Bí thư Thành ủy Đà Nẵng “đặt hàng” cho Đại học Đà Nẵng
Chiều nay, (24/8), Đoàn công tác của Đà Nẵng do Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ĐH Đà Nẵng. Ông Trương Quang Nghĩa đặt vấn đề, tới đây, Đà Nẵng có hàng loạt các chính sách, chủ trương về phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch, đào tạo nhân lực… cần ĐH Đà Nẵng chung tay.
Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa và đoàn công tác của Thành ủy Đà Nẵng làm việc với ĐH Đà Nẵng.
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa, Đà Nẵng đang trong quá trình phấn đấu để trở thành một thành phố đáng sống với các loại hình thành phố như thành phố thông minh, thành phố môi trường, thành phố sáng tạo khởi nghiệp. Những nghiên cứu về kinh tế – xã hội của Đà Nẵng rất cần có sự tham gia của các giảng viên, các nhà khoa học, trung tâm nghiên cứu của ĐH Đà Nẵng.
Về nhu cầu nhân lực cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đà Nẵng đang rất cần nhân lực cho các lĩnh vực du lịch, khu công nghệ cao và nhân lực công nghệ thông tin.
“Du lịch Đà Nẵng đang phát triển với tốc độ rất nhanh, hiện có khoảng 30.000 phòng lưu trú với 700 cơ sở lưu trú, số lượng khách năm 2016 đạt 6,6 triệu khách trong đó có 2,3 triệu là khách quốc tế. Trong khi đó, chỉ nói riêng ngoại ngữ phục vụ cho du lịch như đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Nhật là thiếu trầm trọng. Du lịch tăng trưởng nóng và thị trường nguồn nhân lực đang có sự méo mó do các đơn vị thu hút con người của nhau. Thành phố cũng có những hạn chế của mình trong công tác chuẩn bị nhưng ĐH Đà Nẵng phải nhìn ra vấn đề để đón đầu trong đào tạo” – ông Trương Quang Nghĩa đặt vấn đề.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng đang chú trọng thu hút, kêu gọi đầu tư vào dịch vụ đào tạo, nhất là dịch vụ đào tạo chất lượng cao, y tế. “Trong đó, sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho khu công nghệ cao là rất gấp rồi, không xa xôi gì nữa đâu. Không biết ĐH Đà Nẵng đã tiếp cận với khu công nghệ cao chưa, mức độ đáp ứng đào tạo nhân lực cho khu công nghệ cao và công nghệ thông tin của ĐH Đà Nẵng như thế nào? Thành phố rất cần sự chung tay của ĐH Đà Nẵng trong đào tạo nhân lực đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp ở đây” – ông Nghĩa nhấn mạnh.
Ông Trương Quang Nghĩa chia sẻ, thành phố đang rà soát, điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế – xã hội, điều chỉnh lại quy hoạch…. Những vấn đề này, các cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm chuyển cho ĐH Đà Nẵng nghiên cứu và đóng góp ý kiến. “Chẳng hạn như vấn đề không gian đô thị hay xu hướng giảm tăng trưởng của Đà Nẵng trong những năm gần đây là rất đáng lo lắng, các chuyên gia, giảng viên của ĐH Đà Nẵng có đề xuất được cho thành phố giải pháp gì không?”.
Ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị cần có sự hợp tác toàn diện và mạnh mẽ giữa UBND TP Đà Nẵng và ĐH Đà Nẵng. “Thời gian vừa rồi là hợp tác dưới tiềm năng, lỏng lẻo và lẻ tẻ, chỉ mời một vài giảng viên với tư cách cá nhân tham gia các hội đồng chứ chưa hợp tác theo hướng các chương trình phát triển. ĐH Đà Nẵng cũng nên tham gia trong việc đề xuất với các sở ban ngành, thường vụ về các chính sách, hướng phát triển của thành phố; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cần có tiếng nói trong những vấn đề nóng, nổi cộm của thành phố nhiều hơn nữa”.
Theo giaoducthoidai.vn
Video đang HOT
Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội 15 năm sau khởi công
Được khởi công năm 2003 với diện tích hơn 1.000 ha, đến nay dự án Đại học Quốc gia Hà Nội ở Hòa Lạc mới hoàn thành vài hạng mục.
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) được Chính phủ phê duyệt năm 2002 với mục tiêu chính là xây dựng khu đô thị đại học hiện đại, tiên tiến bậc nhất ông Nam Á. Đây cũng sẽ là khu đô thị đại học liên hoàn thống nhất gồm 9 đại học thành viên, 8 viện, 13 trung tâm nghiên cứu, 4 trường THPT chuyên với quy mô hơn 41.000 sinh viên, học sinh.
