Bí thư Liên chi Đoàn là Đảng viên ham tình nguyện, “nghiện” Quy hoạch
Thừa nhận không mấy khi “bùng học”, bạn Nguyễn Thị Thùy Trang, Bí thư Liên chi Đoàn Sinh viên khoa Quy hoạch Đô thị – Nông thôn (Đại học Kiến trúc Hà Nội) tự nhận thái độ nghiêm túc do được làm lớp trưởng từ nhỏ.
Nhưng ngoài giảng đường, không khó để có thể bắt gặp được một Thùy Trang “cháy hết mình” cho các hoạt động vì cộng đồng.
Trái tim “xông pha”
Nếu dành thời gian để cô bạn sinh viên trường Kiến trúc Nguyễn Thị Thùy Trang “khoe” gia tài của mình, chắc chắn có một phần không nhỏ là những chứng nhận khi tham gia tình nguyện, thiện nguyện cùng nhiều món quà, bức ảnh và kỷ niệm đẹp của tuổi thanh xuân.
Chân dung Thùy Trang.
Nguyễn Thị Thùy Trang (Đứng thứ 2 từ phải sang) nhận giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học của trường.
Thùy Trang luôn nỗ lực học hành để làm gương cho bạn bè.
Luôn hết mình khi tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh cho các trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cùng các thầy giảng viên trong trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, tới những ngày hăng hái giải cứu dưa hấu cho bà con nông dân Quảng Ngãi, chẳng nề hà đi bán hàng gây quỹ để có được những phần quà Tết ý nghĩa, mang Tết về cho trẻ em nghèo miền núi Thanh Hóa trong suốt ba năm qua.
Thùy Trang hai năm liền tham gia “giải cứu” dưa hấu.
Cô nàng sinh viên Kiến trúc hăng hái tham gia hoạt động vì cộng đồng.
Video đang HOT
Thùy Trang nói vui, từ khi là sinh viên năm đầu, bạn đã “xông pha” trên khắp các mặt trận. Từ hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, chương trình văn – thể – mỹ của Liên chi đoàn khoa Quy hoạch Đô thị – Nông thôn hay Ban liên lạc sinh viên Thanh Hóa tại trường ĐH Kiến trúc Hà Nội tới các hoạt động cùng các đội, nhóm tình nguyện tại Hà Nội cũng như tại quê hương.
Động lực để Thùy Trang lăn xả vào các hoạt động từ thiện, thiện nguyện chính là mong muốn chung tay tạo dựng những điều tốt đẹp cho xã hội. Thùy Trang nhớ nhất vẫn là lần đầu tiên khi bạn vượt qua nỗi sợ hãi để tham gia hiến máu nhân đạo. Cô nàng sinh viên Kiến trúc chia sẻ: “Từ nhỏ đã ốm yếu nên mỗi lần nhìn thấy kim tiêm, phải lấy ven hay thấy máu mình đều rất sợ. Vậy mà các anh chị rủ tham gia hiến máu nhân đạo, chẳng hiểu sao khi đó mình nhận lời. Lúc đó mới thấy mình liều thế”.
Lấy đà trước cả tuần, giữ tinh thần quyết tâm tới ngày đi hiến máu, Thùy Trang luôn trách nhiệm với lời hứa của mình với đồng đội. Bởi vậy, dù phải chịu đựng tới 30 phút mới xong lần hiến máu đầu tiên trong đời, Thùy Trang vẫn kiên quyết… không khóc!
“Chịu đau lâu hơn mọi người nhưng đến bây giờ, trong ký ức của mình chỉ còn lại giây phút lâng lâng hạnh phúc khi cầm tờ giấy chứng nhận trong tay. Đến bây giờ, mình vẫn giữ gìn tờ giấy ấy, như một “huy hiệu” vì đã chiến thắng nỗi sợ của bản thân và đóng góp được cho cộng đồng”, Thùy Trang tự hào chia sẻ.
Cống hiến để cuộc sống thêm ý nghĩa
Những ngày này, Nguyễn Thị Thùy Trang đang tất bật cho việc hoàn thiện đề tài khoa học Giải pháp thiết kế “Không gian chia sẻ” trong khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội. Bạn cho biết, sau khi đã giành giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, nhóm đang chạy nước rút, chỉnh sửa để có thể tham gia cuộc thi cấp Bộ.
Thùy Trang tự tin thể hiện mình qua các hoạt động văn nghệ.
