Bị tiểu đường, uống trà xanh hay trà đen tốt hơn?
Trà, đặc biệt là trà xanh giúp các tế bào nhạy cảm hơn, nên nó có thể tốt hơn trong việc chuyển hóa đường, theo Everydayhealth.
Polyphenol trong trà xanh giúp ổn định lượng đường trong máuẢNH: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Suzanne Steinbaum, Giám đốc Trung tâm phụ nữ và bệnh tim tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York, Mỹ cho biết những người bị bệnh tiểu đường có vấn đề về chuyển hóa đường. Thông thường insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, nhưng với bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể xảy ra hiện tượng đề kháng insulin, từ đó khiến lượng đường trong máu tăng lên. Thông qua một phản ứng sinh hóa phức tạp, trà có thể giúp các tế bào nhạy cảm hơn, vì vậy nó giúp chuyển hóa đường tốt hơn.
Trà xanh tốt cho bệnh tiểu đường vì chứa nhiều chất chống oxy hóa gọi polyphenol- ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vì sao trà xanh lại tốt?
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Diabetes and Metabolismđã chỉ ra những lợi ích tiềm năng của trà khi nói đến bệnh tiểu đường cũng như bệnh béo phì – một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, một nghiên cứu ở Nhật Bản còn phát hiện ra rằng những người uống 6 hoặc nhiều hơn 6 tách trà xanh mỗi tuần, khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 giảm xuống đến 33% so với những người uống ít hơn 1 tách trà xanh mỗi tuần. Ngoài ra, một nghiên cứu ở Đài Loan cũng nhận thấy những người uống trà xanh thường xuyên trong hơn một thập kỷ có vòng eo nhỏ hơn và lượng mỡ trong cơ thể cũng thấp hơn so với những người không thường xuyên uống trà xanh.
Video đang HOT
Trà xanh tốt cho bệnh nhân tiểu đường ở chỗ nó chứa chất chống oxy hóa gọi là polyphenol. Polyphenol giúp giảm stress, giãn mạch (mở rộng động mạch), hạ huyết áp, ngăn ngừa đông máu và giảm cholesterol… (tất cả đều có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim), bởi thực tế các yếu tố này liên quan chặt chẽ tới bệnh tiểu đường. Hơn nữa, polyphenol trong trà xanh giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Khi nói đến trà, tiến sĩ Steinbaum cho biết tất cả các loại trà đều tốt cho bệnh tiểu đường, nhưng trà xanh đóng vai trò đặc biệt nhất bởi nó chứa hàm lượng polyphenol cao hơn nhiều so với trà đen. Bên cạnh màu sắc, trà xanh thường được chế biến từ lá chè tươi nên thật sự tinh khiết, trong khi đó trà đen chứa hàm lượng caffeine cao hơn 2-3 lần so với trà xanh.
Polyphenols không chỉ có trong trà xanh
Ngoài trà, một số thực phẩm giàu chất polyphenol cũng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 rất hiệu quả, đó là các loại trái cây nhiều màu sắc như: nho, táo, lựu, nam việt quất, cam, mâm xôi, quả việt quất, dâu tây, chanh và kiwi. Các loại trái cây này chứa dồi dào chất polyphenol. Bông cải xanh, hành tây, tỏi, cà chua, cà tím, rau bina cũng là nguồn tốt của polyphenol.
Đồ uống tốt cho bệnh tiểu đường loại 2
Ca cao cũng là một thức uống giàu chất polyphenol. Đối với những người ăn chay, các thực phẩm giàu polyphenol và cả protein là: đậu đỏ, đậu đen, quả hồ trăn, quả óc chó, đậu xanh, và tất cả các loại hạt.
Nhìn chung, ngoài việc uống trà xanh, ăn một chế độ tốt cho lượng đường trong máu là cách hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường loại 2 có xu hướng phát triển do cách ăn uống, vì vậy một chế độ dinh dưỡng phong phú polyphenol sẽ giúp cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
4 cách cân bằng đường huyết tự nhiên
Cân bằng lượng đường trong máu là cách cần thiết để giữ cho cơ thể hoạt động tốt nhất và để ngăn chặn mắc bệnh do quá trình trao đổi chất giảm.
Tập thể dục là cách giúp cân bằng đường huyết. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Để cân bằng lượng đường huyết bằng cách tự nhiên, sau đây là những lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng, theo naturalnews.
Hoạt động thể chất thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, tỉnh táo hơn, và quan trọng nhất là nó sẽ giữ cho lượng đường huyết ổn định.
Thanh lọc cơ thể
Đôi khi, lượng đường huyết mất cân đối do ký sinh trùng trong cơ thể. Hãy thanh lọc cơ thể bằng những phương pháp tư nhiên như uống nước pha chanh vào buổi sáng, ngâm cơ thể trong nước muối ấm mỗi tuần...
Không bỏ qua bữa ăn
Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho cơ thể là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Bỏ qua bữa ăn có nghĩa là cơ thể bạn không nhận được các chất dinh dưỡng cần có khiến lượng đường huyết tăng. Ăn đúng giờ giúp cơ thể duy trì lượng đường huyết cân bằng.
Tránh rượu
Uống rượu có thể dẫn đến lượng đường huyết. Ngoài ra, nếu uống rượu, bạn cần ăn no trước khi uống để lượng đường huyết không bị tăng khiến bạn chóng mặt.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Mối nguy hiểm khi ăn nhiều cơm trắng hàng ngày Nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) cho biết ăn gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thậm chí cao hơn rất nhiều so với đồ uống có ga. Theo Straistimes, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard đã phân tích dữ liệu từ 4 nghiên cứu lớn, liên quan đến 350.000 người...