Bị trường từ chối vì lùn, nam sinh được đầu bếp Gordon Ramsay nhận truyền nghề
Louis Makepeace, một thanh niên mắc ‘bệnh lùn’ bẩm sinh, đã được đầu bếp trứ danh người Anh Gordon Ramsay, nhận dạy nghề.
Makepeace vẫn không từ bỏ giấc mơ trở thành đầu bếp – CHỤP MÀN HÌNH BBC
Theo BBC ngày 29.8, Makepeace cho biết ban lãnh đạo Trường đại học Heart of Worcestershire ở Anh đã từ chối nhận anh vào học dù ban đầu đã đồng ý. Họ cho rằng chiều cao khiêm tốn của nam sinh 18 tuổi này không phù hợp với chuyện bếp núc.
Với chiều cao gần 1,2 m, Makepeace nói rằng anh bị Trường đại học Heart of Worcestershire phân biệt đối xử.
Biết được thông tin trên, đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay đã lên tiếng chỉ trích trường học khi từ chối học sinh chỉ do khiếm khuyết bẩm sinh của anh ta.
“Quả là thái độ đáng chê trách. Tôi sẽ cho anh ấy học nghề bất cứ ngày nào”, ông Ramsay viết trên trang Twitter.
Video đang HOT
Đầu bếp Gordon Ramsay – CHỤP MÀN HÌNH BBC
Đại diện của Ramsay cũng đã xác nhận rằng tuyên bố trên của ông Ramsay là một lời đề nghị công việc chính thức.
Nam thanh niên đến từ thành phố Worcester ở Anh này chia sẻ anh cảm thấy rất phấn khích trước lời đề nghị của đầu bếp Ramsay, đồng thời cho hay dù bị trường từ chối song anh vẫn muốn trở thành đầu bếp và một ngày nào đó sẽ mở được quán cà phê hoặc nhà hàng cho mình.
Theo thanhnien.vn
Cần có chính sách đặc thù để khuyến khích giáo viên đến vùng khó khăn
Bày tỏ băn khoăn trước Đề án "Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp", TS Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) chia sẻ: Nếu Đề án đưa ra mà lương của giáo viên bằng, thậm chí thấp hơn hiện tại thì rõ ràng ngành Giáo dục sẽ bị thiệt thòi.
Thu hút và giữ chân người tài bằng chính sách tiền lương
Khuyến khích người tài vào ngành Giáo dục
Trong bối cảnh hiện nay, ngành Giáo dục đang rất cần thu hút người giỏi. Nếu chúng ta không có chính sách thu hút và giữ chân người tài vào ngành Giáo dục thì cần phải bàn đi, tính lại sao cho thỏa đáng
TS Nguyễn Đắc Hưng
Theo TS Nguyễn Đắc Hưng, mục tiêu của Đề án "Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp" rất hay và phù hợp với thực tiễn.
Qua đó đảm bảo công bằng, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đồng thời đánh giá đúng năng lực, vị trí việc làm và thu hút được nhân tài cũng như là giữ chân người tài cho đất nước.
Tuy nhiên khi đặt vấn đề về lương cho từng ngành nghề cụ thể thì cần tính toán lại để thấy rằng, mức độ, tính chất của từng ngành nghề có những đặc thù khác nhau.
Nói ngay như trong ngành Giáo dục, từ Nghị quyết Trung ương 2 cho đến Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đều khẳng định: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
Không phải ngẫu nhiên mà Trung ương lại đưa vấn đề tiền lương vào Nghị quyết. Điều đó cho thấy, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, luôn muốn thu hút những người giỏi vào ngành Giáo dục và giữ chân được người giỏi ở trong ngành giáo dục.
TS Nguyễn Đắc Hưng phân tích, giáo viên là nghề có tính chất đặc thù bởi: Thứ nhất, giáo viên là những kỹ sư tâm hồn. Họ phải là những người tiêu biểu cả về đạo đức và tài năng thì mới có thể đứng trong hàng ngũ nhà giáo để đào tạo ra những thế hệ học sinh, sinh viên có chất lượng và là nguồn nhân lực tương lai cho đất nước.
Thứ hai, giáo viên có ở các vùng miền khác nhau, từ những vùng thuận lợi cho đến vùng biên giới, hải đảo. Vì vậy cần thiết có chính sách đặc thù để khuyến khích giáo viên đến những vùng, miền đó để dạy học.
TS Nguyễn Đắc Hưng: Không phải ngẫu nhiên, mà Trung ương lại đưa vấn đề tiền lương vào Nghị quyết
Không tạo sự phân tâm cho đội ngũ nhà giáo
TS Nguyễn Đắc Hưng cho rằng, hơn lúc nào, cần phải đặt vấn đề về tiền lương của giáo viên theo đúng tính thần của Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng. Còn vấn đề những ai được hưởng mức lương cao thì lại là chuyện khác, việc đó ngành sẽ có cách giải quyết phù hợp.
Nhưng để có được điều này thì cần có chính sách đặc thù về tiền lương cho đội ngũ nhà giáo và không nên đánh đồng. Khi chính sách tiền lương thỏa đáng thì sẽ có cơ sở để yêu cầu giáo viên nâng cao chất lượng. Tức là quyền lợi luôn phải đi kèm với nghĩa vụ. Có như vậy mới tạo được sự công bằng và không tạo sự phân tâm cho đội ngũ nhà giáo cũng như những người quản lý giáo dục.
"Đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc đề nghị Trung ương xem xét có chính sách lương/phụ cấp đặc thù đối với đội ngũ giáo viên, trong đó quy định giáo viên thuộc trường hợp có phụ cấp cao hơn 30% theo quy định của Đề án và nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp là hoàn toàn hợp lý và có có sở" - TS Nguyễn Đắc Hưng.
Sỹ Điền (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
"Phân luồng" giúp học sinh và gia đình tiết kiệm thời gian, tiền bạc Thực tế cho thấy, nhiều học sinh yếu, kém nhưng lại có năng khiếu và rất khéo tay khi học nghề. Hơn nữa, hiện nay trong xã hội đang có tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" nên công tác phân luồng học sinh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phân luồng học sinh từ việc nâng cao chất lượng hướng nghiệp, dạy...