Bị sỏi thận tái lại nhiều lần: Bác sĩ BV Việt Đức cảnh báo lối sống chính là “chủ mưu”
Do đó, người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các vấn đề như sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì lúc này trở nên rất quan trọng.
Những người cùng chung lối sống, sinh hoạt có nguy cơ bị sỏi thận giống nhau
Sỏi thận là một trong những căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng và có thể bị tái phát do nhiều nhóm nguyên nhân như: Dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm khuẩn niệu, bệnh axit hóa do ống thận, đa canxi niệu do tăng thải canxi từ xương, do tăng hấp thu canxi từ ruột và do thận, đa oxalat niệu nguyên phát hoặc do ăn uống, đa uric niệu…
Trên cộng đồng Xóm khỏe, một người dân đặt câu hỏi về căn bệnh này như sau: Chồng tôi năm nay 36 tuổi, thường xuyên bị sỏi thận (kích thước tầm 4-6mm). Sau mỗi lần đi siêu âm phát hiện có sỏi, chữa hết sỏi, sau đó tầm 3-4 tháng sau lại bị lại. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 năm trở lại đây. Khi khám sức khỏe tổng quát thì bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ nhẹ (bác sĩ tư vấn chưa phải dùng thuốc mà điều chỉnh chế độ ăn uống). Hàng ngày, chồng tôi uống nước nhiều: 2 lít/ ngày.
Bác sĩ cho tôi hỏi: Việc hay bị sỏi thận như vậy nguyên nhân từ đâu, có nguy hiểm không? Làm thế nào để hạn chế bị tái phát sỏi thận?
Trả lời thắc mắc của người dân, bác sĩ Nguyễn Linh, khoa Thận-Tiết niệu, bệnh viện Việt Đức cho biết: “Theo nghiên chứa sỏi thận không có tính di truyền nhưng trong gia đình bạn có người thân bị sỏi thận thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh này vì cùng chung lối sống sinh hoạt, cùng chung khẩu phần ăn. Sỏi thận gia tăng tỉ lệ thuận theo độ tuổi, tức là càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh sỏi thận. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn nữ giới.
Về chế độ dinh dưỡng: Sỏi thận là kết quả của quá trình ăn uống không lành mạnh, nhất là người ăn mặn và ăn thịt nhiều. Người có thói quen lười vận động, không luyện tập thể dục cũng dễ bị sỏi thận hơn người tập luyện thể dục, thể thao. Bác sĩ khuyên chị nên cho anh uống 2-3 lít nước một ngày và nên thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần”.
Chế độ ăn uống người từng bị sỏi thận cần tuân thủ để tránh bệnh tái phát
Nhiều người cho rằng bản chất của sỏi là canxi nên cần phải kiêng hoàn toàn canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh sỏi phát triển. Tuy nhiên, điều đó chưa chính xác. Dưới đây là những điều người bị sỏi thận cần ghi nhớ để tránh bệnh tái phát:
1. Uống nhiều nước
Video đang HOT
Các bác sĩ chuyên khoa đều nhấn mạnh, việc uống nhiều nước rất quan trọng với các bệnh nhân sỏi thận. Bạn nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc điều chỉnh ăn uống để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày.
Dấu hiệu bạn uống đủ nước là khi nước tiểu có màu trắng đến vàng nhạt. Uống nhiều nước vừa giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.
2. Giảm lượng thịt động vật trong khẩu phần ăn, ăn nhạt, sử dụng cá thay cho thịt, điều chỉnh lượng tôm cua vừa phải trong khẩu phần ăn.
3. Điều chỉnh chế phẩm từ sữa, giàu canxi
Người bị sỏi thận không nên kiêng toàn bộ các chế phẩm sữa mà nên điều chỉnh cho phù hợp để không bị mất cân bằng trong hấp thụ canxi, tăng nguy cơ loãng xương, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.
Theo Sức khỏe và Đời sống, người lớn có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: Bơ, phomai (khoảng 800-1.300mg canxi).
Trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi
Bác sĩ chuyên khoa khuyên, người bị bệnh sỏi thận nên tăng cường ăn rau xanh để giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. Đồng thời, tăng cường các loại hoa quả như cam, chanh, bưởi…
Đặc biệt, người bị sỏi thận cần giảm sử dụng các thực phẩm chứa nhiều yếu tố gây sỏi thận như: Trà đặc, cà phê, socola, bột cám, ngũ cốc, rau muống (chứa nhiều oxalat), cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, nội tạng động vật (chứa nhiều purin)…
Người bị bệnh sỏi thận nên chú ý tái khám định kỳ để đánh giá tình trạng, tìm nguyên nhân tái phát sỏi để điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống cụ thể, phù hợp.
