Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên thăm thầy cô, học sinh Trường Tiểu học Hữu nghị tại tỉnh Champasak
Ngày 28-5, đoàn lãnh đạo cấp cao TPHCM do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM làm trưởng đoàn, đã đến thăm thầy cô giáo, học sinh Trường Tiểu học Hữu nghị tỉnh Champasak (Lào) và Hội người Việt Nam tại tỉnh Champasak.
Tham gia cùng đoàn có các đồng chí: Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7; Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM; Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên đến thăm Trường Tiểu học Hữu nghị tại tỉnh Champasak. Ảnh: VĂN MINH
Tại đây, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã dành nhiều thời gian trò chuyện, chia sẻ với thầy cô giáo, các cháu học sinh. Đồng chí ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của tập thể nhà trường, thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn để làm tốt công tác giảng dạy.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, TPHCM sẽ luôn đồng hành, sẻ chia với nhà trường. Trong đó, chia sẻ hỗ trợ và tạo điều kiện để nhà trường phát triển toàn diện; hỗ trợ về vật chất để nhà trường phát triển thành ngôi trường kiểu mẫu, nâng cao chất lượng dạy và học.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên nhận hoa chào mừng đến thăm trường từ các em học sinh. Ảnh: VĂN MINH
Đồng chí cũng mong Hội người Việt Nam tại tỉnh Champasak và Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục đưa trường vượt qua khó khăn, nỗ lực để tạo điều kiện cho thầy cô giáo an tâm giảng dạy, các em học sinh an tâm học tập.
Video đang HOT
Tại buổi thăm, đồng chí Nguyễn Văn Nên đã dành nhiều thời gian để thăm hỏi thầy cô giáo, các em học sinh và chia sẻ những khó khăn với nhà trường. Ảnh: VĂN MINH
Trước đó, lãnh đạo nhà trường đã có báo cáo tóm tắt quá trình hoạt động của nhà trường. Cụ thể, Trường Tiểu học Hữu nghị tỉnh Champasak được thành lập từ năm 1978, đặt tại bản Saphanxay, thành phố Pakse, tỉnh Champasak.
Cộng đồng người Việt tại tỉnh Champasak từ rất sớm đã ý thức được việc cần gìn giữ tiếng Việt, do đó đã cùng nhau góp sức xây dựng ngôi trường này. Song song với các chương trình giảng dạy tiểu học của Lào, học sinh còn được học tiếng Việt một cách bài bản từ lớp 1 đến lớp 5.
Cho đến nay, đã có 43 thế hệ học sinh ra trường. Năm học 2021 – 2022, trường đào tạo 430 học sinh. Trường hoạt động theo mô hình trường tư thục, do Hội Người Việt Nam tỉnh Champasak phối hợp với Sở Giáo dục tỉnh Champasak phối hợp quản lý.
Trong đó, Sở Giáo dục tỉnh Champasak chịu trách nhiệm quản lý về các chương trình giảng dạy tiếng Lào; Hội và Ban Giám hiệu nhà trường quản lý về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất và chương tình giảng dạy tiếng Việt.
Các em học sinh chào đón đoàn đại biểu cấp cao của TPHCM đến thăm. Ảnh: VĂN MINH
Về công tác giảng dạy tiếng Việt, trường hiện có 6/19 giáo viên Việt kiều đảm nhận công tác giảng dạy tiếng Việt. Tài liệu dạy tiếng Việt được biên soạn trên cơ sở các sách tiếng Việt lớp 1, 2, 3 và giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài.
Về chương trình học, mỗi tuần, học sinh có 6 tiết học tiếng Việt, ngoài ra còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam, học tập các bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Các học sinh theo học cơ bản đều nói và giao tiếp tốt bằng tiếng Việt.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên và các đại biểu đến thăm trường. Ảnh: VĂN MINH
Trong quá trình phát triển của trường, lãnh đạo nhà trường cũng xin trân trọng cảm ơn về những hỗ trợ, giúp đỡ rất tích cực của của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse thời gian qua, đặc biệt là việc kêu gọi hỗ trợ về kinh phí, vật chất nâng cấp trường học và hỗ trợ về các trang thiết bị dạy – học cho cô trò tại trường Hữu nghị tỉnh Champasak.
Ngày 17-5 vừa qua, trong chuyến công tác tại Lào, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hỗ trợ 100.000 USD để trường xây mới các phòng học và phòng chức năng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong buổi thăm, Hội người Việt Nam tại tỉnh Champasak gửi lời cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ vô cùng quý báu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã luôn dành cho cộng đồng người Việt tại tỉnh Champasak nói riêng và tại Lào nói chung.
Hội và Ban Giám hiệu nhà trường cam kết sẽ luôn nỗ lực hết mình để phát triển ngôi trường ngày càng khang trang; nỗ lực để công tác giảng dạy tiếng Việt ngày một phát triển; nỗ lực để các em học sinh luôn nhớ về Việt Nam và hiểu rõ về văn hóa, truyền thống quê hương nguồn cội của mình.
Dịp này, thay mặt Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, đồng chí Nguyễn Văn Nên đã trao tặng 10.000 USD cho Trường Tiểu học Hữu nghị tại tỉnh Champasak. Đây là tấm lòng TPHCM gửi tặng, qua đó phần nào hỗ trợ, sẻ chia với nhà trường.
Cùng ngày, đồng chí Nguyễn Văn Nên cùng đoàn đại biểu cấp cao TPHCM đã đến thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse và Hội người Việt Nam tại tỉnh Champasak.
'Học sinh bị điểm kém, nếu phải viết bản kiểm điểm, thì thầy cô và bố mẹ cần viết trước'
Chiều nay (8/4), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Tọa đàm Giải pháp đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh.
