Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải làm việc với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Sáng nay (23/12), đồng chí Hoàng Trung Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và Đoàn công tác đến thăm và làm việc với Trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải làm việc với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Báo cáo tổng quát về cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động năm 2017, Chiến lược phát triển giai đoạn 2017-2025 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018, tại buổi làm việc, PGS Hoàng Minh Sơn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với Trung ương và lãnh đạo thành phố Hà Nội về công tác giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và cơ sở vật chất.
Theo đó, năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Đề án tự chủ toàn diện, Trường ĐHBK đã xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển 2017-2025. Nhằm cụ thể hóa các giải pháp trong Chiến lược, nhà trường đã xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính, Quy chế công tác cán bộ, tạo tiền đề cho việc đổi mới và ứng dụng mô hình quản trị tiến tiến, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Tháng 6/2017, ĐHBK Hà Nội là một trong bốn trường đại học đầu tiên của cả nước được công nhận đạt kiểm định trường theo tiêu chuẩn châu Âu bởi Hội đồng đánh giá cấp cao HCERES của Pháp…
Trong công tác tuyển sinh, đào tạo và nghiên cứu khoa học, năm 2017, Trường ĐHBK cũng đạt được những thành công nhất định như:
Chất lượng tuyển sinh được nâng cao; tỉ lệ sinh viên có việc làm hoặc học tiếp sau đại học sau 6 tháng là 95% (theo khảo sát sinh viên tốt nghiệp năm 2016); 7 chương trình được đạt kiểm định theo chuẩn khu vực ĐNA (AUN-QA); thực hiện chính sách học bổng mới cho sinh viên, tập trung hỗ trợ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, được sinh viên và xã hội đánh giá cao. Số lượng công bố quốc tế và số sáng chế, giải pháp hữu ích tăng cao so với các năm trước.
Video đang HOT
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và rộng, công nghệ phát triển mạnh mẽ, trong năm tới, PGS Hoàng Minh Sơn cho biết: Trường ĐHBK Hà Nội tập trung thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ cấu tổ chức theo Quy chế tổ chức và hoạt động mới, áp dụng mô hình quản trị theo chiến lược và ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả các mặt hoạt động.
Đảng ủy lãnh đạo Ban giám hiệu và toàn thể hệ thống chính trị quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, bám sát 10 nhiệm vụ đã được xác định trong Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2017-2025.
Bên cạnh đó, cùng với làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra vô cùng sôi động trên cả nước, thông qua buổi làm việc này, Trường ĐHBK Hà Nội mong muốn thành phố Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi để tuổi trẻ Bách khoa phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, hướng đến khởi nghiệp trong tương lai, góp phần xây dựng Thủ đô giàu mạnh.
Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải lắng nghe và trao đổi các đề xuất của Trường ĐHBK Hà Nội trong việc phát huy tiềm năng KHCN của Trường nhằm góp phần giải quyết bài toán kinh tế – xã hội cụ thể của Thủ đô.
Đánh giá cao nỗ lực và đóng góp của Trường ĐHBK Hà Nội, vui mừng vì nhà trường luôn giữ vững được thương hiệu, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đồng thời bày tỏ đồng tình với một số kiến nghị của nhà trường như:
Thay đổi chính sách tài chính cho giáo dục ĐH, thực hiện tự chủ tài chính với hầu hết cơ sở giáo dục ĐH đồng thời với tập trung xây dựng một số trường ĐH định hướng nghiên cứu ngang tầm khu vực; khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, tham gia đóng góp vào quá trình đào tạo tại các trường ĐH công lập khi thực hiện tự chủ ĐH (để kiến nghị đưa vào sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục ĐH);
Kiến nghị thành phố xây dựng một Trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện cho Trường ĐHBK Hà Nội cùng với các trường ĐH khác nằm trên địa bàn Thủ đô được đóng góp vào thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Thủ đô…
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đồng chí Hoàng Trung Hải và Đoàn công tác đã đến thăm quan hai trong số các đơn vị nghiên cứu tiêu biểu của Trường ĐHBK là Phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch (IC Design Lab) và Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Định vị Sử dụng Vệ tinh (NAVIS) tại Thư viện Tạ Quang Bửu.
Theo Giaoducthoidai.vn
Xây dựng Luật Giáo dục sửa đổi sao cho sát với thực tiễn
Sáng ngày 20/12, Đoàn công tác của Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Quốc hội khóa XIV) do bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tình hình thi hành Luật Giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Buổi làm việc của Đoàn công tác của Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tại Nghệ An
Tiếp và làm việc với đoàn có ông Lê Minh Thông - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Tại buổi làm việc, UBND tỉnh đã báo cáo về tình hình thi hành Luật Giáo dục trên địa bàn. Trong đó đánh giá việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục; việc triển khai, thi hành Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tại địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật Giáo dục sau hơn 10 năm thực hiện cũng đã nảy sinh nhiều bất cập và gây nên nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Hệ thống văn bản còn thiếu đồng bộ, có nội dung chưa chặt chẽ, rõ ràng, chồng chéo.
Ông Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến góp ý cho việc sửa đổi Luật Giáo dục trong thời gian tới. Trong đó, tập trung đến các vấn đề như tinh giản giáo viên, cơ cấu đầu tư lại các cấp học, việc miễn học phí ở các trường phổ thông hay vấn đề tự chủ ở các trường đại học, cao đẳng. Nhiều ý kiến đề xuất nên quay trở lại việc thu tiền đóng góp xây dựng, thay vì vận động xã hội hóa để tránh nảy sinh những tiêu cực như hiện nay.
Ông Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - cho biết: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, tỉnh Nghệ An luôn đầu tư ưu tiên cho ngành giáo dục và đã đem đến nhiều kết quả rất tích cực.
Tỉnh Nghệ An cũng mong muốn, để Luật Giáo dục triển khai hiệu quả hơn thì Luật cần quy định rõ các vấn đề về chuẩn giáo viên, có phương án cụ thể cho các khoản đóng góp và giám sát chặt chẽ việc hoạt động của các nhà trường hiện nay. Bên cạnh đó, cũng nên có cơ chế "mở" thu hút các nhà đầu tư, các nguồn lực cho ngành giáo dục. Ông Lê Minh Thông cũng đề nghị có chính sách miễn học phí cho bậc học mầm non bởi đối tượng là các cháu nhỏ cần có sự ưu tiên, quan tâm chăm lo của toàn xã hội.
Kết luận tại buổi làm việc, bà Ngô Thị Minh - phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên,Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá cao kết quả về giáo dục và đào tạo của tỉnh, dù còn nhiều khó khăn nhưng Nghệ An nhiều năm liền luôn là điểm sáng về giáo dục và đào tạo của cả nước.
Các ý kiến trao đổi, đóng góp sẽ được Đoàn công tác của Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV tiếp thu để xây dựng Luật Giáo dục sửa đổi trong thời gian tới sao cho ngày càng sát hơn với thực tiễn.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề xuất giải tán phòng giáo dục quận/huyện: Các giáo viên như 'mở cửa trong bụng' Đề xuất giải tán phòng giáo dục quận/huyện của thầy giáo Bùi Nam đang nhận được sự quan tâm lớn trong ngành giáo dục. Nhiều giáo viên đã lên tiếng ủng hộ đề xuất trên. Đề xuất giải tán phòng giáo dục quận/huyện: Các giáo viên như "mở cửa trong bụng". Ảnh minh họa Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ trương...