Bí quyết thành công của thạc sĩ Việt tại Canada: “Thoát khỏi vùng an toàn”
PV Dân trí có cuộc phỏng vấn thạc sĩ trẻ Trần Mạnh Kiên về bí quyết chinh phục những dấu mốc trong học tập, nghiên cứu và hoạt động ngoại khoá ở Canada.
Sinh năm: 1995
Thành tích cá nhân (học tập, ngoại khóa):
Ngoại khoá:
- Resident representative (đại diện thường trú) ở ký túc xá năm nhất
- Lớp trưởng của lớp Kỹ sư Hoá học – Chemical Engineering khoá 2013-2018
- Phó Chủ tịch của Hội sinh viên “Chemical Engineering Student Society” tại UW.
- Đại diện chiến dịch tiêu biểu cho tổ chức từ thiện United Way
Thành tích học tập:
Đại học:
- Học bổng xuất sắc của Chủ tịch Đại học Waterloo “President’s Scholarship of Distinction”
- Nằm trong danh sách danh dự Dean’s Honours List toàn bộ 8 kỳ đại học (top 5% trong khoá)
- Giải nhất cuộc thi Velocity Fund 5K Competition
- Kỹ sư của Quỹ “Future Fund”
- Giải thưởng Norman Esch Entrepreneurship Award
- Giải thưởng GM Chemical Engineering Capstone Design Award
- Giải Nhất cuộc thi Ontario Engineering Competition for Innovative Design 2018
- Giải Nhì cuộc thi Canadian Engineering Competition for Innovative Design 2019.
- Điểm trung bình chương trình học: 92/100
Cao học:
- Học bổng sau đại học Iron Ring Graduate Scholarship
Video đang HOT
- Giải thưởng sinh viên quốc tế bậc Thạc sĩ International Master’s Student Award
- Trưởng nhóm Propulsion Controls & Modeling tại UWAFT (nhóm làm về điện khí hóa và tự động hoá xe hơi) – thắng giải nhì cuộc thi EcoCAR năm thứ nhất
- Đã xuất bản 6 bài báo quốc tế (3 bài tác giả chính)
- Điểm trung bình chương trình học: 95/100
PV: Kiên chuẩn bị ước mơ du học bậc thạc sĩ từ bao giờ? Tại sao lại là Canada?
- Em luôn luôn coi việc học bằng cao hơn ở trong kế hoạch học tập và làm việc của mình, vì bố em là phó giáo sư – tiến sĩ tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Tuy vậy, lúc mới vào đại học em cũng khá sợ vì không biết mình có theo lên cao hơn đuợc không. Sau khi làm quen với môi trường đại học nhiều hơn, em đã quyết định học thạc sĩ vào những năm cuối đại học, phần lớn vì em nhận ra sở thích của mình là nghiên cứu và tìm tòi ra những công nghệ mới có ích cho xã hội.
Em sang Canada từ khi học cấp ba, sau đó học đại học tại University of Waterloo và vì em có kết nối tốt với các giáo sư tại trường nên em quyết định ở lại trường làm thạc sĩ luôn.
Mạnh Kiên làm việc tại phòng thí nghiệm.
Và hành trình chinh phục bằng thạc sĩ sau đó của Kiên có diễn ra như tưởng tượng không?
Lúc mới bắt đầu em cũng rất bỡ ngỡ vì em không quen với việc phải tự học gần như toàn bộ. Dần dần em cũng quen và bắt đầu làm những dự án em tự nghĩ ra và thiết kế nhiều thí nghiệm vì em tò mò với kết quả.
Một điểm nhấn khi làm thạc sