Bí thư Đoàn theo lời Bác dạy…
Luôn nghĩ ra nhiều hoạt động thu hút bạn trẻ, kêu gọi các tổ chức xã hội cùng thanh niên làm thiện nguyện… Đó là cách làm của Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố Văn Nhuế, thị xã Mỹ Hào, tình Hưng Yên – Chàng trai vượt lên số phận sống đẹp và sống có ý nghĩa.
Anh là một trong 129 Bí thư chi đoàn tiêu biểu Cụm đồng bằng Sông Hồng làm theo lời Bác vừa được vinh danh sáng nay (21/8) tại Hà Nội.
Nguyễn Văn Phức, Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố Văn Nhuế, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Lời Bác dạy là kim chỉ nam dẫn đường..
Nguyễn Văn Phức, Bí thư Chi đoàn tổ dân phố Văn Nhuế, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên sinh ra trong một gia đình nghèo. Phức lớn lên cùng mẹ và sự yêu thương láng giềng, hàng xóm.
Viêc ăn học của anh phần lớn là nhờ vào những suất quà từ thiện. “Cái khó khăn nhất là tôi lớn lên trong sự kỳ thị của bạn bè đồng trang lứa. Hồi còn đi học, các bạn luôn nói với tôi rằng: Đồ không có bố. Các bạn bảo nhau không chơi với tôi” – Phức rưng rưng nhớ lại.
Mỗi lần bị các bạn trêu, tủi thân, cậu bé Phức đều tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn, không có việc gì khó, không có việc gì không thể vượt qua.
Có lẽ cũng chính từ những điều đó đã giúp cậu bé hay tủi thân thủa nào có nghị lực sống tốt hơn. Trưởng thành rồi, anh Phức luôn gần gũi và giúp đỡ những em nhỏ, những bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn bằng những suất quà do chính Phức kêu gọi tài trợ.
“Trong những năm tháng tuổi thơ, tôi đã thấm 5 điều Bác Hồ dạy, vì thế trong mỗi lúc khó khăn, tôi đều có nghị lực để vượt qua. Bản thân tôi luôn nhắc nhở mình dù trong hoàn cảnh nào cũng phải sống tốt đẹp hơn các bạn có đầy đủ bố mẹ”
Video đang HOT
Phức được thanh niên trên địa bàn tin tưởng bầu Bí thư chi đoàn. Trở thành Thủ lĩnh của thanh niên ,anh càng có điều kiện để kêu gọi làm công tác xã hội, tình nguyện và giúp đỡ những những hoàn cảnh khó khăn.
Anh Phức luôn tâm niệm, lời bác dạy chúng tôi luôn ghi sâu vào trong lòng. Đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động để chúng ta sống có ích.
Thu hút thanh niên bằng các hoạt động thể thao
Địa bàn nơi anh Phức ở là tổ dân phố, không chỉ có người dân bản địa mà còn nhiều người mới nhập cư, công nhân trẻ, sinh viên … thuê nhà trọ. Công tác Đoàn ở đây gặp không ít khó khăn. Các bạn thanh niên bận việc hoặc có thói quen thờ ơ với hoạt động chung nên không tham gia tổ chức Đoàn. Nắm bắt được đặc điểm này, anh thường xuyên đến vận động thanh niên bắt đầu bằng những cuộc giao lưu giải thể thao, chương trình ca nhạc do Chi đoàn tổ dân phố tổ chức. Từ đó các bạn trẻ hào hứng hơn, nhiệt tình tham gia vào các công tác của Đoàn.
“Tôi thường đến tận xóm trọ để nắm bắt các bạn học tập như thế nào, làm việc ra sao, Tôi cũng tổ chức ngày Chủ nhật xanh, tập hợp thanh niên xóm trọ dọn dẹp quanh khu phố và ngược lại các bạn thanh niên địa bàn dân cư tham gia tham gia vệ sinh đường làng xóm trọ, xanh sạch đẹp hơn” – anh Phức chia sẻ.
