Bị thần kinh vận động bẩm sinh vẫn quyết tâm đi thi
Tại điểm thi Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, có một thí sinh đến trường dự thi làm nhiều người vô cùng cảm động bởi em không thể đứng được, không thể ngồi thẳng lưng… nhưng vẫn quyết tâm đi thi đại học.
Đó là thí sinh Nguyễn Thị Mai Phương dự thi vào ngành Công nghệ đa phương tiện, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Tâm sự với báo chí, bác Nguyễn Kim Chung – mẹ của Phương cho biết: “Phương là con gái đầu lòng. Khi sinh ra, em cũng như bao trẻ sơ sinh khác, không có biểu hiện gì bất thường. Đến khi Phương được 5 tháng tuổi rồi đến 8 tháng tuổi em không biết lẫy như những trẻ bình thường khác, khi mẹ bế Phương lên, em cũng không đứng được. Sốc, buồn khổ và lo lắng, gia đình đưa Phương đi khám. Bác sĩ kết luận cháu bị phát triển thần kinh vận động bẩm sinh. Không nản, gia đình đưa Phương đi hết các bệnh viện, chữa đủ phương pháp đông – tây kết hợp nhưng không khỏi”.
Cán bộ tuyển sinh xuống tận bàn thí sinh Mai Phương để làm thủ tục dự thi cho em.
Chứng bệnh thần kinh vận động bẩm sinh ảnh hưởng toàn thân nên các khớp xương của Phương rất mềm. Em không không thể đứng được, không thể ngồi thẳng lưng được và em cũng không thể bám vào cổ người bế được nên rất vất vả cho người chăm sóc. Tuy nhiên, may mắn cho Phương được bố mẹ hết sức yêu thương. Bố mẹ Phương đưa em đến trường học, trong suốt 12 năm học, bố mẹ Phương thay nhau hàng ngày đưa đón em đến trường.
Mặc dù mắc căn bệnh bẩm sinh nhưng được cha mẹ thương yêu, bạn bè quý mến nên Phương luôn vui vẻ hòa đồng cùng bạn bè. Điều đặc biệt, trong suốt thời gian học phổ thông, Phương luôn đạt kết quả cao trong học tập. Cấp 1, 2 Phương đều đạt học sinh giỏi. Lên cấp 3, kiến thức nhiều hơn, đôi bàn tay Phương lại yếu ớt, không viết nhanh được, nhưng Phương vẫn đạt thành tích cao với điểm tổng kết luôn ở mức trên 7,0.
Để đạt được ước mơ tiếp tục đi học, Phương đã chọn ngành Công nghệ đa phương tiện – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để dự thi cho phù hợp với sức khỏe và thực hiện ước mơ làm trong ngành Công nghệ thông tin của mình.
Cùng với việc đến trường làm thủ tục dự thi, bố mẹ Phương cũng đã làm hồ sơ gửi lên Hội đồng thi của Học viện để xin được xét tuyển đặc cách.
PGS.TS Lê Hữu Lập – Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết: “Nếu hồ sơ của thí sinh Phương đúng theo quy định của Bộ GD-ĐT nhà trường sẽ xét tuyển thẳng vào trường cho em”.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh đừng bao giờ nghĩ đến việc gian lận
"Việc phát hiện gian lận trong thi cử không phải chỉ thực hiện trong quá trình thi mà còn cả trong quá trình học, thậm chí sau khi thí sinh tốt nghiệp đã được cấp bằng, nếu có chứng cứ vi phạm qui chế thi thì thí sinh vẫn bị xử lý như thường...".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên Dân trí về công tác phòng ngừa gian lận trong thi cho mùa tuyển sinh 2014.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.
Tăng cường quan sát những động tác bất bình thường của thí sinh!
Mùa tuyển sinh năm nào các Hội đồng tuyển sinh đều nâng cao tinh thần cảnh giác chống gian lận trong thi cử như thi hộ, thi kèm, phổ biến quy chế thi rất kỹ đến thí sinh nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra như trường hợp thi thuê vào ĐT Phòng cháy chữa cháy năm trước. Năm nay Bộ GD-ĐT có quy định nào để ngăn chặn tình trạng này, thưa Thứ trưởng?
Trước hết là ý thức của thí sinh. Quy chế tuyển sinh qui định việc xử lý rất nghiêm đối với thí sinh thi kèm, thi hộ. Thí sinh cũng cần quán triệt kỹ rằng việc phát hiện gian lận trong thi cử không phải chỉ thực hiện trong quá trình thi mà còn cả trong quá trình học, thậm chí sau khi thí sinh tốt nghiệp đã được cấp bằng, nếu có chứng cứ vi phạm qui chế thi thì thí sinh vẫn bị xử lý như thường. Vì vậy thí sinh phải ý thức được điều này để tự giác chấp hành qui chế thi, đừng bao giờ nghĩ đến việc thi kèm, thi hộ hay các hình thức gian lận trong thi cử khác.
