Bị tố lạm thu, trường trả lại tiền triệu cho phụ huynh
Chưa thực hiện đúng quy trình, thu cao, thu các khoản không được duyệt…, sau khi báo chí phản ánh, một số trường ở Hà Tĩnh phải trả lại tiền cho phụ huynh.
Trả lại 5 khoản thu
Ngày 2/10, bà Trần Thị Văn – Hiệu trưởng Tiểu học Cẩm Trung (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, trường đã họp phụ huynh thông báo dừng thu, trả lại các khoản: 70.000 đồng/HS khối 1và 2 mua sắm đồ dùng dạy học tiếng Anh (khối này chưa học Tiếng Anh); 100.000 đồng/HS đối với khối 3,4,5 không học bán trú; 864.000 đồng/HS tất cả các khối tiền học buổi 2; 100.000 đồng/HS tiền “vệ sinh lớp” cho toàn bộ tất cả các khối. 300.000 đồng/6 buổi tiền lao động phụ huynh của tất cả các khối.
Trường tiểu học Cẩm Trung đã phải trả lại 5 khoản thu bất hợp lý. Ảnh: Lao Động.
Trước đó, báo phản ánh, danh sách 12 khoản thu mà bà Trần Thị Văn – Hiệu trưởng cung cấp, gồm:
1 – Thu xây dựng, sửa chữa TSCĐ (Tài sản cố định): khối 5 thu 1 triệu đồng, các khối 1,2,3,4 1,1 triệu đồng;
2 – Sửa chữa đường điện, trả tiền điện 50.000 đồng;
3 – Mua sắm đồ dùng dạy học, mua thiết bị phòng tiếng Anh 70.000 đồng;
4 – Bảo vệ, vệ sinh môi trường cải tạo cảnh quan trong trường 50.000 đồng;
5 – Làm công trình Hội phụ huynh, mua bàn ghế, lắp điều hòa, sửa cửa sổ phòng ngủ 200.000 đồng;
6 – Mua đồ dùng bán trú: khối 1 và 2 thu 100.000 đồng; khối 3 và 4 thu 70.000 đồng, khối 5 thu 50.000 đồng;
7 – Dạy Anh, Tin học 126.000 đồng;
8 – Nước uống 50.000 đồng;
9 – Quỹ đội 50.000 đồng;
10 – Quỹ hội phụ huynh 100.000 đồng;
11 – Qũy khuyến học 60.000 đồng;
Video đang HOT
12 – Thu dạy buổi 2 – (16 buổi x 9 tháng x 6000đồng/buổi) 864.000 đồng.
Ngoài 12 khoản công khai xin duyệt, ở lớp còn thu thêm các khoản khác, mà không được công bố như Quỹ lớp 80.000 đồng; Vệ sinh lớp 100.000 đồng ngàn; Lao động của phụ huynh 300.000 đồng/6 buổi (Nếu đi lao động thi không phải nộp); Bảo hiểm y tế 434.000 đồng; Bảo hiểm thân thể 70.000 đồng.
Hiệu trưởng bị đình chỉ công tác
Cũng liên quan vấn đề lạm thu đầu năm học 2015 – 2016 của trường THCS Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh), Sở GĐ&ĐT tỉnh này đã yêu cầu trường hoàn trả lại cho học sinh. Ông Trần Trọng Thể – Hiệu trưởng THCS Đậu Liêu – cũng bị UBND thị xã Hồng Lĩnh đình chỉ công tác một tuần vì để xảy ra sai sót.
Danh sách 21 khoản thu của Trường Tiểu học Cẩm Hà dù chưa được duyệt đã tiến hành thu.
Cụ thể, ông Thể đã ban hành 15 khoản thu với tổng số tiền là 3.522.000 đồng. Trong đó có một số khoản bất hợp lý, bị phụ huynh phản ứng gay gắt như phải đóng 20.000 đồng tiền mua hương, hoa nghĩa trang, 20.000 gửi xe đạp, 30.000 đồng photo đề kiểm tra, 100.000 đồng quỹ hội phụ huynh…
Chủ tịch huyện chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm
Tiếp tục phản ánh về nạn lạm thu, ngày 1/10, Báo Lao Động có bài “Vừa ngất với 21 khoản thu của trường, lại choáng vì 300.000 đồng nộp cho Ủy ban xã” phản ánh Trường Tiểu học Cẩm Hà (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) chưa được duyệt đã tự ý thông báo thu 21 khoản với số tiền hơn 4,4 triệu đồng/học sinh. Trong đó, có những khoản quá vô lý.