Không chỉ cảm hóa, thu hút thanh niên tham gia công tác Đoàn, việc tình nguyện của Chi đoàn xã Mỹ Hào hiện đã mở rộng đến những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Một trong những hoạt động tới đây, vào cuối tháng 8 tới, Đoàn Thanh niên xã Mỹ Hào phối hợp với một số đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức chuyến đi tình nguyện ở Lai Châu.
Kinh phí do các đoàn viên kêu gọi từ các trang cá nhân và các công ty, đơn vị đóng trên địa bàn.
ĐÌNH TRUNG
Theo tuoitrethudo
Bí thư chi đoàn chắp cánh những ước mơ...
Với cương vị Bí thư chi đoàn khu dân cư số 13 (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Đặng Việt Trinh đã huy động được nhiều nguồn lực tổ chức các hoạt động tình nguyện, sơn sửa khu vui chơi cho thiếu nhi.
Vì thế, trong mắt nhiều người, Trinh chính là người kết nối và chắp cánh những ước mơ cho thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Đặng Việt Trinh
Thu hút thanh niên
Ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông, Trinh đã hoạt động năng nổ trong công tác Đoàn tại trường và địa phương. Vì thế, cô gái nhanh chóng được Bí thư Đoàn phường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) chú ý bồi dưỡng. Khi trở thành sinh viên ngành Chính trị học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng là lúc Trinh được giao đảm nhận vị trí Bí thư chi đoàn địa bàn 13.
Địa bàn 13 có diện tích rộng về mặt địa lý, gồm các khu nhà cao tầng và 4 tổ dân phố. Thanh niên tại địa bàn khá đông, độ tuổi trung bình là 22 nhưng phần lớn đang đi học, đi làm. Vì thế, Trinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút, tập hợp đoàn viên thanh niên. "Thời gian đầu mình thực sự cảm thấy nản vì gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, mình lại nghĩ nếu bản thân buông xuôi thì sẽ không bao giờ thu hút được đoàn viên, thanh niên khác" - Trinh tâm sự.
Đặng Việt Trinh với hoạt động tình nguyện tại vùng cao
Trinh kiên trì đến gặp đoàn viên, thanh niên, vận động họ dành thời gian tham gia các hoạt động Đoàn. Đặc biệt, cô gái thay đổi hình thức tổ chức sinh hoạt chi đoàn để phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của thanh niên. Trinh cũng kịp thời đề xuất khen thưởng các cá nhân tham gia nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao để khuyến khích họ đến với tổ chức Đoàn.
Mặt khác, khi tổ chức các hoạt động, Trinh đều đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với yêu cầu thực tiễn như: sơn sửa dụng cụ tại sân chơi thiếu nhi, vệ sinh môi trường; biến điểm chân rác thành vườn hoa; tổ chức ngày hội vui chơi, giải trí cho thanh thiếu nhi, ca khúc măng non - múa hát tập thể... Trong đó, chuỗi hoạt động hè gắn liền với "Tháng hành động vì trẻ em" được Trinh đặc biệt quan tâm tạo ra sân chơi lành mạnh cho thiếu nhi.
Nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên về truyền thống uống nước nhớ nguồn, hàng năm, Trinh tham mưu, phối hợp với các đoàn thể khác tổ chức chùm hoạt động kỷ niệm: Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7; Ngày thương binh liệt sỹ 27/7; tuyên truyền, thực hiện các hoạt động nhân đạo, hiến máu tình nguyện tại địa bàn. Cô gái trẻ luôn gương mẫu trong những hoạt động này và đã có 4 lần hiến máu tình nguyện.
