Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: “Internet là trường học rất tốt nhưng quan trọng là chọn học cái gì?”
Chiều ngày 15/8, GS. TS Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM đã có buổi gặp gỡ, lắng nghe và định hướng cho hơn 400 sinh viên của ĐH Sài Gòn. Chia sẻ với băn khoăn của sinh viên về thông tin mạng xã hội có nhiều nội dung không tốt, ông Nhân cho rằng sinh viên nên chọn đọc gì trên mạng xã hội.
Sinh viên lo ngại thông tin xấu trên mạng xã hội
Tại buổi gặp gỡ, nhiều sinh viên đã đặt ra những vấn đề còn băn khoăn, mong muốn lãnh đạo TPHCM tháo gỡ cũng như đưa ra hướng giải quyết. Em Lê Quốc Dũng, sinh viên năm 3 khoa Sư phạm Văn học Xã hội bày tỏ băn khoăn trước nhiều thông tin trên mạng xã hội có nội dung không tốt ảnh hưởng xấu đến giới trẻ. Dũng cho biết mong muốn lãnh đạo có giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này.
Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thăm quan cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm của trường ĐH Sài Gòn trong chiều ngày 15/8
Còn em Nguyễn Thị Tuyết Nhi, sinh viên năm 4 khoa Giáo dục mầm non thì bộc bạch rằng: “Khi được biết TPHCM có chính sách tuyển giáo viên không cần hộ khẩu ở TPHCM, sinh viên ở tỉnh chúng em rất vui mừng nhưng cũng có lo lắng. Vì nhiều anh chị ra trường trong quá trình làm việc gặp nhiều áp lực về tiền lương thấp, cơ sở vật chất ở các trường còn hạn chế, số trẻ trên lớp quá đông gây áp lực lớn”. Nữ sinh này bày tỏ lo lắng và xin các lãnh đạo thành phố có chính sách nào để giữ chân giáo viên giỏi được làm việc tại thành phố này.
Bên cạnh đó, nữa sinh này cho biết hiện Trường ĐH Sài Gòn mới có trường ở cấp THCS và THPT nhưng chưa có trường ở các bậc học mầm non. Do đó, Nhi mong sao sinh viên ngành Sư phạm Mầm non được tạo điều kiện có thể thực tập ngay tại trường.
Video đang HOT
Sinh viên trường ĐH Sài Gòn nêu ý kiến với lãnh đạo TPHCM trong buổi gặp gỡ
Tương tự, em Trương Thị Hồng Xuân, sinh viên năm 3 khoa Giáo dục Tiểu học cũng tán đồng với ý kiến này. Xuân cho biết nếu nhà trường có cả cấp học Tiểu học thì đó là môi trường thực tập thuận lợi cho ngành học giáo dục Tiểu học.
Bên cạnh đó, sinh viên Hồng Xuân cũng quan tâm đến đề án xây dựng thành phố thông minh của TPHCM. “Với nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho đề án TPHCM trở thành đô thị thông minh thì lãnh đạo TPHCM có phương án cụ thể như thế nào? Sinh viên chúng em có thể chung tay góp phần vào công cuộc xây dựng thành phố thông minh như thế nào?”, nữ sinh đặt câu hỏi.
Sinh viên nên kiểm nghiệm thông tin trên mạng xã hội
GS. TS Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ với ý kiến của sinh viên về vấn đề mạng xã hội. “Nếu theo dõi mạng xã hội thì thấy rất nhiều tin, tuy nhiên vấn đề là mình đọc để làm gì. Nếu các em có bạn bè giao lưu thì có thể vào Facebook, còn nghe tin thì cũng phải đọc nhiều kênh hoặc có cách để kiểm nghiệm”, ông Nhân nói.
Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân có những chia sẻ với hơn 400 bạn trẻ đại diện cho sinh viên trường ĐH Sài Gòn
Ông Nhân cũng cho biết bản thân mình hay đọc tin ở các báo nước ngoài để so sánh, đồng thời nhiều thông tin cũng rất bổ ích. “Internet là trường học rất tốt nhưng quan trọng là mình chọn học cái gì. Còn thông tin trên mạng thì có lúc thật, có lúc hỗn loạn. Có hôm tôi còn đọc được thông tin ông Nguyễn Thiện Nhân đi thăm đồng bào bị xe đụng phải vào bệnh viện. Rõ ràng đó là thông tin sai mà người ngoài biết vì mấy ngày sau thấy vẫn đi làm. Nhưng với những thông tin về chính trị, khi đọc trên mạng thì dễ gây hoang mang. Do đó, sinh viên đọc mà không hiểu thì phải hỏi người khác. Thành đoàn không giải đáp được thì có thể hỏi Thành uỷ, chứ không nên để bản thân mình bị ức chế”, ông Nhân gợi ý.
Vấn đề mầm non, ông Nhân cho biết TPHCM 1,6 triệu học sinh, sinh viên thì riêng bậc mầm non có 600.000 học sinh, số lượng lớn nhất trong các bậc học. Vì 5 năm dân số tăng 1 triệu người trong đó có nhiều trẻ em, thành phố phải có trách nhiệm đảm bảo trẻ được học lớp 1.
Ở TPHCM, trẻ 3-4 tuổi đi học chiếm 95% và thành phố quan tâm đến bậc học này. Trong các nước Asean chỉ có Việt Nam mới có phổ cập mầm non 5 tuổi, đó là đường lối của chúng ta quan tâm đến trẻ em. Riêng TPHCM thì có giải pháp hỗ trợ 70% thu nhập cho giáo viên mầm non ở năm đầu tiên. Do đó, ông Nhân nhấn mạnh với các sinh viên rằng nếu “chọn học sư phạm các em chỉ lo học tốt chứ đừng lo không có việc làm và sau này thu nhập cũng sẽ tốt”.