Nhưng cô sinh viên xứ Thanh không vì thế mà bê trễ việc học tập hay công tác đoàn thể. Trang chia sẻ, thái độ nghiêm túc đó một phần vì bạn đã đảm nhiệm vai trò cán bộ lớp từ năm lớp 1. Đến bây giờ là đảm nhiệm chức trách Lớp trưởng lớp 16KTCQ, Bí thư Liên chi Đoàn, lại là một trong những Đảng viên trẻ của Chi đoàn nên Thùy Trang càng phải cố gắng làm tốt nhất có thể để bạn bè tin tưởng noi theo.
Trang chia sẻ, có lẽ vì học ngành Quy hoạch nên Trang cũng luôn chủ động hoạch định, sắp xếp ổn thỏa các hoạt động, đam mê của mình. Để có thể vừa học vừa nghiên cứu, vừa tham gia các hoạt động tình nguyện mà không khiến gia đình, thầy cô lo lắng. Cùng với nỗ lực có được tấm bằng Giỏi, Thùy Trang cho biết, bạn luôn nỗ lực nhất để tham gia các hoạt động xã hội, để cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.
Sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội hào hứng với chương trình Thực tập công nhân
Cùng với chương trình học kỳ quân sự, học phần Thực tập công nhân là một khóa học bắt buộc để các sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hành các công việc tại công trường.
Đặc biệt, trong một tuần này, các bạn được "ba cùng" với bạn bè: Cùng ăn, cùng ở, cùng học tập. Đây cũng là quãng thời gian ghi lại nhiều kỷ niệm tuyệt đẹp của sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Thực tập công nhân là học phần quan trọng mà bất cứ sinh viên các ngành Xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, Kiến trúc, Nội thất... nào cũng đều phải trải qua. Chương trình dành cho sinh viên năm thứ ba.
Trong một tuần tham gia chương trình thực tập, khoảng 150 sinh viên năm thứ ba sẽ cùng nhau tham gia các khóa học.
Các bạn sẽ được học các kiến thức cơ bản về công tác cốt thép, cốp pha - giàn giáo, xây, trát nhằm phục vụ cho các môn học cơ sở và chuyên ngành như: Thiết kế, kỹ thuật thi công...
Trong trang phục đồ công nhân, tất cả các bạn 17X Khoa Xây dựng tại cơ sở 2 trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Vĩnh Phúc đều bắt tay vào việc tìm hiểu kiến thức thực tế tại công trường.
Chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ, các giờ học luôn đảm bảo rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động cho sinh viên.
Với sinh viên năm thứ 3, cốt thép, cốp pha - giàn giáo, xây tường không phải là những khái niệm lạ lẫm. Nhưng khi bắt tay vào thực hành cũng phải tốn kha khá mồ hôi công sức mới hoàn thành được "công trình" của mình.
Bạn Đoàn Đức Trung (ngồi giữa, hàng dưới), sinh viên lớp 17X , Khoa Xây dựng, ĐH Kiến trúc chia sẻ: "Một tuần thực tập công nhân thực sự rất bổ ích, không chỉ có kiến thức nghề nghiệp, thấu hiểu tầm quan trọng trong mắt xích nhỏ của công trình, mà còn học cách ứng xử văn hoá với các đồng nghiệp và cô chú công nhân để giúp cho công việc tương lai".
Phòng lab với rất nhiều máy móc là nơi các bạn sinh viên tìm hiểu cách mén bê tông, kéo uốn thép, đúc mẫu xi măng... vừa là nơi nghiên cứu vừa rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc cho các bạn sinh viên.
Sinh viên nữ được xem là "mì chính cánh" trong các lớp khối ngành Xây dựng, Kỹ thuật, cũng xông pha vào xây, trát, làm cốt thép như những người công nhân lành nghề.
Một tuần học tập, sinh hoạt chung, các bạn sinh viên cảm nhận được sự đoàn kết và gắn bó với các thành viên trong lớp. Rất nhiều bức hình Niềm vui nơi công trường được các bạn chia sẻ.
Một tuần xa nhà, xa ký túc xá, xa nhà trọ, các bạn được quây quần bên nhau vừa học vừa chơi. Những bữa cơm tập thể cùng với bạn bè thường sôi nổi với những câu chuyện về lớp học hay kế hoạch khám phá phố phường của thành phố Phúc Yên.
Không gian xanh mát của trường ĐH Kiến trúc cơ sở Xuân Hòa (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) được các bạn sinh viên gọi vui là "Resort HAU"
Nữ đảng viên sinh viên tự tin tỏa sáng ở ngôi trường toàn nam Xin giới thiệu chia sẻ của bạn Thùy Linh, sinh viên Khóa 62 Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng - Trường đại học Xây dựng. Mình sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử - Ninh Bình. Từ khi còn nhỏ, những câu chuyện của ông nội đã dẫn mình đến với niềm yêu thích với...