Sau khi Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và đồng ý tổng vốn ước tính là 7.320 tỷ đồng, tháng 12/2003 lễ khởi công dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được tiến hành.
Tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 1.000 ha, gồm 8 khu chức năng. Theo kế hoạch năm 2015, khu Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc sẽ hoàn thành và 100% đơn vị đào tạo được di dời lên cơ sở mới. Tuy nhiên, sau 15 năm khởi công, dự án Đại học Quốc gia tại Hòa Lạc mới hoàn thành được vài ba khu nhà gồm: nhà công vụ số 1; khu nhà của ban quản lý dự án, một ký túc xá đáp ứng chỗ ở cho 2.000 sau được chuyển cho Trung tâm Giáo dục quốc phòng khai thác.
Những con đường nhựa chạy dài khắp dự án, nhưng chưa dẫn tới đâu. Phần lớn diện tích đang bỏ trống, một hai công trình dự kiến xây mới có nền đất, không có vật liệu xây dựng.
Cỏ mọc um tùm trên vỉa hè của những con đường trải nhựa rộng rãi. 15 năm xây dựng với 8% số vốn đã được cấp (1.700 tỷ đồng), những con đường rải nhựa hiện vẫn chỉ dẫn đến phần lớn là đất trống bị cỏ cây phủ kín, rộng mênh mang.
Nhà công vụ số 1 (nhà khách Đại học Quốc gia Hà Nội) bao gồm các phòng họp với sức chứa 250 người, phòng hoạt động thể dục thể thao và khu phòng nghỉ tiêu chuẩn cao, nhìn ra bãi đất rộng đang được san ủi. Theo cán bộ an ninh, thi thoảng mới có vài hoạt động được tổ chức tại công trình đã xây dựng 10 năm này.
Khu ký túc xá số 4 đã làm được 5 dãy nhà ở sức chứa 2.000 người và một nhà ăn, từ giai đoạn 2003-2008. So với quy mô ban đầu là 21 tòa nhà, đáp ứng 8.000-1.000 chỗ ở, phần hoàn thiện này còn khá nhỏ.
Do chưa có giảng đường nào được xây lên để đưa sinh viên về học, Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2015 đã giao cho Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất khu ký túc xá số 4. Từ đó đến nay, khu vực này thường xuyên có khoảng 2.000 sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học khác lên học quốc phòng an ninh theo mô hình tập trung.
Mỗi phòng ký túc xá ở đây đặt 6 giường tầng, 10-11 sinh viên cùng ở. Khu vệ sinh, tắm giặt có đầy đủ trang thiết bị hiện đại.
Nhiều hộ dân trong khu vực giải tỏa dù đã nhận tiền đền bù, do chưa có khu tái định cư nên vẫn sinh sống tại khu đất của dự án. Họ ở trong những căn nhà phần lớn đã xuống cấp, nhưng không thể đầu tư sửa chữa lớn hay xây mới.
10 năm sau khi khởi công xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, Thủ tướng phê duyệt đề án quy hoạch chung (tỷ lệ 1/2000) của dự án. Bản đồ quy hoạch mới (ảnh) được trưng bày ở lối đi.
Tổng nhu cầu vốn ước tính của dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được phê duyệt năm 2013 là 25.800 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần con số phê duyệt 10 năm trước. Trong số đó, 82,63% là vốn của nhà nước. Thời gian thực hiện đề án được kéo dài đến năm 2025.
Nền đất rộng 15.000 m2 của khu giảng đường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuối năm 2017, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận lại vai trò chủ đầu tư dự án từ Bộ Xây dựng sau 9 năm chuyển giao. Đầu năm 2018, trường khởi công xây dựng khu giảng đường này.
Đại học Quốc gia Hà Nội cũng được Thủ tướng (năm 2017) đồng ý ưu tiên cấp kinh phí và cho phép áp dụng cơ chế đặc thù cho dự án xây dựng tại Hòa Lạc, mục tiêu là đẩy nhanh tiến độ triển khai. Tuy nhiên, từ 2017 đến hạn hoàn thành dự án năm 2025 chỉ còn 8 năm là thách thức lớn đối với Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giang Huy - Quỳnh Trang
Theo Vnexpress
Đại học cần mạnh dạn, cởi bỏ rập khuôn để tự chủ "Các trường đại học cần tiếp tục đổi mới, mạnh dạn hơn nữa trong thực hiện quyền tự chủ, tự quyết, một cách có giám sát trước Nhà nước và xã hội". Đó là ý kiến của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội đưa ra tại hội thảo giáo dục 2018 với chủ đề Giáo dục đại học -...