Bị ung thư phổi có thể sống được bao lâu: Bạn nên biết điều này để phòng bệnh hiệu quả
Nếu chúng ta biết được những tiên lượng về khả năng sống sau khi mắc ung thư phổi, sẽ biết được cách phòng ngừa, thay đổi lối sống và chăm sóc điều trị tốt hơn. Đây là lời khuyên.
Ung thư phổi là căn bệnh ung thư nguy hiểm và phổ biến nhất
Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư phổ biến và được xem là đứng đầu trong nhóm bệnh ung thư. Tại quốc gia láng giềng Trung Quốc, thống kê cho thấy tỉ lệ mắc ung thư phổi là rất cao, tại Việt Nam, ung thư phổi cũng đứng nhóm đầu cùng với ung thư dạ dày và gan.
Nói chung, ung thư phổi không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào trong giai đoạn đầu, đa số bệnh nhân chỉ phát hiện bị ung thư phổi khi bệnh đã đi vào giai đoạn cuối do thói quen có đau nặng mới khám.
Câu hỏi đặt ra là, con người có thể sống được bao lâu sau khi mắc ung thư phổi? Nên chọn cách chăm sóc nào để có thể duy trì sự sống một cách tốt nhất?
Sau đây là câu trả lời của các chuyên gia về bệnh ung thư phổi trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), bạn có thể tham khảo để hiểu rõ thông tin về căn bệnh nguy hiểm này.
Thời gian sống phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh
Muốn biết người bệnh có thể sống được bao lâu, phải dựa vào mức độ ác tính của bệnh ung thư phổi nặng nhẹ đến đâu.
Trong thực tế khám chữa bệnh trên lâm sàng, mức độ phân chia của các tế bào ung thư tương đối cao thì mức độ ác tính của bệnh tương đối thấp. Ngược lại, mức độ phân chia các tế bào ung thư tương đối thấp thì mức độ ác tính của tế bào ung thư lại tương đối cao.
Có một số bệnh nhân nếu phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm, khi tế bào ung thư chưa di căn, có thể áp dụng cách điều trị bằng phẫu thuật để kéo dài sự sống.
Ngược lại, những người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn (giữa và cuối) thường đã đánh mất cơ hội điều trị tốt nhất. Khi tế bào ung thư đã di căn, khả năng phẫu thuật thấp hoặc không thể phẫu thuật, bệnh nhân không còn khả năng điều trị khỏi. Vì vậy, khi đã ở giai đoạn cuối, bệnh nhận chỉ có thể lựa chọn giải pháp xạ trị hoặc hóa trị để kéo dài sự sống.
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ dựa vào những tiên lượng phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng người bệnh, nếu tiên lượng là tốt, bệnh nhân có thể sống được trong thời gian dài hơn, nếu tiên lượng rất xấu, thời gian sống còn lại của bệnh nhân là tương đối ngắn.
Bệnh nhân khi đã bị ung thư phổi thường phải bỏ thói quen hút thuốc và uống rượu, đặc biệt phải cai thuốc triệt để.
Nếu bệnh nhân ung thư phổi không bỏ hút thuốc, thời gian sống sau khi bị ung thư sẽ bị rút ngắn lại, vì thuốc lá có thể đẩy nhanh sự suy giảm của bệnh. Ngoài việc không hút thuốc, bệnh nhân viêm phổi không được uống rượu.
Một số bệnh nhân bị ung thư phổi tiến triển được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, các bác thường tiên lượng sự sống của có thể họ kéo dài khoảng 3 – 6 tháng.
Video đang HOT
Trong khi tiên lượng của bác sĩ dành cho những bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu thường tương đối tốt, thông thường có thể sống được 5 năm với tỉ lệ xấp xỉ khoảng 44,5%. Đây cũng là tỉ lệ sống của những bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện trong giai đoạn đầu tiên.
