Bỉ xây dựng đảo năng lượng tái tạo đầu tiên trên thế giới
Bỉ đang xây dựng một hòn đảo năng lượng ngoài khơi đầu tiên trên thế giới. Hòn đảo mang tên Princesse Elisabeth ( Công chúa Elisabeth) này sẽ kết nối các trang trại điện gió ở Biển Bắc với đất liền, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền tải điện xanh.
Tạo hình hòn đảo năng lượng tái tạo Princesse Elisabeth. Ảnh: Elia Transmission Belgium
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, dự án đã chính thức khởi công. Các hoạt động thi công trên đất liền đang diễn ra tại Hà Lan, trong đó các công nhân chuẩn bị cho việc lắp đặt những khối bê tông khổng lồ.
Theo bà Valérie Deloze, Trưởng dự án Cơ sở hạ tầng tại Elia, đơn vị thi công công trình, đây là những khối bê tông lớn rỗng bên trong để có thể nổi khi vận chuyển ra biển. Sau đó, các công nhân sẽ đổ cát vào để định vị trên mặt đất và hình thành đường viền bao quanh hòn đảo. Sẽ có 22 khối bê tông khổng lồ được lắp đặt ngoài khơi vào tháng 8/2026.
Video đang HOT
Sau khi lắp đặt các khối bê tông, Elia – nhà điều hành hệ thống truyền tải điện của Bỉ – sẽ bắt đầu lắp đặt tất cả các cơ sở hạ tầng cần thiết cho “nút giao thông” điện gió khổng lồ này, bao gồm các trạm biến áp, cáp điện và các thiết bị khác cần thiết để truyền tải 3,5 gigawatt điện gió ngoài khơi đến đất liền. Đây là một con số khổng lồ biến hòn đảo thành nhà máy điện lớn nhất Bỉ trong tương lai. Khi đạt đến các điều kiện tối ưu, hòn đảo năng lượng này sẽ cung cấp lượng điện gấp 3 lần sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân.
Hòn đảo năng lượng Princesse Elisabeth là một bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở Bỉ và châu Âu.
Dự án này sẽ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chống biến đổi khí hậu. Hòn đảo cũng sẽ tạo ra việc làm và thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Dự án xây dựng một hòn đảo năng lượng được đánh giá phức tạp và đầy thách thức. Các kỹ sư phải tính đến những điều kiện khắc nghiệt của Biển Bắc và đảm bảo rằng hòn đảo có thể chịu được bão tố và lũ lụt. Dù vậy, đây cũng là một dự án đầy tham vọng, có tiềm năng cách mạng hóa cách sản xuất và tiêu thụ điện năng. Dự án này là ví dụ điển hình về sự đổi mới và cam kết của Bỉ đối với năng lượng tái tạo.
Dự báo nhu cầu toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch sẽ đạt đỉnh vào năm 2030
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 24/10 dự báo nhu cầu toàn cầu về than, dầu và khí đốt tự nhiên sẽ lần đầu tiên trong lịch sử đạt đỉnh trong thập kỷ này.
Trang trại điện gió ở gần Toulouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo mang tên Triển vọng Năng lượng Thế giới 2023, IEA cho biết việc đưa ra dự đoán như vậy là dựa trên những chính sách hiện tại mà các nước trên thế giới đưa ra về nhu cầu phát triển công nghệ năng lượng sạch, cùng với đó sự thay đổi cấu trúc kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đối với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch.
Ước tính, tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu, vốn giữ ở mức khoảng 80% trong nhiều thập kỷ qua, sẽ giảm xuống còn 73% vào năm 2030.
Lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2025. Theo báo cáo, nhu cầu toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn ở mức quá cao. Do đó, cơ quan này cho rằng khó có thể đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris năm 2015 về hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Tổng giám đốc IEA Fatih Birol cho biết: "Quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra trên toàn thế giới và đây là xu thế không thể đảo ngược". Tổng giám đốc IEA cho rằng quá trình chuyển đổi này diễn ra càng nhanh chóng thì sẽ càng đem lại nhiều lợi ích hơn cho thế giới.
Theo IEA, trong năm 2020, cứ 25 xe ô tô được bán ra thị trường thì chỉ có một là xe điện. Tuy nhiên, đến năm 2023, nếu như 5 xe ô tô bán ra thì sẽ có một là xe điện. Ngoài ra, năng lực sản xuất nhiên liệu tái tạo sẽ đạt mức kỷ lục mới là hơn 500 gigawatt (GW) vào năm 2023. Theo những chính sách hiện nay thì dự kiến, đến năm 2030, năng lượng tái tạo sẽ đóng góp 80% năng lực sản xuất những loại điện năng mới, trong đó riêng năng lượng Mặt Trời đã chiếm hơn một nửa mức mở rộng năng lượng tái tạo nói trên.
Đan Mạch tăng nguồn cung năng lượng tái tạo cho châu Âu Ngày 29/8, Bộ Năng lượng Đan Mạch thông báo nước này sẽ nâng công suất phát điện của hòn đảo năng lượng tái tạo Bornholm tại biển Baltic để đảm bảo tăng kết nối điện tới Đức và phần còn lại của châu Âu. Thông cáo báo chí của bộ trên nêu rõ hòn đảo năng lượng Bornholm, một trung tâm năng lượng...