Liên quan đến thắc mắc của sinh viên Hồng Xuân về đề án xây dựng thành phố thông minh thì trình độ người dân và cán bộ như thế nào, ông Nhân cho rằng vấn đề này không đột ngột. Thành phố mình cứ 5 năm thêm 1 triệu dân tương ứng đòi hỏi phải đáp ứng việc cung cấp nước cho 1 triệu người; cung cấp thêm 300.000 chỗ cho người học; y tế và các thứ cũng đòi hỏi đáp ứng. Do đó, thành phố chúng ta hay kẹt xe, ngập nước… Từ đó, thành phố cũng xác định lại rằng muốn quản lý thành phố lớn như thế thì cần phải có sự dự báo, muốn làm phải chạy bằng phần mềm trên máy tính, phải có sự mô phỏng. Muốn làm thành phố thông minh thì phải có trung tâm mô phỏng dự báo phát triển.
Lê Phương
Theo Dân trí
Lương giáo viên mầm non TP.HCM cao hơn các địa phương khác
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết lương giáo viên mầm non của TP.HCM cao hơn các địa phương khác trong cả nước.
Ảnh minh họa
Tại buổi gặp gỡ của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM với sinh viên Trường ĐH Sài Gòn chiều ngày 15/8, sinh viên Tuyết Nhi, Khoa Giáo dục mầm non bày tỏ lo lắng khi có nhiều thông tin lương của giáo viên mầm non rất thấp, cơ sở vật chất giáo dục mầm non còn kém, cùng với áp lực công việc nhiều giáo viên mầm non bỏ việc khi ra trường một thời gian. Sinh viên này mong muốn, thành phố có chính sách giữ chân các giáo viên mầm non.
Trước vấn đề này, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết TP.HCM có chính sách tuyển giáo viên không yêu cầu hộ khẩu tại TP.HCM, đây là điều kiện thuận lợi cho sinh viên sư phạm. Tuy nhiên vấn đề này cũng là thách thức cho sinh viên thành phố, khi có nhiều sinh viên giỏi ở các địa phương sẽ dự tuyển để trở thành giáo viên của thành phố.
Đối với chính sách giáo viên mầm non, ông Nam cho hay, lãnh đạo thành phố đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho giáo dục nên lương giáo viên mầm non của TP.HCM cao hơn các địa phương khác.
"Ngoài lương chính, giáo viên mầm non có thêm 35% phụ cấp. Riêng TP.HCM giáo viên mầm non còn có thêm 35% phụ cấp nữa nên thu nhập của giáo viên mầm non cao hơn các địa phương khác. Đối với giáo viên mầm non mới ra trường do lương cơ bản còn thấp, vì vậy trong năm đầu tiên TP.HCM hỗ trợ thêm 100% lương cơ bản, năm thứ 2 hỗ trợ 75% lương cơ bản; năm thứ 3 hỗ trợ thêm 50% lương cơ bản. Hết 3 năm thành phố không hỗ trợ nữa vì lúc này lương cũng đã cao"- ông Nam khẳng định.
Ông Nam thừa nhận, số học sinh mầm non TP.HCM đông nên giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực. Toàn thành phố có 465 trường mầm non công lập, hơn 700 trường tư thục và hơn 1000 nhóm trẻ gia đình. Vì vậy, ông Nam khuyên sinh viên khi đã theo nghề giáo viên mầm non, phải rèn luyện, yêu trẻ, yêu nghề sẽ vượt qua áp lực.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết, TP.HCM có hơn 1,6 triệu học sinh trong đó bậc học mầm non có số học sinh lớn nhất với 600.000 em. Tuy nhiên thành phố luôn có trách nhiệm đảm bảo trẻ em đều được đi học. Hiện tại, 95% trẻ 3-4 tuổi của TP.HCM đều đi học mầm non, chứng tỏ thành phố quan tâm bậc học này. Ông Nhân khẳng định, nếu sinh viên chọn ngành sư phạm, đặc biệt sư phạm mầm non thì không lo thiếu việc làm, lương cũng không thấp.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực đáp ứng yêu cầu chất và lượng giáo dục: Bài 1 - Áp lực sĩ số Với đặc thù của một đô thị lớn, số học sinh tăng cao hằng năm khiến Thành phố Hồ Chí Minh đối mặt với áp lực rất lớn trong việc vừa đảm bảo chỗ học, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục theo tinh thần đổi mới. Năm học 2018 - 2019, thành phố tăng hơn 67.000 học sinh so với năm học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh vi
Sao việt
16:06:51 30/03/2025
Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh
Trắc nghiệm
16:03:09 30/03/2025
Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
15:58:38 30/03/2025
Động đất Myanmar: Số phận tháp không lưu Naypyidaw ra sao?
Thế giới
15:15:44 30/03/2025
Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk
Tin nổi bật
15:15:41 30/03/2025
Niêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCM
Pháp luật
15:15:37 30/03/2025
Bộ sưu tập siêu xe đắt tiền của Rashford
Sao thể thao
14:58:32 30/03/2025
Ngoại lệ của sao hạng S: G-Dragon hoà mình hát giữa đám đông 40 nghìn người, cảnh tượng vỡ trận nhìn mà choáng!
Nhạc quốc tế
14:38:53 30/03/2025
Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao
Sao châu á
14:30:49 30/03/2025
Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn
Thời trang
14:01:11 30/03/2025