Bị tiểu đường có được ăn ngô không?
Ngô có rất dụng tác dụng đối với sức khỏe của bạn, nhưng đối với người bị tiểu đường liệu ăn ngô có tốt không?
Tiểu đường có nên ăn ngô?
Dù có lợi ích tốt như vậy nhưng ngô vẫn được phân vào nhóm tinh bột, người tiểu đường chỉ được ăn một cách hạn chế.
Ngô có chỉ số GI là 69, con số này hơi cao (mức trung bình là 56-69). GI – Glycaemic Index – là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường, tất nhiên là càng thấp càng tốt. Nếu như chỉ ăn riêng ngô, lượng đường trong máu dễ tăng nhanh. Ngô cần dùng trong bữa ăn, kèm với những thực phẩm giàu chất xơ và protein khác.
Người tiểu đường ăn bao nhiêu ngô là phù hợp?
Bữa ăn của người tiểu đường được khuyến nghị cần gồm nhiều loại thực phẩm carbohydrate khác nhau chẳng hạn như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, các loại đậu, mỗi loại chỉ ăn một ít. Ngô là một nguồn năng lượng, chất xơ, vitamin, khoáng chất, lại ít chất béo và natri. Để có thể hấp thu được những dưỡng chất trong ngô, đồng thời ngăn dung nạp carbohydrate quá mức, bệnh nhân phải theo dõi lượng ngô đã ăn đến từng gram. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ , 1/2 chén ngô nấu chín hoặc 1/2 bắp ngô luộc chứa 15g carbohydrate trong khi lượng carbohydrate mỗi bữa ăn cho người tiểu đường dao động từ 45-60g là an toàn.
Còn tùy vào trọng lượng cơ thể, công việc hàng ngày nặng hay nhẹ mà lượng thức ăn tương ứng cũng khác nhau. Tốt nhất bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn để điều chỉnh cho phù hợp.
Lưu ý những hình thức chế biến sẵn của ngô cho lượng đường cao như sirô ngô hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe, bệnh nhân không nên dùng.
Một số lợi ích khác của ngô
Chống ung thư hiệu quả
Video đang HOT
Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Những người ăn thực phẩm nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Một trong những lợi ích của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lý do là bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan- chất khiên dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA)
Tốt cho não
Bắp cũng giàu vitamin B1 giúp acetylcholine-một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ
Tốt cho mắt
Bắp ngô cũng giàu beta-carotenoid và folate, cả hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Theo www.phunutoday.vn
Không phải thuốc hay cao lương mĩ vị, 4 món dân dã này sẽ "đánh bật" bệnh mỡ máu cao
Mỡ máu cao hiện là căn bệnh được khuyến cáo cần phải phòng ngừa và điều trị gấp. Cách tốt nhất là điều chỉnh thực đơn ăn uống trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
Mỡ máu cao là một trong 3 bệnh nguy hiểm và phổ biến
Cùng với huyết áp cao, đường trong máu cao, mỡ máu cao được xem là 3 nhóm bệnh phổ biến, nguy hiểm cho sức khỏe. Bất kỳ bệnh nào trước khi trở nặng, cũng có một thời gian dài tích tụ, góp gió thành bão. Tại sao chúng ta không "ra tay" sớm?
Trước thực trạng ngày càng có nhiều người mắc bệnh mỡ máu cao do thói quen ăn quá nhiều dầu mỡ và các chất béo, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nãy dùng thực phẩm để trị bệnh trước khi phải dùng đến thuốc.
Chỉ số mỡ máu cao có thể gây ra nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tim mạch, tắc huyết quản hoặc hình thành các cục máu đông do lượng mỡ tích tụ quá nhiều trong thành mạch máu. Việc hạ thấp lượng mỡ (lipit) trong máu có thể phòng bệnh hiệu quả.