Cần lưu ý ở người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân.
Các thực phẩm quen thuộc của người Việt dễ gây hại cho gan
Bạn không nên ăn quá nhiều gan lợn, thịt dê... bởi đây là những món không có lợi cho gan.
Gan là cơ quan chủ đạo giúp thanh lọc các chất độc trong cơ thể. Những người bị gan yếu nên tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các biến chứng khó lường.
Trong thực đơn hàng ngày, ngoài những thực phẩm tốt cho gan, có một số loại cấm kỵ cần tránh xa:
Gan lợn
Gan lợn cũng như một số cơ quan nội tạng khác của động vật, chứa nhiều cholesterol, cứ 0,5 kg gan lợn chứa khoảng 200 mg cholesterol. Những người gan yếu khi ăn gan lợn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, không hề có tác dụng tốt với gan như quan niệm xưa nay.
Với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, đồ ăn chế biến từ gan lợn sẽ làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Sau khi ăn món này, hàm lượng đồng trong cơ thể tăng lên, tích tụ trong gan và não, gây tổn thương như xơ gan, cổ trướng gan và hôn mê gan...
Thịt dê
Trên thực tế, đối với tất cả các bệnh nhân, không chỉ mắc bệnh gan, đều không được ăn thịt dê. Ăn nhiều thịt dê sẽ làm cho bệnh nặng hơn và chậm quá trình phục hồi vết thương.
Các tế bào gan bị bệnh đang ở giai đoạn hoạt động, có thể gây ra các triệu chứng nóng gan. Hơn nữa, thịt dê tương đối nhiều mỡ và nóng nên hạn chế ăn nhiều.
Nếu bạn bị bệnh gan và các cơ quan khác có vấn đề, bạn sẽ không thể ăn thịt dê. Khi bạn cố ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây ra tổn thương ác tính ở các cơ quan khác.
Tỏi
Tỏi là một thực phẩm có mùi vị cay nồng rất mạnh. Ăn tỏi trong giai đoạn chức năng gan và thận bị tổn thương sẽ tăng sự kích thích đến gan, thận và hệ tiêu hóa, ức chế chức năng tiêu hóa, khiến hiện tượng chán ăn, buồn nôn tồi tệ hơn.
Hơn nữa, tỏi là một loại thực phẩm có thành phần dễ bay hơi. Ăn tỏi trong thời gian bị bệnh gan rất có khả năng gây thiếu máu và cản trở việc điều trị viêm gan.
Đường trắng
Đối với nhiều người, nhất là phụ nữ, thực phẩm yêu thích là đồ có đường như bánh ngọt, bánh tart trứng, kem và các loại thực phẩm ngọt khác.
Khi nạp vào cơ thể lượng đường quá nhiều sẽ không chỉ khiến cơ thể chúng ta béo lên mà còn khiến các tế bào gan tích tụ rất nhiều chất béo. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Hai thói quen gây tổn thương gan nghiêm trọng
Thức khuya
Thời gian tốt nhất để ngủ mỗi đêm là trước 22h. Nếu bạn không ngủ lúc 22h, gan sẽ bị tổn thương. Sau nửa đêm, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ và gan cũng vậy, điều đó sẽ gây tổn thương gan nghiêm trọng.
Chúng ta thường thấy nhiều người thức khuya, sắc mặt có màu vàng, đây là tổn thương gan do thói quen này tạo thành. Từ đó, theo thời gian, chức năng giải độc của gan trở nên yếu đi, gây ra các bệnh gan khác.
Tức giận
Thường xuyên tức giận sẽ gây ứ máu trong gan, gây hại cho gan. Khi gặp chuyện không vui, bạn nên học cách giải quyết thông qua các cách khác, giúp cho tâm trạng tốt hơn.
Uống 1 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm ung thư gan Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống ít nhất một cốc cà phê mỗi ngày có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư gan. Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là loại ung thư gan phổ biến nhất. Chỉ riêng ở Mỹ, khoảng 33.000 người bị ung thư gan mỗi năm và khoảng 27.000 người chết vì căn...