Mặt khác, để ngăn chặn các hành vi thi kèm, thi hộ, các hội đồng thi cần quán triệt giám thị thực hiện nghiêm qui chế tuyển sinh, kiểm tra, đối chiếu kỹ càng ảnh trên thẻ dự thi, ảnh trên chứng minh nhân dân với danh sách ảnh và người thật của thí sinh. Những trường hợp nghi ngờ phải báo phụ trách điểm thi để xác minh làm rõ và xử lý. Khi bố trí thí sinh trong phòng thi, nếu thấy những số báo danh nghi ngờ thì giám thị bố trí những thí sinh liên quan ngồi lệch xa để tránh thi kèm.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số phương tiện kỹ thuật có khả năng lưu trữ, xem thông tin dữ liệu với hình dạng như đồng hồ đeo tay, máy tính... rất khó phát hiện. Bộ GD-ĐT đã có biện pháp nào để phòng ngừa tình trạng này chưa?
Những phương tiện nghe nhìn, truyền tin công nghệ cao cũng đã xuất hiện từ những năm trước. Bộ đã nhắc nhở các hội đồng thi tăng cường tập huấn giám thị để phát hiện những thiết bị lạ, quan sát những động tác bất bình thường của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
Qui chế cho phép thí sinh mang các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin, không phát âm, phát hình trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác để chống tiêu cực. Nếu thí sinh lợi dụng chống tiêu cực để tiêu cực, mang những thiết bị công nghệ cao để gian lận khi làm bài nếu bị phát hiện sẽ bị đình chỉ thi. Vai trò của giám thị trong phòng thi rất quan trọng. Những thiết bị công nghệ cao rất đa dạng nên nếu giám thị phát hiện thí sinh mang những thiết bị nghi ngờ mà tự mình không nhận dạng được thì báo cho điểm thi để xử lý.
Tạo cơ hội cho thí sinh chọn trường chọn ngành!
Như Bộ GD-ĐT đã thông tin, kỳ thi tuyển sinh năm nay có nhiều điểm mới như tuyển sinh riêng, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, cách xác định điểm sàn mới... Vậy đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT có bổ sung thêm điểm gì mới? Thí sinh được lợi gì từ những thay đổi mới này?
Những sửa đổi qui chế tuyển sinh năm nay đã được Bộ đưa ra tham khảo ý kiến dư luận và ban hành từ rất sớm để thí sinh biết và các trường chủ động triển khai. Năm nay có 62 trường có đề án tự chủ tuyển sinh đã được Bộ xác nhận phù hợp với qui chế và tiến hành tuyển sinh riêng. Các trường tuyển sinh riêng đều dựa vào xét tuyển kết quả học tập và tốt nghiệp phổ thông với ngưỡng xét tuyển hợp lý để đảm bảo chất lượng đầu vào. Để tham gia xét tuyển vào các trường tuyển sinh riêng thí sinh nên theo dõi thông báo trên trang thông tin điện tử của các trường liên quan về thời hạn nộp hồ sơ, những giấy tờ cần bổ sung, thời gian xét tuyển, thời điểm công bố kết quả...
Việc điều chỉnh qui định ưu tiên đối tượng và khu vực nhằm đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học của thí sinh ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Sau hơn 10 năm kể từ khi thực hiện kỳ thi tuyển sinh chung, tình hình kinh tế xã hội ở một số địa phương đã phát triển tốt hơn nên việc điều chỉnh này là cần thiết để đảm bảo sự công bằng. Điều chỉnh năm nay chủ yếu liên quan đến khu vực 1 được xác định theo xã khó khăn nơi thí sinh thường trú và địa điểm của trường Trung học phổ thông nơi các em theo học. Bộ đã tổng hợp và gửi đến các trường danh sách trường THPT và xã khó khăn thuộc khu vực 1 để các trường rà soát điều chỉnh diện ưu tiên, đảm bảo quyền lợi của thí sinh theo qui định.
Về điểm sàn, thay vì chỉ có một mức điểm sàn duy nhất như trước đây, năm nay Bộ sẽ công bố nhiều mức điểm xét tuyển để các trường tùy theo uy tín, sức hút thí sinh của mình mà lựa chọn mức xét tuyển phù hợp. Ngoài ra, năm nay Bộ còn qui định việc nhân hệ số 2 điểm thi môn chính do các trường xác định. Những năm trước các trường cũng nhân hệ số môn thi chính nhưng chỉ được áp dụng đối với những thí sinh đã có kết quả thi trên điểm sàn. Theo qui định mới, các trường có thể xác định mức điểm xét tuyển đã nhân hệ số môn thi chính với điều kiện điểm bình quân của mức này không thấp hơn điểm bình quân mức xét tuyển cơ bản Bộ đã công bố và trường đã lựa chọn. Với qui định mới, những thí sinh có kết quả 3 môn thi thấp hơn mức điểm xét tuyển cơ bản tối thiểu nhưng có điểm môn chính cao cũng có thể trúng tuyển.