Những người chưa có bệnh thì ăn để phòng ngừa, những người đã có bệnh thì cần phải kết hợp ăn uống song song với việc dùng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, mỗi người cần phải thay đổi các thói quen xấu, xây dựng một lối sống lành mạnh từ ăn uống đến vận động, làm việc, nghỉ ngơi.
Theo chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe chia sẻ trên Báo Sức khỏe Trung Quốc, 4 loại thực phẩm sau đây có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và loại bỏ dần mỡ máu, giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình điều trị và phòng bệnh.
1. Ngô
Nhiều nghiên cứu hiện đại đã khẳng định, ngô giàu axit béo không bão hòa, đặc biệt là hàm lượng axit linoleic lên đến 60%, nó có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Các vitamin E có trong ngô có tác dụng hạn chế sự gia tăng của mỡ máu, ngăn chặn sự lắng đọng của mỡ trong thành mạch máu.
Do đó, ngô là thực phẩm nhóm đầu có tác dụng phòng và điều trị bệnh đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Người bình thường cũng nên duy trì thói quen ăn ngô thường xuyên để phòng bệnh.
2. Đậu xanh
Nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, thành phần globulin và polysaccharide có trong đậu xanh có thể thúc đẩy mỡ động vật tích tụ trong gan phân hủy thành axit cholic, do đó đẩy nhanh việc xả mật và mật muối, làm giảm sự hấp thu cholesterol vào thành đường ruột.
Hơn nữa, đậu xanh còn có thành phần polysaccharide (đa đường), có tác dụng tăng cường hoạt tính của lipoprotein, có thể thủy phân thành phần triglyceride có trong lipoprotein, từ đó đạt được mục đích giảm lipid máu.
Nghiên cứu cũng cho thấy, tác dụng hạ lipid của đậu xanh cũng liên quan đến sự ức chế cạnh tranh đối với cholesterol thực phẩm ngoại sinh nhờ thành phần phytosterols chứa trong đậu xanh.
3. Đậu nành
Đậu nành là thực phẩm có nhiều chất sterol thực vật. Chất này khi được hấp thụ vào cơ thể người, sẽ "đánh nhau" với cholesterol tích tụ trong đường ruột, từ đó có thể thúc đẩy quá trình loại bỏ mỡ nhanh hơn, làm giảm sự hấp thu cholesterol vào cơ thể.
Khi cơ thể dư thừa lượng cholesterol quá mức, chúng sẽ được tích tụ trong thành mạch máu, dẫn đến làm cứng các mạch máu, thu hẹp mạch máu, thậm chí làm tắc hoặc vỡ mạch, dẫn đến đột quỵ.
Chất phospholipid có trong đậu nành còn có thể làm mềm mỡ, giảm sự sinh sản cholesterol. Nhờ tác dụng này mà khi ăn đủ một lượng đậu nành vừa phải trong thực đơn, cholesterol sẽ không còn cơ hội được lưu trữ trong thành mạch máu. Vì vậy, đây được xem là thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc giảm chất béo trong máu.
4. Gừng
Trong gừng có chứa một lượng axit salicylic tương tự như hợp chất hữu cơ, có tác dụng như một dung dịch làm loãng hoặc chống đông. Chất này khi hoạt động trong thành mạch máu sẽ làm cho các cục máu đông loãng ra, từ đó có thể hỗ trợ tốt quá trình hạ mỡ máu, hạ huyết áp, ngăn ngừa huyết khối.
Theo phunugiadinh/Health/39/Soha
Những loại thực phẩm dù đói đến mấy cũng không nên ăn vào bữa sáng Bánh ngọt, kẹo đường hay ngũ cốc đóng gói... là những thực phẩm không nên ăn vào bữa sáng. Bánh kẹo ngọt Nhiều người khi đói bụng vào buổi sáng vẫn thường tìm cách cho vào bụng vài chiếc kẹo hoặc bánh để xua tan cảm giác cồn cào, khó chịu. Làm cách này có thể giảm đói bụng tức thời nhưng lặp...