Bí thư Bình Định “truy” trách nhiệm DN ngang nhiên đổ đất lấn đầm
Ông Nguyễn Thanh Tùng – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định bày tỏ bức xúc trước việc một doanh nghiệp đổ đất đá lấn đầm Thị Nại (TP.Quy Nhơn) trái phép nhưng các cơ quan chức năng của tỉnh này lại không vào cuộc xử lý.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy không biết?
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2016-2021 (từ ngày 17-19.7) đã tranh luận nhiều vấn đề “ nóng” được dư luận địa phương quan tâm. Đặc biệt, nhiều đại biểu HĐND tỉnh Bình Định bức xúc trước việc doanh nghiệp ngang nhiên đổ đất đá lấn đầm Thị Nại, đồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm doanh nghiệp, cơ quan chức năng để xảy ra sai phạm.
Ông Nguyễn Thanh Tùng – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này về việc đại biểu đề nghị làm rõ tình trạng doanh nghiệp ngang nhiên đổ đất ra khu vực cầu Đen, đầm Thị Nại. Sự việc diễn ra trong thời gian dài đã ngăn cản luồng lạch tàu thuyền của ngư dân đánh bắt và ảnh hưởng giao thông đi lại, gây bức xúc trong nhân dân.
Khu vực doanh nghiệp ngang nhiên lấp đầm Thị Nại khiến người dân bức xúc.
Ông Nguyễn Thúc Đĩnh – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cho rằng, khu vực đổ đất tại cầu Đen được ông Tùng nhắc đến thuộc Dự án Khu cảng xăng dầu và kho bãi tổng hợp Bình An, do Công ty cổ phần Xăng dầu Bình An làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh có văn bản cho phép đầu tư vào năm 2014. Dự án này đã được UBND tỉnh xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công Thương.
Theo tiến độ đăng ký, quý IV năm 2018, dự án mới triển khai thi công và năm 2020 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, phía Công ty cổ phần Bình An đã có văn bản gửi UBND tỉnh xin ý kiến về việc triển khai thi công.
“Việc xin triển khai thi công dự án Khu cảng xăng dầu và kho bãi tổng hợp Bình An gửi cho UBND tỉnh và UBND tỉnh có công văn giao Sở Xây dựng hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện hồ sơ thiết kế thẩm định, phê duyệt, để triển khai thi công xây dựng, trước mắt là công tác san lấp mặt bằng dự án. Cái này không có ý kiến đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư”, ông Đĩnh lý giải.
Ông Nguyễn Thanh Tùng – Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho biết: “ Cảng xăng dầu Bình An, Ban Thường vụ Tỉnh ủy không biết”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Tùng tiếp tục truy vấn: “Cảng xăng dầu Bình An, Ban Thường vụ Tỉnh ủy không biết, vậy ai phê duyệt, ai đề nghị lên Bộ. Phê duyệt đầu tư, làm cảng như thế nào? Ai cho phép doanh nghiệp ngang nhiên đổ đất lấp đầm?”.
Vị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư – phân trần rằng: “Theo kế hoạch đến quý IV năm 2018, dự án mới bắt đầu triển khai thi công. Hiện tại, chỉ mới quý III nhưng việc triển khai thi công này có văn bản của UBND tỉnh cho phép thi công trước và việc hướng dẫn giao cho Sở Xây dựng, không phải Sở Kế hoạch và Đầu tư”.
Ai sai phải chịu trách nhiệm
Chưa hài lòng với câu trả lời trên, ông Nguyễn Thanh Tùng đưa ra yêu cầu: “Tôi đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh phải làm rõ cái này để nhân dân Bình Định được biết. Còn phía UBND tỉnh, ai ký cấp giấy phép cho dự án thi công trước thì phải chịu trách nhiệm”.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, UBND tỉnh và cá nhân ông luôn nghiêm túc thực hiện các chủ trương Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.
Theo ông Dũng, quy hoạch Cảng Đống Đa đã có từ năm 2010 do ông Nguyễn Văn Thiện – Chủ tịch UBND tỉnh khi đó ký quyết định. Theo quy hoạch, cầu cảng dài 90m nhô ra đầm. Năm 2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định cho quyết định bổ sung thêm chức năng cảng xăng dầu hóa lỏng. Đến bây giờ, nhà đầu tư vẫn đang làm thủ tục. Tuy nhiên, khi chưa có thiết kế kỹ thuật phê duyệt chính thức, chủ đầu tư đã cho đổ đất, trách nhiệm này thuộc về Sở Xây dựng phải kiểm tra để thực hiện cho đúng.