Hướng về cộng đồng
Với nhiều bạn trẻ, người thành công là đạt được điều gì đó to lớn nhưng Trinh quan niệm đơn giản là được làm những gì yêu thích, sống trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Suy nghĩ ấy khiến cô gái trẻ dành nhiều thời gian cho những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Trinh đã có mặt trong "Hành trình đỏ" từ Hà Nội vào Nghệ An đến Quảng Trị, tình nguyện tại xã Lùng Cải (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) hay về với bà con và thanh thiếu niên xã Chí Thảo (huyện Quảng Uyên, Tỉnh Cao Bằng)... Trong đó, chương trình tình nguyện "Xuân ấm yêu thương" tại trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Lùng Cải (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) được Trinh đứng ra kết nối, huy động các nguồn lực với tổng trị giá khoảng 40 triệu đồng.
"Mình cùng các bạn đoàn viên, thanh niên chuẩn bị cho dự án này suốt hơn một tháng, từ khâu lập kế hoạch đến vận động xã hội hóa và kêu gọi các mạnh thường quân quyên góp. Đã có rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng sự kiên trì và mong muốn giúp đỡ người dân vùng cao đã giúp chúng mình huy động được gần 30 triệu đồng tiền mặt mua 200 chiếc áo khoác, khăn len mới, trống Đội... Ngoài ra, chúng mình cũng mang theo nhiều nhu yếu phẩm khác dành tặng người dân" - Trinh chia sẻ.
Đặng Việt Trinh hiến máu tình nguyện
Đây cũng là chuyến đi để lại ấn tượng sâu sắc nhất với Trinh. Qua chuyến đi này, cô gái trẻ đã có những bài học sâu sắc về công tác Đoàn, đời sống của bà con nhân dân vùng cao. Điều kiện học tập, sinh sống của thanh thiếu nhi nơi còn rất nhiều khó khăn nhưng họ không ngừng nỗ lực vươn lên và có những ước mơ cao đẹp. Chính điều này đã cho Trinh và những đoàn viên, thanh niên khác thêm động lực tiếp tục thực hiện những hoạt động tình nguyện khác. Cô gái trẻ mong muốn qua những hoạt động tình nguyện sẽ kết nối được nhiều nguồn lực để chắp cánh ước mơ cho thanh thiếu niên vùng cao hay những nơi còn khó khăn của đất nước.
Dành nhiều thời gian cho công tác Đoàn nên đôi khi Trinh được gọi là người "ăn cơm nhà vác tù hàng tổng". Thế nhưng với cô gái trẻ này điều đó không phải là đúng hoàn toàn. Công tác Đoàn là niềm đam mê, yêu thích của Trinh. Nó đã giúp cô gái trưởng thành hơn trước hết là trong cách ứng xử với mọi người xung quanh và gia đình.
Được rèn luyện nhiều khiến Trinh có bản lĩnh vững vàng và chín chắn hơn nhiều bạn cùng trang lứa. Phương châm sống của cô gái trẻ cũng khá đặc biệt, đó là "học tập trung, chơi hết mình, sống trách nhiệm, đạt ước mơ". Vì thế, Trinh luôn đảm bảo việc học tập ở trường cũng như công tác Đoàn tại địa phương.
"Mình có niềm đam mê rất lớn với công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Mình muốn tạo nền tảng vững chắc để thực hiện các hoạt động có chiều sâu và chất lượng. Vì thế, mình sẽ tiếp tục tập trung cho việc học tập trên giảng đường và hoạt động Đoàn tại địa bàn. Mình tin sự nỗ lực trong học tập, làm việc sẽ giúp bản thân gặt hái được nhiều thành quả mới" - Trinh nói.
NGUYỄN DŨNG
Theo tuoitrethudo
Khuyết tật từ nhỏ, "Vua gà" lấy 2 bằng đại học và sáng tạo mô hình gà dược liệu Bị liệt một chân từ nhỏ, tuy nhiên anh Huỳnh Thanh Tú (44 tuổi, xã Hòa Bình, Kon Tum) vẫn không nản chí mà nỗ lực học được 2 bằng đại học. Không những thế, chàng trai vùng "đất đỏ" còn nghiên cứu ra loại gà sạch nuôi bằng dược liệu, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. "Vua gà" khuyết tật, với...