Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Học để biết cách làm cha, làm mẹ!
Học để làm cha, làm mẹ, biết xây dựng gia đình hạnh phúc… là một trong những điều ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM nhắn ngủ ngành giáo dục, giáo viên, học sinh tại Hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 của TPHCM.
Ông Nguyễn Thiện Nhân đặt ra vấn đề học tập trước câu hỏi “Học để làm gì”, câu trả lời đã có sự thay đổi so với trước đây. Việc học là để làm công dân tốt – công dân của nước Việt Nam trong thời đại hội nhập; Học để làm người con hiếu thảo và có trách nhiệm; Học để biết cách làm cha, làm mẹ, biết xây dựng gia đình hạnh phúc.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nêu ra những dẫn chứng qua những thông tin về hiện tượng diễn ra tại một số nơi ở châu Á như tự kết hôn với mình, người ta không yêu ai hết mà chỉ yêu bản thân nên họ tự cưới chính mình, nhiều cá nhân ở các nước chỉ ưa căn hộ 15m2, phản ánh việc nhiều người chọn sống một mình…
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM.
Từ đó, ông Nhân ra câu hỏi liệu chúng ta có nên theo xu hướng đó hay không, nếu theo hướng đó thì xã hội không phát triển bền vững. Chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh về truyền thống Việt Nam, dạy các em phải biết trân trọng gia đình.
Ông nhấn mạnh, học để có một cái nghề hiệu quả, học để đóng góp cho quê hương, đất nước và cho nhân loại. Nhưng một xã hội bền vững thì người dân không chỉ có thu nhập cao mà phải biết gìn giữ và xây dựng gia đình hạnh phúc.
Về nhiệm vụ giáo dục, TPHCM muốn đi đầu cả nước, muốn tăng khả năng cạnh tranh, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, không có cách nào khác phải nâng cao chất lượng giáo dục đạt đến trình độ quốc tế, từ các cấp học phổ thông đến các trường nghề cũng như các cấp học cao hơn.
TPHCM quyết tâm xây dựng đô thị thông minh, do đó việc các cơ sở giáo dục ứng dụng CNTT trong giảng dạy, xây dựng trường học thông minh, quản lý giáo dục, học sinh, các dịch vụ giáo dục bằng giải pháp công nghệ thông minh rất quan trọng. Điều này tạo tảng lớn để chúng ta hướng đến mục tiêu biến TPHCM thành đô thị hiện đại, thông minh.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, tính đến giữa năm 2019, thành phố đạt tỷ lệ 278 phòng học/10.000 dân. Thành phố đang hướng đến chỉ tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (3 – 18 tuổi).
Video đang HOT
Đây là một thách thức của thành phố khi sĩ số học sinh hàng năm tăng cao. Như năm vừa rồi, ở bậc tiểu học sĩ số học sinh cao hơn năm trước và tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày bị giảm.
Năm 2019-2020, TPHCM tăng thêm gần 76.000 học sinh các cấp, nhiều nhất ở bậc THCS, tiểu học tập trung ở các quận huyện ngoại thanh. Áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp; điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện… đều co hẹp lại.
Ưu tiên đất cho giáo dục
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, ông Lê Thanh Liêm đề nghị lãnh đạo UBND các quận, huyện rà soát lại quy hoạch đất tại địa phương, phải tập trung ưu tiên đất cho giáo dục.
TPHCM đang bị quá tải học sinh, sĩ số tăng cao, học sinh được học 2 buổi/ngày giảm (ảnh minh họa)
Theo đó, giao Sở GD-ĐT TPHCM làm đầu mối, tổ chức đánh giá về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020Trong đó, đặc biệt quan tâm đến những quận, huyện có tốc độ tăng dân số cơ học cao, gặp khó khăn đặc biệt trong công tác xây dựng trường học.
Các sở ngành có liên quan cùng tham gia để tham mưu những giải pháp tháo gỡ khó khăn về quy hoạch đất cho giáo dục, về giải phóng mặt bằng,…
Thường trực UBND thành phố sẽ chủ trì để cùng tháo gỡ khó khăn cho giáo dục; phải đảm bảo đủ trường lớp, giảm sĩ số học sinh theo quy định và phấn đấu để 100% học sinh được học 2 buổi/ngày; đây là những điều kiện rất quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 diễn ra vào ngày 12-8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp biểu dương và đánh giá cao những kết quả toàn diện mà ngành GD-ĐT của tỉnh đã đạt được.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoà Hiệp trao Cờ thi đua cho 3 tập thể lao động xuất sắc của Sở GD-ĐT
Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trong năm học 2018-2019, toàn ngành GD-ĐT đã bám sát và thực hiện có hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 nhóm giải pháp cơ bản và tiếp tục đổi mới. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.
Các địa phương trong tỉnh cũng đã đẩy mạnh việc sắp xếp lại bộ máy trường lớp tinh gọn theo tinh thần của Nghị quyết 18-19 của Trung ương. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên trong ngành tiếp tục được bồi dưỡng đáp ứng yêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoà Hiệp trao bằng khen của UBND tỉnh cho các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019
Công tác xây dựng văn hoá ứng xử trường học được chú trọng và có nhiều biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên nghèo vươn lên trong học tập. Những nỗ lực của ngành đã tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện, ổn định, nề nếp; kỷ cương trường lớp được đảm bảo.
Khi đề cập đến nhiệm vụ trong năm học mới, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoà Hiệp cho rằng, năm học 2019-2020 có tầm quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020, vì vậy các cấp, các ngành, các địa phương phải tạo đột phá trong đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; chú trọng phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở những khu vực có nhiều công nhân lao động.
Đại diện Bộ GD-ĐT trao bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019 cho Sở GD-ĐT Đồng Nai
Bên cạnh đó, ngành cần tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp lại hệ thống trường lớp phù hợp với thực tế. Thực hiện rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên bảo đảm các quy định. Phó chủ tịch BND tỉnh lưu ý, cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nhất là đối với lớp 1.
Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu toàn ngành tăng cường giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng ứng xử văn hóa trong trường học; tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh; tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Các sở, ban ngành của tỉnh bắt tay thể hiện quyết tâm phối hợp chăm sóc và giáo dục học sinh năm học 2019-2020
Các cơ sở đào tạo phải tích cực mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo... Tập trung thực hiện chủ trương xây dựng Trường đại học Đồng Nai trở thành cơ sở đào tạo khoa học và công nghệ có thế mạnh trong các lĩnh vực sư phạm, quản lý giáo dục, đào tạo ngoại ngữ.
Tổng biên tập báo Đồng Nai Nguyễn Tôn Hoàn ủng hộ Quỹ Tấm lòng vàng của Công đoàn Ngành giáo dục.
Dịp này, Sở GD-ĐT đã được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019. UBND tỉnh cũng đã trao Cờ thi đua xuất sắc cho 3 tập thể có thành tích xuất sắc năm học 2018-2019, 4 tập thể và 66 cá nhân khác được tặng bằng khen của UBND tỉnh. Sở GD-ĐT cũng đã tặng 10 cờ thi đua xuất sắc cho 10 đơn vị, đồng thời khen thưởng cho 7 thí sinh có thành tích cao trong kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào các trường đại học năm 2019.
Tin, ánh: Công Nghĩa
Theo baodongnai
Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội phải có trường đạt chuẩn quốc tế Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cho rằng "không có lý do gì mà những trường như Trường THPT Chu Văn An, đã đào tạo ra những nguyên thủ quốc gia, mà không đạt chuẩn quốc tế". Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, nhấn mạnh yêu cầu giáo dục Thủ đô phải hội nhập quốc tế -...