điều 52 – Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, nhân thân chưa có tiền án, tiền sự, thành khẩn khai báo…
Song tòa phúc thẩm nhận thấy, việc bị cáo trả tiền cho các bị hại trước khi khởi tố vụ án là do bị hại đòi tiền. Trường hợp này, bị cáo không được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại điểm b, khoản 1, Điều 51 – Bộ luật Hình sự… Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định tăng hình phạt và tuyên bị cáo mức án 20 năm tù.
Cảnh sát hình sự Hà Nội lập hồ sơ gần 100 "tổ lái" náo loạn lúc nửa đêm
Gần 100 thanh thiếu niên chạy xe máy náo loạn đường phố Hà Nội vừa bị Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội lập hồ sơ, chụp hình, lăn tay... theo dõi.
Tổ công tác 141 của Công an TP Hà Nội thay đổi hình thức hoạt động, tuần tra lưu động và mặc dân sự nhưng vẫn tuân thủ theo quy định làm việc
Chiều nay 10/3, Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hình sự tiến hành lăn tay, chụp hình, lập hồ sơ gần 100 thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô vi phạm các lỗi như không đội mũ bảo hiểm, xe mô tô không đeo biển kiểm soát, lạng lách đánh võng, điều khiển xe bằng 1 bánh...
Như Báo CAND đưa tin, vào 21h đêm qua, các tổ công tác 141 của Công an TP Hà Nội đã thay đổi phương thức hoạt động, không lập chốt cố định mà hoá trang, di chuyển để tấn công trấn áp các loại tội phạm, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông.
Nhóm 40 thanh thiếu niên bị triệu tập tại Công an quận Hai Bà Trưng để lực lượng Cảnh sát hình sự lập hồ sơ, chụp ảnh, lăn tay... theo dõi
Theo ghi nhận của phóng viên (trong đêm 9/3 đến rạng sáng 10/3), các tổ công tác đã phát hiện bắt giữ hơn 40 xe mô tô và gần 100 trường hợp là các thanh thiếu niên tuổi đời còn rất trẻ điều khiển xe mô tô không biển số, lạch lách... tại 4 quận nội thành gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm.
Trong đó, đáng chú ý địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm có số lượng đối tượng vi phạm nhiều nhất. Điển hình như địa bàn quận Hai Bà Trưng, khi lực lượng làm nhiệm vụ đã phát hiện 40 trường hợp vi phạm với các lỗi kể trên.
Chiều nay, tại Công an quận Hai Bà Trưng, các thanh thiếu niên tuổi còn rất trẻ hồn nhiên cho biết, bản thân chưa hề có GPLX, đi xe máy không biển số, chạy thành hàng, lạng lách... Dù biết những hành vi trên là vi phạm pháp luật nhưng chỉ là bột phát. Chỉ sau khi bị phát hiện xử lý, các trường hợp này đã nhận thức được hành vi vi phạm của mình.
Hai thanh niên điều khiển xe máy bằng 1 bánh bị lực lượng 141 tuần tra phát hiện xử lý
Để tránh việc tội phạm mạo danh lực lượng chức năng, Công an TP Hà Nội khuyến cáo, người dân khi lưu thông trên đường vào ban đêm nhận biết, cán bộ tổ công tác 141 làm nhiệm vụ bao giờ cũng có dấu hiệu nhận biết riêng như: trang bị đi kèm có băng đỏ ghi rõ chữ 141 in đậm, khi các lực lượng phát hiện vi phạm bao giờ cũng trình thẻ ngành, giới thiệu bản thân, thông báo lỗi để người vi phạm nhận biết, hợp tác. Trong kế hoạch hoạt động yêu cầu phải có Công an phường sở tại, để sau khi nhận bàn giao đối tượng, tang vật vi phạm tiếp tục xác minh xử lý theo quy trình
Nhiều cán bộ hưu trí bị kẻ giả danh Công an lừa mất hơn 1,5 tỷ đồng Sau khi nghe điện thoại từ các đối tượng giả danh Công an doạ dẫm, nhiều cán bộ hưu trí ngoài 70 tuổi ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bị lừa mất tổng số tiền lên tới hơn 1,5 tỷ đồng. Thời gian qua trên địa bàn thị xã Sơn Tây, nhiều cán bộ hưu trí bị đối tượng giả danh Công...