Bí quyết trồng dưa gang trong thùng xốp mà quả vẫn to tròn, sai trĩu trịt
Dưa gang dễ sống lại ít sâu bệnh, thời gian thu hoạch nhanh nên bạn hoàn toàn có thể tự trồng ngay tại nhà.
Trồng dưa gang tại nhà không hề khó. Bạn có thể tận dụng khoảng không trên sân thượng để trồng loại cây này. Vừa tạo ra một không gian xanh mát cho căn nhà vừa có hoa quả sạch để ăn. Thời gian để được thu hoạch dưa gang cũng khá nhanh, khoảng chừng 2 tháng nên bạn hoàn toàn có thể trồng loại cây ăn quả này ngay tại nhà.
Chuẩn bị
Để trồng dưa gang tại nhà, bạn cần chuẩn bị thùng xốp hoặc có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dưa. Lưu ý: Dưới đáy khay và thùng xốp đều phải đục lỗ để thoát nước.
Dưa gang sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH 6 – 7. Loại đất này bạn có thể tìm mua tại rất nhiều nơi.
Hạt giống dưa lưới bạn nên tìm mua loại giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.
Cách trồng dưa gang tại nhà
Hạt giống dưa gang mua về đem gieo hạt vào bầu, tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau vài ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nước quá nhiều bởi hạt sẽ bị úng và không nảy mầm.
15 ngày sau khi gieo hạt bạn có thể rạch bầu ra và trồng vào thùng xốp hoặc khay nhựa đã chuẩn bị sẵn. Khi trồng tránh làm tổn hại đến bộ rễ.
Sau khi chuyển cây mầm sang thùng xốp, bạn cần tưới nước đẫm và che mát cho cây con khoảng 1 tuần.
Trong quá trình trồng cần tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cần tránh tưới nước quá nhiều dẫn đến cây bị úng, thối.
Sau khi trồng cây con được 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ… Cứ 15 – 20 ngày lại bón đợt tiếp theo.
Video đang HOT
Khi cây dưa cao khoảng 20 – 30cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.
Khi cây dưa ra được 4 – 5 lá thật thì làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay dễ nhiễm bệnh lở cổ rễ hoặc chạy dây héo rũ. Nếu lười, bạn cũng có thể để dưa gang bò dưới đất, tuy nhiên sẽ tốn diện tích đất.
Trên mỗi dây dưa chỉ nên để 1 dây chính và 2 dây chèo. Sớm loại bỏ các nhánh khác để tập trung nuôi các nhánh hữu hiệu.
Để tăng tỷ lệ đậu trái, chúng ta cần phải hỗ trợ thụ phấn trợ lực cho cây, bằng cách dùng hoa đực úp vào nhụy của hoa cái khi hoa vừa mới nở. Thời gian quả đã đậu nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 5 quả để cây tập trung nuôi quả.
Khi quả bắt đầu to, dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo cây gãy.
Ở giai đoạn dưa ra hoa và nuôi trái cây cần nước nhiều hơn. Tuy nhiên thời điểm khi trái dưa gang lớn đến thời điểm chín thì nên hạn chế tưới nước, vì nếu tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này dễ làm dưa bị thối, chất lượng dưa không ngon.
Nếu chăm sóc tốt, khoảng hơn 2 tháng sau khi gieo trồng cây dưa gang đã có thể cho thu hoạch.
Theo Phunutoday.vn
Cách trồng đậu biếc từ 1 hạt mầm, chị em đua nhau lấy hoa làm trân châu ngon hết nấc
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây hoa đậu biếc.
Cây hoa đậu biếc còn gọi là đậu hoa tím hay bông biếc, tên khoa học là Clitoria ternatean, thuộc chi đậu biếc, họ đậu (Fabaceae). Cây có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á, là cây thân thảo, leo, thân và cành mảnh có lông.
Ở Việt Nam, cây đậu biếc thường được trồng làm cảnh, leo giàn ở bờ rào và để lấy hoa, quả. Có nơi trồng rất nhiều dùng làm cây phân xanh, cây che phủ đất và cải tạo đất. Cây chịu nắng và hạn được trồng bằng hạt. Hoa đậu biếc có dạng trứng ngược màu tím rất đẹp. Hoa thường mọc ra ở nách lá thành chùm riêng lẻ nên khá sai.
Gần như tất cả các bộ phận của của cây đậu biếc đều có lợi ích cho con người. Người ta dùng rễ của loại cây này làm thuốc chữa bệnh. Rễ cây có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
Đậu biếc có tác dụng chống ung thư, lão hóa.
Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có tác dụng ngừa ung thư, chống lão hóa, lợi tiểu, nhuận tràng, tốt cho mắt, da, tóc... Hoa sau khi nấu sẽ cho ra nước có màu xanh dương hoặc tím rất đẹp, các chị em nội trợ hay dùng nước này để tạo màu trong thực phẩm như nấu xôi, cơm, làm bánh, làm trà sữa trân châu hoa đậu biếc.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây hoa đậu biếc. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Cây đậu biếc thường dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chịu được rét và nóng tốt. Cây ưa phát triển ở nhiệt độ từ 20-32 độ C.
Đậu biếc ưa phát triển trên nền đất tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ nước và thoát nước tốt.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ... Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15-20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Loại cây này thường được trồng ở ban công.
2. Trồng cây
Đậu biếc thường được nhân giống bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cả hàng bán hạt giống cây cảnh hoặc của hàng hạt giống rau.
Ngâm hạt giống đậu biếc trong nước ấm 30 phút (2 sôi 3 lạnh) và ủ vào khăn ấm khoảng 1 ngày hạt nứt thì đem gieo.
Sau đó đem hạt đi gieo, gieo xong thì phủ lên lớp đất mỏng từ 1-2cm. Tưới bằng vòi phun nhẹ. Che phủ kín lớp hạt mới gieo khoảng 2 ngày. Tưới ngày 2 lần.
Cây đậu biếc rất dễ nảy mầm nên bạn cũng có thể bỏ qua bước ngâm ủ và gieo hạt trực tiếp.
Đậu biếc có thể lên mầm trực tiếp mà không phải ươm, ủ.
3. Chăm sóc
Vào mùa khô, tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho cây. Mùa mưa chú ý công tác thoát nước tránh để cây bị ngập úng.
Thường xuyên cắt bỏ những cành tăm, cành khô, cành gầm để giúp cây có độ thông thoáng và phát triển tốt hơn.
Cứ định kỳ 1 tháng bạn có thể bón phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân dê... 1 lần cho cây. Tới thời kỳ cây ra hoa, quả thì bạn có thể tăng cường bón thêm phân.
Cây đậu biếc có thể sử dụng cả rễ lẫn hoa để làm món ăn.
Khi cây bắt đầu ra tua cuốn là thời điểm cần phải làm giàn cho cây leo. Bạn có thể làm giàn chữ A hoặc làm giàn như giàn bầu, đậu cove... Sau khi cây ra hoa, nên tưới nước vào rễ chứ không tưới trực tiếp vào hoa.
Theo Lê Lê (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Rung cây giúp cà chua đậu quả trĩu cành: Nghe lạ đời nhưng nhìn thành quả thì khó tin Cà chua thì dễ trồng thế nhưng để cà chua sai quả thì cần một vài mẹo nhỏ. Đặc tính của cây cà chua là là cần nhiều ánh nắng ấm nhưng cũng ưa sự ẩm ướt. Bởi vậy, thời gian thích hợp nhất để trồng là vụ sớm (Gieo vào tháng 7 - 8, trồng tháng 8 - 9, thu hoạch vào...