Nói tóm lại, việc phát hiện sớm bệnh ung thư, tiến hành điều trị càng sớm thì độ khó trong điều trị sẽ ít nên càng mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn, do đó có thể kéo dài sự sống càng lâu hơn.
Hình ảnh 4 giai đoạn ung thư phổi
Chăm sóc sức khỏe thế nào để có thể duy trì sự sống dài hơn?
Muốn phòng tránh ung thư hoặc giữ được khả năng điều trị tốt nhất, bạn nên thường xuyên để ý sức khỏe của bản thân, nếu có các dấu hiệu khả nghi thì cần đi khám sớm để nắm lấy cơ hội điều trị tốt nhất.
Chìa khóa quan trọng nhất dành cho bạn là nên lắng nghe và quan sát sự thay đổi của cơ thể hàng ngày. Từ bỏ các thói quen xấu gây hại sức khỏe và chú ý chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Những lưu ý khi ăn uống
Người bị ung thư phổi nên đặc biệt tránh ăn uống thực phẩm cay, không ăn thức ăn chứa dầu mỡ. Đây là những nhóm thực phẩm không chỉ gây kích thích lên dạ dày và đường ruột của bệnh nhân ở mức độ cao hơn, mà còn có thể làm cho bệnh trở nên ác tính hóa nhanh hơn.
Cách tốt nhất là người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống thanh đạm hàng ngày, lựa chọn thực phẩm đa dạng, có đầy đủ chất dinh dưỡng phong phú để bồi bổ sức khỏe lạnh mạnh.
Bệnh nhân ung thư phổi thường ngày cũng nên chú ý bổ sung chế độ ăn có nhiều trái cây tươi và rau quả, vì đây là những thực phẩm rất hữu ích cho việc phục hồi của bệnh. Ví dụ như cây súp lơ (bông cải xanh) là một thực phẩm chống ung thư tốt, chất selenium chứa trong bông cải xanh có tác dụng tốt đối với việc chống ung thư.
Sau khi phát hiện bản thân mắc bệnh ung thư phổi, ngay lập tức bạn phải xây dựng và phát triển cho mình những thói quen tốt trong cuộc sống, không được thức khuya trong một thời gian dài, cũng không nên chơi thể thao ngoài trời ở cường độ quá mạnh.
Theo Trí Thức Trẻ
Căn bệnh ung thư diễn viên trẻ Mai Phương mắc phải nguy hiểm đến mức nào
Đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới; đứng thứ 3 ở nữ giới. Bệnh diễn biến nhanh, tỉ lệ tử vong lớn nhưng lại khó phát hiện ở giai đoạn sớm.
Thông tin diễn viên Mai Phương bất ngờ phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối và đang phải điều trị tại khoa Ung bướu, BV 175, TP.HCM thật sự khiến mọi người không khỏi bất ngờ và xót xa bởi cô còn quá trẻ.
Ung thư phổ biến nhất, tỉ lệ tử vong lớn
GS Rafael Molina, Chủ tịch Hội Ung thư và Dấu ấn Sinh học quốc tế cho biết, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, cứ 5 người chết vì ung thư thì có 1 người mắc ung thư phổi.
"Hiện có khoảng 1,8 triệu người trên thế giới mắc mới ung thư phổi mỗi năm, trong đó 1,6 triệu người tử vong, tương đương mỗi phút trôi qua có 3 người chết vì căn bệnh này. Con số này nhiều hơn tổng số tử vong 3 loại ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng", GS Molina nhấn mạnh.
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, tỉ lệ tử vong lớn
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 22.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó gần 20.000 ca tử vong. Đây là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới. Ở nữ, ung thư phổi phổ biến thứ 3, sau ung thư vú, dạ dày.
Qua các năm, tỷ lệ bệnh nhân nam mắc ung thư phổi tại Việt Nam đều tăng, năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân.
Ước tính đến năm 2020, số mắc mới ung thư phổi ở cả hai giới tại Việt Nam là hơn 34.000 người mỗi năm.