Người dân bức xúc việc lấp đầm Thị Nại gây ảnh hưởng đến việc đi lại tàu thuyền.
“Sở Xây dựng đi kiểm tra việc người ta đổ đất khi chưa có thiết kế phê duyệt chính thức. Cái đó trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng phải thực hiện kiểm tra nghiêm túc. Tới đây, chúng tôi sẽ xem xét trên cơ sở hồ sơ từ các năm trước, cân nhắc kỹ, nhất là đánh giá tác động môi trường và xin ý kiến các lãnh đạo tỉnh để làm cảng cho phù hợp, thấu tình đạt lý”, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh trước khi triển khai phải trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
“Thực ra, chủ trương đã có từ năm 2010 và kéo theo một thời gian rất dài. UBND tỉnh xin tiếp thu và sẽ có báo cáo cụ thể về vấn đề này”, ông Dũng khẳng định.
Theo Danviet
Vụ 43 ha rừng bị xóa sổ: Rất vô lý khi chặt cây to để trồng cây nhỏ
Đó là khẳng định của Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng khi trực tiếp "thị sát" hiện trường 43 ha rừng tự nhiên bị chặt hạ không thương tiếc tại huyện An Lão (Bình Định) mà chính quyền địa phương không hay biết?
Ngày 12/9, ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định dẫn đầu đoàn kiểm tra cùng lãnh đạo UBND tỉnh này đã đến hiện trường vụ phá rừng nghiêm trọng tại huyện An Lão. Tổng diện tích rừng bị phá là 43,7ha do UBND xã An Hưng quản lý.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng (áo đen) thị sát hiện trường vụ 43 ha rừng bị chặt phá
Trực tiếp kiểm tra hiện trường vụ phá rừng, ông Tùng chất vấn trách nhiệm người đứng đầu chính quyền xã An Hưng khi phát hiện vụ việc quá muộn. "Họ cất lán trại sinh hoạt và phá hơn 43ha rừng trong thời gian dài mà tại sao quản lý rừng không biết?" - ông Tùng hỏi.
Tuy nhiên, ông Đinh Văn Chê, Chủ tịch UBND xã An Hưng cho rằng, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra nhưng do địa hình quá hiểm trở, từ trung tâm xã đi đến hiện trường phải mất gần 1 ngày đi bộ nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Đoàn Văn Tá - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão cũng cho rằng, khu vực nằm ở thung lũng, địa hình hiểm trở nhưng việc phát hiện vụ việc chậm lỗi một phần cũng do kiểm lâm quá chủ quan. Các đối tượng đã theo dõi hoạt động của kiểm lâm để tổ chức phá rừng với quy mô lớn.
Nhiều diện tích rừng bị chặt và đốt
Sau khi thị sát hiện trường vụ phá rừng nghiêm trọng này, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng cho biết, hiện các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra, làm rõ các đối tượng phá rừng, để sớm đưa ra hình thức xử lý.
"Ai trực tiếp phá rừng, ai đứng đằng sau thì chúng tôi sẽ điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Đối với trách nhiệm quản lý nhà nước, những tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng phá rừng cũng bị kiểm điểm, xử lý. Chúng tôi sẽ xử lý vụ việc trong thời gian sớm nhất" - ông Tùng khẳng định.
Ông Tùng nói thêm: "Khu vực rừng bị phá nằm giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi và rất xa trung tâm của huyện, xã nên việc quản lý, phát hiện không kịp thời. Mục đích phá rừng của các đối tượng là để trồng keo, phát triển kinh tế gia đình song họ chỉ thấy lợi ích trước mắt của cá nhân mà chưa nghĩ đến việc giữ rừng là giữ gìn môi trường sống của cộng đồng. Việc chặt cây rất to đi trồng cây rất nhỏ là điều vô lý, bà con chưa ý thức được việc giữ rừng...".
Nhiều cây gỗ bị chặt hạ chưa được vận chuyển đi
Nhiều cây gỗ có đường kính lớn bị chặt hạ
Các đối tượng phá rừng mở đường để đưa gỗ ra ngoài
Doãn Công
Theo Dantri
Sắp có kết luận vụ "đòi" cảng Quy Nhơn cho nhà nước Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Trung ương Đảng do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu, Bí thư và Chủ tịch tỉnh Bình Định đều tha thiết kiến nghị thu hồi lại cảng Quy Nhơn về cho nhà nước. Ngày 4/7, đoàn công tác của Trung ương Đảng do ông...