Cụ thể các khoản: 1, Tu sửa mua sắm cơ sở vật chất 900.000 đồng;
2, Tiền xây dựng nộp Ủy ban 300.000 đồng;
3, Tiền học buổi hai 1.008.000
4, Tiền quỹ đội 40.000 đồng;
5, Tiền quỹ khuyến học 40.000 đồng;
6, Quỹ hội phụ huynh 60.000 đồng;
7, Nước uống 50.000 đồng;
8, Hỗ trợ các cuộc thi 50.000 đồng;
9, Bảo vệ, hợp đồng 100.000 đồng;
10, Quỹ lớp 100.000 đồng;
11, Trang trí phòng học 20.000 đồng,
12, Trang trí thư viện 20.000 đồng;
13, Vệ sinh, dụng cụ vệ sinh, bù tiền điện 30.000 đồng;
14, Mua sắm dụng cụ bán trú 200.000 đồng;
15, Công quản học sinh ăn bán trú 75.000 đồng;
16, Giấy thi 30.000 đồng;
17, Quần áo đồng phục 156.000 đồng;
18, Tiền vở 70.000 đồng;
19, Lao động 300.000 đồng;
20, Bảo hiểm y tế 435.000 đồng;
21, Bảo Việt 70.000 đồng.
Sáng 2/10, ông Phạm Đăng Nhật, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh – cho biết, ông chưa đọc được bài báo này. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ kiểm tra để chỉ đạo xử lý kịp thời. Ông Nhật cũng khẳng định, bản thân ông đã thường xuyên quán triệt, chỉ đạo ngành giáo dục huyện nhà phải thực hiện nghiêm túc các quy định, đảm bảo thu chi hợp lý, minh bạch. Tuy nhiên, vẫn để xảy ra những sai sót mà báo chí phản ánh. Quan điểm của huyện là sẽ xử lý nghiêm túc
Theo Trần Tuấn/Báo Lao động
Muôn 'chiêu' đóng góp kiểu thoả thuận đầu năm
Nhiều gia đình than phiền phải lo tiền triệu cho con mình đóng góp đầu năm học. Với gia đình công nhân, nông dân đây thực sự là gánh nặng.
Năm học mới 2015-2016 đã bước vào tuần thứ 2. Đến thời điểm này nhiều trường đã tổ chức họp phụ huynh đầu năm và công bố các khoản thu. Năm nay, dù ngành giáo dục ráo riết vào cuộc nhưng nhiều gia đình phải lo tiền triệu cho con mình đóng đầu năm học. Với các gia đình trung lưu thì không có gì đáng bàn, nhưng với những gia đình làm nông nghiệp, công nhân thì đây thực sự là "gánh nặng" đè lên vai.
Tân sinh viên 'hoa mắt' với các khoản phụ phí khi nhập học Cùng với niềm vui đỗ đại học, nhiều sinh viên đã "choáng" trước hàng loạt các khoản phí khi làm thủ tục nhập học tại trường.
Tại trường THPT Đ.T (Tây Hồ, Hà Nội), tất cả các khoản thu đầu năm được thông báo đến cha mẹ học sinh là 2.250.000 đồng (Hai triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng).
Sau buổi họp phụ huynh hôm cuối tuần trước, nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc vì mức thu của nhà trường. Chị L.V.H (phụ huynh học sinh) chia sẻ: "Tôi làm công nhân lương tháng được 4 triệu đồng. Cả gia đình tôi trông chờ vào suất lương ấy, còn bố các cháu thì đi làm những việc vặt vãnh, kiếm chác không đủ nuôi thân. Giờ 2 cháu học trong trường tôi phải đóng 4,5 triệu đồng thì lương của tôi không đủ. Trong trường cháu nhiều gia đình bố mẹ chỉ ở nhà làm nội trợ, bán hàng ngoài chợ thì lấy đâu ra tiền để trang trải khoản thu đầu năm học như thế này. Trong trường cháu đã có một số phụ huynh phản ứng không nộp tiền rồi".
Cũng là một khoản thu tự nguyện, năm nay, nhiều trường trên địa bàn Hà Nội tiếp tục đưa ra bản thỏa thuận với các phụ huynh học sinh về "sổ liên lạc điện tử". Mức thu dao động từ 20.000 - 40.000 đồng/tháng/cháu.
Các khoản thu ngoài qui định thường được đưa vào Biên bản thỏa thuận để cha mẹ học sinh ký. Nếu có khiếu kiện gì thì đây là sự thỏa thuận của hai bên.
