Bị thắc mắc phí đặt cọc, đại diện trường quốc tế Singapore vẫn không chịu gặp phụ huynh
Ngày 28.6, Công ty Kinderworld – đơn vị quản lý trường quốc tế Singapore Đà Nẵng không chịu gặp gỡ với phụ huynh về khoản “ phí đặt cọc” do họ tự ý thu.
Trường quốc tế Singapore Đà Nẵng
Đại diện công ty này chỉ gửi một lá thư giải thích về khoản phí này mà không hề đề cập đến yêu cầu họp với tập thể phụ huynh như lá thư yêu cầu được các phụ huynh gửi đến trường trước đó.
Khoản “phí đặt cọc” bị nhiều phụ huynh phản bác vì cho rằng sai luật Giáo dục Việt Nam về các khoản phí được phép thu trong trường học. Đồng thời, các phụ huynh cũng cho rằng đây chính là hình thức chiếm dụng vốn đối với các phụ huynh có con đang theo học trường này.
Mặc dù Sở Giáo dục TP.Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu công ty này phải tổ chức tiếp xúc với tập thể phụ huynh phản đối khoản phí nói trên nhưng công ty này vẫn tìm cách lẩn tránh bằng một lá thư lặp lại những điều mà các phụ huynh đã bác bỏ.
Trường quốc tế Singapore bị phụ huynh cho rằng đang cố tình chiếm dụng vốn khi thu số tiền 8 triệu đối với các học sinh chuyển cấp và gọi đó là “phí đặt cọc”. Nhiều phụ huynh cho rằng khoản phí này sai luật Giáo dục khiến cho việc giải thích đó là “thoả thuận dân sự” của nhà trường trở nên vô hiệu.
Video đang HOT
Các phụ huynh cũng đã đồng ký tên vào thư yêu cầu trường tổ chức họp nhưng cho đến giờ này đại diện đơn vị quản lý vẫn cố tình lẩn tránh yêu cầu này.
Theo motthegioi
Phụ huynh tố trường Quốc tế Singapore "lạm thu": Giám đốc trường nói gì?
Một khoản tiền 8 triệu đồng được thu với cái tên "đặt cọc" đã khiến phụ huynh phản ứng gay gắt. Họ cho rằng, khoản thu này vô lý và chưa từng đồng ý với trường về khoản thu này. Trong khi đó, đại diện trường cho rằng đã nhận được sự đồng thuận của phụ huynh?
Theo đó, ông N.V.T., trú quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng đã có đơn gửi UBND, sở Giáo dục và Đào tạo TP.Đà Nẵng phản ánh việc trường Quốc tế Singapore tại TP.Đà Nẵng "lạm thu" khoản tiền của phụ huynh trái quy định.
Trả lời PV báo điện tử Người Đưa Tin, ông T. cho hay, ông có con đang theo học ở ngôi trường này và ngoài các khoản thu theo quy định, trường còn thu thêm 8 triệu đồng/học sinh gọi là phí đặt cọc năm học 2019-2020.
Khoản phí này đã ngay lập tức gây ra tranh cãi giữa phụ huynh và nhà trường. Tuy nhiên, để đảm bảo việc học của con em, các phụ huynh vẫn đóng tiền, đồng thời cho biết sẽ khiếu nại việc này.
Phụ huynh vẫn nộp "đặt cọc" 8 triệu đồng vì không muốn làm gián đoạn việc học của con; tuy nhiên, họ sẽ khiếu nại khoản phí vô lý này?!
"Chúng tôi yêu cầu trường giải thích, cung cấp phiếu thu nêu rõ mục đích và căn cứ pháp lý hoặc văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền về khoản tiền thu thêm, nhưng nhà trường không cung cấp... Kế toán giải thích rằng, khoản tiền đặt cọc 8 triệu đồng này sẽ được trả lại cho phụ huynh khi các em học hết lớp 12. Ví dụ, bây giờ con tôi vào lớp 1 thì 12 năm sau, không hóa đơn chứng từ, chúng tôi dựa vào đâu mà lấy lại khoản tiền cọc này?", ông T. bức xúc.
