Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Đỗ Tiến Sỹ: Nhiều bài học quý từ hoạt động Hội Nông dân
Nhận thức được việc thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với việc người nông dân là chủ thể, các cấp Hội ND trong tỉnh Hưng Yên đã chủ động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia thực hiện một số nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân – là lực lượng chủ lực tham gia thực hiện cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương; hỗ trợ hội viên, nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Vận động hội viên nông dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán, phương thức sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế các cây trồng, vật nuôi; dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp; ủy thác và tín chấp cho nông dân vay vốn, mua vật tư nông nghiệp theo phương thức chậm trả với lãi suất ưu đãi…
Phân loại, đóng gói sản phẩm nhãn lồng tại HTX TP.Hưng Yên. Ảnh: TTXVN
Giai đoạn 2008 – 2018, Hưng Yên huy động đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt gần 50.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 70% nguồn lực từ nhân dân. Cán bộ, hội viên nông dân đã tự nguyện đóng góp hàng trăm tỷ đồng, hiến gần 20.000m2 đất, tham gia hàng vạn ngày công lao động.
Hội viên, nông dân đã xây dựng gần 2.000 công trình dân sinh, gần 1.000 mô hình sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, 436 tổ vệ sinh môi trường tự quản hoạt động có hiệu quả…
Video đang HOT
Với những kết quả cụ thể, quan trọng và nổi bật trong việc thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10, các cấp Hội và hội viên nông dân đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm qua; tỉnh liên tục trong 2 năm trở lại đây đã tự cân đối thu – chi; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,75%. Đồng thời, giúp tỉnh có thêm nhiều bài học thực tiễn quý giá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết, đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống.
Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, hội viên, nông dân tỉnh Hưng Yên xác định cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là: Tập trung quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa XII; đồng thời, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm trong Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chương trình, đề án của tỉnh; xác định rõ vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tiếp tục được chú trọng giải quyết một cách đồng bộ, thường xuyên và liên tục, có gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Hưng Yên…
Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm nông nghiệp sạch của tỉnh; phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản để tìm đầu ra bền vững đối với sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, nhất là nhóm sản phẩm chủ lực.
Hai là: Tiếp tục huy động đa dạng hóa các nguồn lực và đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thống nhất từ nhận thức đến hành động về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay để từng bước chuyển trọng tâm sang giai đoạn triển khai xây dựng mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, với mục đích hướng tới là xây dựng khu dân cư đáng sinh sống.
Ba là: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn; nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân gắn với chú trọng phát huy dân chủ thực sự ở cơ sở; quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tăng cường đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng mạnh về cơ sở, sâu sát đoàn viên, hội viên và nhân dân, lấy thôn, khu dân cư làm địa bàn và hộ gia đình làm hạt nhân để triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh trong cộng đồng cư dân nông thôn, mà ở đó lực lượng hội viên nông dân và Hội Nông dân là nòng cốt.
Theo Danviet
Khó khăn triển khai chương trình nước sạch ở Hưng Yên
Tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, người dân vẫn còn tâm lý trông chờ, chưa tự nguyện đầu tư kinh phí lắp đặt đồng hồ, nên tiến độ lắp đặt đấu nối để sử dụng nước sạch còn chậm.
Ngày 21/9, tại Trung tâm văn hóa huyện Kim Động (Hưng Yên) đã diễn ra Hội nghị "Sử dụng nước sạch - tiêu chí quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới và mục tiêu quốc gia nước sạch 2020".
Quang cảnh hội nghị...
Ông Lê Trung Cần - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên - cho biết, đến nay chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch đã có 13 doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình cấp nước, được phân vùng cấp nước sạch cho 88 xã vùng nông thôn, 44 xã đang xây dựng đường ống cấp nước. Một số công trình đang mang lại hiệu quả thiết thực như nhà máy nước Ngọc Tuấn (Kim Động), dự án nước Phần Lan tài trợ xây dựng nhà máy nước tại thành phố Hưng Yên, Phố Nối và và các xã Phùng Hưng (Khoái Châu), Toàn Thắng (Kim Động) ...
Ông Lê Trung Cần - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên.
"Điển hình là nhà máy nước sạch Ngọc Tuấn tại xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động có công suất 9.500 m3/ngày đêm, cấp nước sạch cho 9 xã của 2 huyện Kim Động và Ân Thi. Với nguồn nước được lấy trực tiếp từ sông Hồng, chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn theo QC 01-2009 của Bộ Y tế, nhà máy nước Ngọc Tuấn đã thu hút hơn 4.000 hộ và trên 80 doanh nghiệp tham gia đấu nối để sử dụng" - ông Cần cho biết.
Giám đốc Công ty TNHH Nước sạch Ngọc Tuấn - Nagaoka, ông Nguyễn Ngọc Tuấn.
Theo ông Phan Tiến Sơn - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hưng Yên, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên vẫn còn tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, tại nhiều cơ sở cấp nước chưa đạt quy chuẩn. Hiện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 38 cơ sở cung cấp nước sinh hoạt có công suất trên 1.000 m3/ngày đêm, tỷ lệ mẫu nước đạt quy chuẩn là hơn 53%; tại 15 cơ sở cấp nước công suất dưới 1.000 m3 nước ngày đêm, tỷ lệ mẫu đạt quy chuẩn là hơn 21%, các mẫu còn lại không đạt quy chuẩn về lý hóa.
Còn theo ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hưng Yên, hiện nay, do các doanh nghiệp tự bỏ vốn, không có hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ phía nhà nước nên việc huy động nhân dân đóng góp đầu tư cụm đồng hồ còn gặp nhiều khó khăn. Tại nhiều địa phương người dân vẫn còn tâm lý trông chờ, chưa tự nguyện đầu tư kinh phí lắp đặt đồng hồ, nên tiến độ lắp đặt đấu nối để sử dụng nước còn chậm.
Về các giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình nước sạch nông thôn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Minh Quang cho biết, tỉnh đã giao cụ thể cho các doanh nghiệp sử dụng nước nguồn Bắc Hưng Hải và nước ngầm phải sử dụng nguồn nước cấp từ sông Hồng, sông Luộc. Các địa phương cần tuyên truyền vận động để người dân thấy rõ lợi ích về sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm chi phí so với dùng nước truyền thống; phổ biến để bà con hiểu rõ những quy định của tỉnh về việc đấu nối lắp đặt đồng hồ đo nước, có trách nhiệm trong việc đóng góp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.
Toàn tỉnh phấn đấu đến hết năm 2018 đạt 80% số hộ dân dùng nước sạch; đến năm 2020 đạt 100% hộ dân đấu nối sử dụng nước sạch tại các nhà máy nước tập trung, với chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
Hoàng Dũng
Theo Dantri
Tích cực vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai thực hiện thời gian qua trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đã góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, tạo nên bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Chị Trần Ngọc Tuyết ở xã Hòa...