Những điều chỉnh này một mặt giúp cho các trường chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp đối với từng ngành nghề đang đào tạo và mặt khác, đảm bảo tính công bằng trong tuyển sinh đồng thời tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh chọn trường, chọn ngành và chọn cách thi phù hợp với năng lực sở trường.
Thí sinh hồi hộp trước giờ thi.
Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình phổ thông
Trong mỗi kỳ thi, vấn đề đề thi luôn được các thí sinh và xã hội quan tâm. Được biết, năm nay, Bộ GD-ĐT có thay đổi về cách ra đề thi. Vậy thay đổi đó như thế nào thưa Thứ trưởng?
Nói chung đề thi năm nay sẽ ra theo hướng đổi mới đã được thí sinh và dư luận xã hội đánh giá là tốt trong kỳ thi tuyển sinh đại học những năm gần đây và đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua. Đề thi sẽ không bắt thí sinh phải nhớ nhiều chi tiết một cách máy móc, không học thuộc lòng theo khuôn mẫu có sẵn nhưng tăng cường kiểm tra năng lực, khả năng tư duy, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức đề thi nằm trong khung chương trình phổ thông, không quá dài, quá khó, không đánh đố thí sinh. Đề thi ngoại ngữ chỉ có phần trắc nghiệm như năm ngoái, không có phần viết như đề thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Vậy đến thời điểm này công tác chuẩn bị tuyển sinh 2014 đã sẵn sàng chưa, thưa Thứ trưởng? Ông có lưu ý gì tới các Hội đồng thi và thí sinh?
Đến giờ phút này, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 đã hoàn tất. Các cụm thi liên trường Hải Phòng, Vinh, Qui Nhơn, Cần Thơ và các hội đồng thi của các trường đã sẵn sàng đón thí sinh đến dự thi đợt 1 trong vài ngày tới. Các địa phương đã chỉ đạo các sở ngành, các tổ chức đoàn thể tham gia hỗ trợ thí sinh và người nhà, lên phương án sẵn sàng xử lý những tình huống bất thường xảy ra như bão lụt, ùn tắc giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm... Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên đã tổ chức ra quân tình nguyện tiếp sức mùa thi, giúp cho thí sinh từ nơi xa đến tìm được chỗ ăn ở phù hợp để yên tâm thi tốt.
Đối với các hội đồng thi, việc tập huấn giám thị trước khi làm nhiệm vụ là nhiệm vụ quan trọng. Năm nào cũng có sai sót do giám thị chủ quan, không nắm vững qui chế tuyển sinh. Mặt khác, các hội đồng thi phải đặc biệt lưu ý lịch thi các môn, tuyệt đối không để xảy ra việc bóc nhầm đề thi. Đợt 1 ít môn thi nhưng đợt 2 và đợt 3 rất nhiều môn nên phải quan tâm điều này để tránh sự nhầm lẫn. Khi bóc đề thi, giám thi phải tuân thủ đúng qui trình qui định trong qui chế.
Đối với thí sinh, còn vài hôm nữa là đến ngày thi, các em nên nghỉ ngơi để ổn định tâm lý và sức khỏe, đặc biệt là những em từ nơi xa đến thành phố để dự thi. Đề thi tuyển sinh có tính phân loại cao nên các em cần lựa những câu dễ làm trước, những câu khó làm sau và cố gắng tối đa làm được càng nhiều càng tốt. Thời gian trong phòng thi rất quí báu để các em thể hiện năng lực của mình. Ranh giới giữa đậu và rớt nhiều khi rất mong manh nên các em tận dụng tối đa khoảng thời gian này để làm bài và kiểm tra lại bài làm thật cẩn thận.
Năm nào cũng có nhiều thí sinh bình đình chỉ thi vì mang theo điện thoại di động. Khi mang theo điện thoại vào phòng thi thì dù vô tình hay cố ý, dù điện thoại đang ở chế độ tắt hay mở thí sinh cũng đều bị đình chỉ thi ngay lập tức. Đây là điều các em phải hết sức lưu ý.
Bình tĩnh, tự tin và đi thi với tinh thần thoải mái sẽ giúp các em thành công trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay!
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Dân trí
Sĩ tử "tay xách nách mang" đổ về Thủ đô thi đại học Giữa thời tiết mưa nắng thất thường, các sĩ tử và người nhà tất tả đổ về Hà Nội chuẩn bị cho kỳ thi Đại học - Cao đẳng 2014. Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh Đại học 2014 chính thức bắt đầu. Tại thời điểm này, hàng ngàn sĩ tử và phụ huynh đã và đang di chuyển...