Cũng theo ông T., ông có đến 3 người con đang theo học ở trường Quốc tế Singapore với tổng chi phí hơn 700 triệu mỗi năm. Theo quy định và cam kết, nếu học sinh chuyển trường hoặc bỏ, thì số tiền đã nộp sẽ không được hoàn lại.
"Do đó, chẳng có lý gì lại thu thêm 8 triệu đồng mỗi học sinh để "đặt cọc". "Đặt cọc" ở đây là đặt cọc cái gì? Cả trường có hàng trăm học sinh thành ra sẽ có một khoản không nhỏ bị "chiếm dụng" suốt thời gian dài. Liệu đây có phải là hình thức lợi dụng hay không?", ông T. bày tỏ.
Cũng như ông T., bà L.Th., đang có con học ở trường Quốc tế Singapore cho rằng, chi phí học ở ngôi trường này rất cao, nhưng bà chấp nhận và cho con theo học. Tuy nhiên, khoản "đặt cọc" vô lý khiến bà không hài lòng.
Khi thắc mắc lên ban lãnh đạo trường, bà Th. được trả lời rằng, tiền "đặt cọc" này là để phòng khi học sinh làm hư hỏng tài sản gì của trường thì sẽ mang ra đền?!
"Làm gì có chuyện đó, nếu học sinh làm hỏng đồ đạc, thiết bị, nhà trường yêu cầu cha mẹ của em đó đền bù ngay chứ không thể thu tiền đặt cọc của tất cả. So với tổng số hơn 200 triệu đồng/học sinh/năm học chúng tôi nộp thì 8 triệu đồng "đặt cọc" là không lớn. Tuy nhiên, phải rõ ràng, minh bạch, hợp lý. Chúng tôi bức xúc vì thấy nhà trường thu khoản này bất minh và vô lý. Rồi nữa, tính rộng ra, hàng trăm học sinh thì sẽ có hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Số tiền này được cất vào đâu suốt hàng năm trời? Sử dụng như thế nào?", bà Th., nói.
Cũng theo các phụ huynh này, họ chưa từng ký cam kết nào với nhà trường để đồng ý thu khoản phí "đặt cọc" nêu trên!
Trường Quốc tế Singapore tại TP.Đà Nẵng.
Trả lời PV Người Đưa Tin về vụ việc này, bà Trần Công Minh Hữu, Giám đốc trường Quốc tế Singapore tại TP.Đà Nẵng xác nhận, từ năm 2018, trường thu 8 triệu đồng/học sinh là tiền "đặt cọc". Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 12, nhà trường sẽ trả lại khoản tiền này cho phụ huynh. Khoản thu này chỉ áp dụng với đối tượng chuyển cấp, tức là những em mẫu giáo lên lớp 1 và học sinh lớp 9 lên cấp 3.
Trái ngược với nhóm phụ huynh cho rằng, chưa từng thỏa thuận với trường về khoản thu "đặt cọc" này thì bà Hữu cho rằng: "Khoản thu này đã có sự thỏa thuận dân sự giữa nhà trường và phụ huynh. Việc thu tiền này không căn cứ theo quy định nào của bộ Giáo dục và Đào tạo".
Vị này cũng giải thích rằng: "Khoản thu này được sử dụng để phạt những em bỏ học giữa chừng hoặc phụ huynh chậm đóng học phí... Hóa đơn chứng từ của khoản thu được ghi chung trong hóa đơn thu các khoản chứ không có hóa đơn riêng".
Trước câu trả lời của vị Giám đốc chi nhánh trường Quốc tế Singapore tại TP.Đà Nẵng, các phụ huynh bất bình rằng, nếu nhà trường nói là đã có sự đồng thuận của phụ huynh thì phải nêu đích danh ra đó là ai? Chứ không thể vì một số quan điểm hay trường hợp nhỏ mà đánh đồng bắt cả trường phải theo.
Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin vụ việc!
Theo nguoiduatin
Những trường Hà Nội có học phí lớp 1 hàng trăm triệu đồng Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội có học phí lên tới hơn 560 triệu đồng. Ít nhất 12 trường khác có mức học phí hơn 100 triệu đồng. Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS) UNIS là trường được thành lập bởi Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam nên nhà trường ưu tiên những học sinh có...