Một phụ huynh có con đang học ở trường tiểu học của quận Hoàn Kiếm cho biết: "Khoản thu sổ liên lạc điện tử của trường con tôi là 40.000 đồng/tháng. Khoản thu này tôi thấy còn đắt hơn cả sử dụng dịch vụ điện thoại nhắn tin. Đáng ra, "điện tử" thì phải rẻ và thuận tiện hơn giấy thì mới nên dùng chứ thời buổi công nghệ thông tin rồi mà các dịch vụ sơ đẳng như thế này vẫn thu tiền cao ngất ngưởng như vậy".
Đem thắc mắc này đi hỏi một chuyên gia công nghệ thông tin thì được tính toán sơ bộ thế này: Nếu thu 40.000 đồng/cháu thì một trường có 1.000 học sinh thì thu khoảng 40.000.000 đồng/tháng (bốn mươi triệu đồng). Loại tin nhắn này sử dụng phần mềm spam nên nhắn tin rất rẻ. Cứ cho giá 400 đồng/tin nhắn, 10-15 tin/tháng thì mỗi cháu hết khoảng 4.000-5.000 đồng/tháng là nhiều.
Năm nay, nhiều bậc phụ huynh phản ứng trước việc thu BHYT học sinh, sinh viên 15 tháng trong 1 lần đầu năm học. Sửa lại, Bộ GD-ĐT có công văn hướng dẫn thu 6 tháng/lần và yêu cầu các trường không thu thêm bất kỳ khoản bảo hiểm tự nguyện nào khác. Bộ GD-ĐT yêu cầu là vậy nhưng thực tế hầu như trường nào cũng thu thêm BH thân thể học sinh với giá 60.000 đồng/cháu.
Anh N.M.H (ở Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đã đóng đầy đủ các khoản đầu năm học cho con nhưng lại thấy có thêm khoản BH thân thể học sinh, định không đóng nhưng thấy nhiều người đóng cho con chẳng lẽ mình lại không đóng".
Ngoài ra, một số phụ huynh có con học trái tuyến ở Hà Nội cho biết, ngoài các khoản đóng góp chung, có trường còn thu thêm khoản tiền "trái tuyến" lên tới tiền triệu.
Còn nữa, những khoản thu đầu năm do các trường đặt ra cuối cùng thực thi là các cô giáo chủ nhiệm. Nhiều cô giáo chia sẻ họ cũng rất "khó ăn khó nói" với phụ huynh học sinh nhưng vì nhà trường đã "giao" chỉ tiêu cho từng lớp không thực hiện không được. May mắn thì gặp được các phụ huynh dễ tính, xuề xòa, bảo sao nộp vậy chứ gặp phải Ban phụ huynh "rắn" thì đến khổ.
Thế nhưng, với ban phụ huynh, nhiều người than phiền: Nhiều vị trong Ban phụ huynh có điều kiện kinh tế, với họ những khoản thu đầu năm không thấm tháp gì nên họ cũng "hùa theo" nhà trường để thu, thậm chí có những người thấy mức thu còn thấp, tiền còn hơi lẻ thì huy động thu thêm cho chẵn. May mắn cho lớp nào trưởng ban phụ huynh mà chân chất, chia sẻ một chút thì các phụ huynh khác được nhờ, vì họ tính toán, cân đối các khoản thu với mặt bằng chung của lớp, trường trên tinh thần hợp lý, tiết kiệm.
Như đoán được nội dung chính của kỳ họp đầu năm, nhiều lớp rất vắng phụ huynh đến họp vì họ biết rằng, đến lớp con những ngày này chỉ để đóng tiền và làm quen với cô giáo chủ nhiệm.
Vì sao năm nào câu chuyện lạm thu đầu năm học cũng được nhắc đến nhưng năm nào cũng "nóng"? Một lý do ai cũng có thể dễ nhận thấy là dù có phát hiện ra việc lạm thu nhưng không ai bị xử lý nghiêm, không bị đuổi khỏi ngành, không bị truy cứu trách nhiệm... nên dù cơ quan quản lý có ra văn bản kiểu này kiểu khác để nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng vẫn không ai sợ.
Theo Vũ Hạnh/VOV
Nhà trường lên tiếng về tiền quỹ hơn 150 triệu đồng Hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/3 cho biết, thông tin phản ánh "lạm thu" là không hợp lý. Liên quan việc bị phụ huynh phản ánh lạm thu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7 (TP HCM) và đại diện Ban đại diện cha mẹ học...