Bí quyết trị nám sau sinh cực an toàn cho chị em phụ nữ
Những đối tượng dễ bị nám da nhất phải kể đến là phụ nữ sau sinh nở, thậm chí có những người còn bị ngay khi đang bầu bí. Tuy nhiên, đây sẽ không còn là mối lo ngại của chị em nữa bởi bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những bí quyết trị nám sau sinh cực an toàn và hiệu quả cho chị em chúng ta.
1. Bí quyết trị nám sau sinh từ bên ngoài
Chống nắng: Che chắn da cẩn thận và nên thường xuyên sử dụng kem chống nắng có nguồn gốc tự nhiên chính là bí quyết trị nám sau sinh mà chị em đặc biệt cần nhớ. Nếu không muốn sử dụng kem chống nắng, bạn có thể thoa lên da một lớp dầu dừa hoặc dầu olive trước khi ra ngoài nắng cũng được.
Mặt nạ: Qúa trình chăm con rất vất vả, nhưng không nên vì thế mà bạn bỏ qua việc đắp mặt nạ trị nám sau sinh. Chỉ từ 15 đến 20 phút cho những loại mặt nạ đơn giản có tác dụng xóa nám từ thực phẩm thiên nhiên như: khoai tây, cà chua, chanh, dưa leo, bạn hoàn toàn có thể tự làm mờ vết nám đáng kể chỉ sau 2 tháng áp dụng.
Mặt nạ khoai tây trị nám sau sinh rất hiệu quả
2. Bí quyết trị nám sau sinh từ bên trong
Video đang HOT
Chế độ ăn: Do đang nuôi con nhỏ nên bạn cần chế độ ăn đủ chất chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Bạn nên tranh thủ mỗi ngày bổ sung thêm một ly nước ép nho hoặc cà rốt để vừa làm sáng da từ bên trong lại vừa cung cấp vitamin cho em bé thông qua nguồn sữa mẹ và quan trọng hơn là còn trị nám sau sinh cực hiệu quả nữa chứ!
Thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ: Bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để không lâm vào tình trạng mệt mỏi thiếu ngủ thường xuyên. Việc đi bộ và tập thể dục cũng giúp cho hoạt động đào thải trong cơ thể tốt hơn khiến nám mờ đi. Đây là cách trị nám sau sinh từ bên trong có rất nhiều lợi ích cho chị em.
Ăn nhiều rau, củ, quả là cách điều trị nám hiệu quả từ bên trong
Với những mẹo trị nám da sau sinh từ trong ra ngoài ở trên, hi vọng rằng các chị em sẽ nhanh chóng lấy lại làn da đẹp như thời con gái.
Theo Biquyetlamdep
Ăn gì để giảm ngủ ngáy ?
Ngáy do một số yếu tố, bao gồm cả chế độ ăn uống. Một chế độ ăn giảm hoặc hạn chế các loại thực phẩm giàu prostaglandin 2 - hợp chất lipid làm sưng hoặc làm phình các mô ở cổ họng và xoang - có thể giúp giảm chứng ngủ ngáy, theo Medical Daily ngày 25.5.
Sữa đậu nành tốt cho người hay ngủ ngáy - Ảnh: Shutterstock
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành tốt hơn sữa bò, cho những người không dung nạp lactose và mắc chứng ngáy khi ngủ. Nguyên nhân là do độ nhạy với lactose có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến sưng đường thở và do đó gây ra tiếng ngáy. Sữa bò cũng có thể tạo ra đờm, có thể gây tắc nghẽn đường thở, theo tiến sĩ Nicholas Lorenzo, bác sĩ của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe cá nhân MeMD (Mỹ).
Trà
Trà có thể giúp làm giảm tắc nghẽn và đờm - nguyên nhân gây ngáy. Hơi nóng của trà bay lên mũi khi ta uống làm giảm tắc nghẽn mũi. Ngoài ra, khi uống trà, làn hơi của các loại thảo mộc có thể làm dịu đường mũi vốn bị kích thích bên cạnh việc làm loãng chất nhầy và cải thiện hệ thoát nước của mũi. Bà Lorenzo khuyên nên nhấm nháp trà bạc hà để giảm ngáy, bởi bạc hà là một loại thuốc thông mũi tự nhiên.
Mật ong
Kết hợp trà và mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp làm giảm chứng ngáy bằng cách thư giãn cổ họng. Mật ong có cả hai tính chất kháng khuẩn và chống viêm, có thể làm giảm tắc nghẽn xung quanh thanh quản, theo tiến sĩ Lorenzo.
Nghệ
Tư thế ngủ không đúng hay những bất thường của các mô mềm trong cổ họng có thể giới hạn lưu lượng không khí qua mũi và miệng do viêm hoặc hẹp đường thở. Đặc tính chống viêm của nghệ rất hữu ích trong việc chống viêm, đặc biệt là những người ngáy khi ngủ.
Cá
Đổi món thịt sang món cá có thể tạo ra khác biệt trong giấc ngủ. Các chất béo bão hòa trong thịt đỏ có thể gây viêm mũi do hàm lượng axit arochadonic cao. Trong khi đó, cá chứa axit béo thực sự giúp giảm viêm mô.
Hành tây
Hành tây có thể là vị thuốc cứu tinh cho những người ngủ ngáy nhờ có đặc tính chống viêm và thuốc chống xung huyết.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Cải thiện hành vi ở trẻ bằng thực phẩm Một chế độ ăn uống giàu a xít béo omega 3 giúp cải thiện các vấn đề về hành vi và thái độ hung hăng ở trẻ em. Các nhà khoa học thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) khảo sát ở một nhóm trẻ từ 8 - 16 tuổi: một nhóm dùng thức uống chứa 1 gr a xít béo omega 3 một lần...