Không hút thuốc vẫn mắc ung thư phổi
Ung thư phổi thường phát triển từ tổ chức biểu mô phế quản, phát triển lan rộng và di căn nhanh.
GS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai cho biết, đến nay nhân dẫn đến ung thư phổi vẫn chưa rõ ràng, nhưng khoảng 90% bệnh nhân là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc lá bị động) trong thời gian dài.
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.
Việc phải tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên cũng chịu tác hại không kém người hút trực tiếp
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm ra được mối liên hệ các yếu tố nguy cơ với bệnh ung thư phổi như do môi trường ô nhiễm, tiếp xúc lâu với các chất phóng xạ như uranium, mỏ kền, mỏ cromate; một số ngành nghề có tiếp xúc như công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt...
Những trường hợp tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định như radon, amiăng... có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 3-4 lần so với những người khác.
2 loại ung thư phổi
Ung thư phổi được chia thành 2 loại: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ. Trong đó ung phổi tế bào không nhỏ phổ biến hơn, chiếm khoảng 80-85% ca bệnh.
Dù chiếm tỉ lệ mắc ít nhưng ung thư phổi tế bào nhỏ thường diễn tiến nặng hơn, hầu hết được chẩn đoán khi bệnh đã nặng. Đây là loại ung thư ác tính nhất, dễ di căn, lan từ phổi đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
GS Mai Trọng Khoa cho biết, khả năng sống thêm 5 năm với ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ khoảng 6%, ung thư phổi tế bào không nhỏ khoảng 18%, trong khi con số này ở bệnh nhân ung thư vú lên tới trên 80%.
Khó phát hiện ở giai đoạn sớm
Theo thống kê, ngay tại các nước phát triển, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1, 2).
Nguyên nhân do triệu chứng lâm sàng khởi đầu của ung thư phổi rất nghèo nàn.
Các dấu hiệu như ho khan dai dẳng, sốt về chiều, sút cân, đau ngực, ho ra máu... đều không phải những dấu hiệu đặc hiệu của ung thư phổi, các triệu chứng này cũng dễ gặp trong viễm nhiễm phế quản phổi.
Ở giai đoạn sớm, ung thư phổi gây gây đau đớn nên khi phát hiện thấy các triệu chứng lâm sàng thì thường đã ở giai đoạn muộn.
Để phát hiện ung thư phổi có thể chụp X-quang, chụp CT, soi phế quản, thử nghiệm tế bào học chất đờm, thường khi phát hiện ra, khối u đã có kích cỡ 2-10 cm.
Gần đây, nhiều nơi ứng dụng xét nghiệm dấu ấn sinh học, các chỉ số sẽ tăng cao bất thường khi có khối u ác tính, có thể cao gấp hàng nghìn lần.
Điều trị ung thư phổi
Ở giai đoạn 1-2, phẫu thuật loại bỏ tình trạng ung thư là một lựa chọn. Ở những giai đoạn bệnh muộn hơn của ung thư phổi tế bào không nhỏ, khi mà tình trạng ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở ngực, điều trị thường sẽ bao gồm hóa trị và xạ trị.
Tuy nhiên, điểm yếu của hóa xạ trị là thời gian sống của bệnh nhân ngắn, chất lượng sống bị ảnh hưởng nặng nề vì phải chịu nhiều tác dụng phụ, người bệnh mệt mỏi, mất niềm tin và không tích cực phối hợp điều trị.
Minh Anh
Theo vietnamnet.vn
Ung thư chẳng phải là chấm hết Ngồi chờ khám tại trung tâm Ung thư bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM tháng qua, chị Thanh Phương, 32 tuổi, đến từ Đà Lạt, tâm sự: "Khi biết tin bị ung thư vú giai đoạn 2 tôi sốc lắm. Còn trẻ, mới có con đầu lòng, công việc tốt đẹp, bỗng nhiên mọi thứ sụp đổ và tôi đã muốn tự tử...". Ai...