Chia sẻ tại tọa đàm về vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh, cô Nguyễn Thị Anh Thu, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng, trong mùa dịch, học sinh bị "nhốt" trong nhà học online một thời gian rất dài, các em bị giảm tương tác với mọi người xung quanh, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đảo lộn.
Cô Nguyễn Thị Anh Thu, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). (Ảnh: Phạm Thắng)
Tại Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, kể từ năm 2020 trở lại đây, khi dịch Covid-19 bùng phát, ngoài những lo ngại về chất lượng dạy và học online, thì điều nhà trường trăn trở hơn nữa là chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh. Theo đó, trường tạo ra các "vitamin hạnh phúc" để giáo viên trao cho học sinh và học sinh tặng cho thầy cô, những bạn bè xung quanh. Bên cạnh đó, các em còn gửi "vitamin hạnh phúc" đến cho các y bác sĩ chống dịch, đến bố mẹ, người thân bằng những bức thư tay, những món quà nhỏ tự làm.
Để giảm áp lực cho học sinh trong mùa dịch, nhà trường cũng thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá, giảm tải kiến thức khi học trực tuyến: "Sau Covid-19, chúng tôi thấy rõ những ảnh hưởng của dịch bệnh, giáo viên khi quay lại trường không còn chuyên nghiệp như trước, trí nhớ giảm sút, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mệt mỏi, học sinh cũng vậy. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc họp tại trường, nói một cách nhẹ nhàng thì thầy cô "choáng" còn nặng hơn là "sốc" với kết quả học tập của học sinh sau 2 năm Covid. Dù đã giảm bớt các yêu cầu trong bài kiểm tra, nhưng kết quả học tập của các em không còn tốt như thời điểm chưa có dịch và được học trực tiếp.
Nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp đề xuất phương án hỗ trợ học sinh. Trong đó có các giải pháp đã và đang được đưa vào áp dụng như cử học sinh tốt hơn hỗ trợ những bạn học kém hơn, giáo viên kèm riêng cho những học sinh kém hay phối hợp giữa gia đình và nhà trường ra sao. Song bên cạnh đó cũng có những ý kiến đề xuất yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm và bản cam kết nếu đạt kết quả kém. Chúng tôi nói rằng, kết quả học tập của học sinh và cộng hưởng kết quả dạy của giáo viên và việc học của các em, là sự hỗ trợ của gia đình. Như vậy nếu học sinh học chưa tốt thì trước tiên giáo viên, gia đình phải viết bản kiểm điểm trước khi bắt các em làm điều đó", cô Anh Thu nói.
Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm, cần tăng cường tính chịu trách nhiệm với mỗi thành viên của trường. Người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe thể chất, song lại chưa thực sự chú trọng đến sức khỏe tinh thần.
Cô Anh Thu dẫn chứng một trường hợp cụ thể về học sinh khi được bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị về tâm lý, nhưng bố lại cho rằng con đang "giả vờ" vì chỉ khi học mới kêu mệt.
Cùng trao đổi về vấn đề sức khỏe tinh thần của học sinh, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Việt Nam nhìn nhận: "Lâu nay mỗi khi có sự việc đáng tiếc nào xảy ra, chúng ta lại chạy nháo nhào để đi giải quyết, trong khi việc cần làm là tìm ra các vấn đề mang tính chiến lược, có quyết sách để giải quyết căn cơ, gốc rễ. Có thể thấy, khi xã hội càng phát triển sẽ càng tạo ra nhiều mâu thuẫn, xung đột, áp lực đó là điều tất yếu. Tôi không tán thành suy nghĩ rằng cha mẹ là người đang tạo ra nhiều áp lực cho con cái, dù điều này có thật ở một số phụ huynh. Nhưng cũng cần nói rằng, nếu học mà không có áp lực, thì các em không thể vượt qua, câu chuyện là cần dạy cho trẻ khả năng thích ứng, vượt qua những áp lực, nâng cao kháng thể cho học sinh trước những khó khăn trong cuộc sống".
TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Việt Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, hiện nay ngành giáo dục vẫn nặng chạy theo thi cử, điểm số, bằng cấp chứ không phải để phát triển con người.
"Chúng ta đang tập trung vào trường chuyên lớp chọn, suy cho cùng vẫn là tập trung về kiến thức chứ không phải phát triển con người. Chúng ta đang bắt học sinh học quá nhiều, đòi hỏi bằng cấp, các em học chuyên này chuyên kia, nhưng lại có thể kém trong việc thích ứng với xã hội và có thể lại không tìm được những cơ hội việc làm tốt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tập trung đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên. Điều băn khoăn hiện nay rất nhiều, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ bàn chứ chưa có cách giải quyết. Hiện nay cán bộ tham vấn tâm lý học đường tại các trường từ mầm non đến THPT có vai trò rất quan trọng nhưng chúng ta vẫn chưa có biên chế cho đội ngũ này. Bộ Tài chính, Bộ Nội Vụ cần phối hợp cùng Bộ GD-ĐT, Quốc hội cũng cần sớm có kiến nghị để giải quyết bất cập này", TS Nguyễn Tùng Lâm nói.
Chuyên gia tâm lý này cho rằng không chỉ học sinh cần học, mà Bộ GD-ĐT cũng cần có các chương trình để tập huấn cho cha mẹ học sinh cách chăm sóc, giáo dục con để có thể đồng hành tốt nhất với con./.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chúc mừng học sinh đạt giải cao các kỳ thi Quốc gia Ngày 28/3, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải đã gặp mặt động viên, chúc mừng đoàn học sinh tỉnh Thái Nguyên đạt giải cao trong các kì thi cấp Quốc gia năm học 2021 - 2022. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải chúc mừng, động viên, tặng quà học sinh đạt giải cao...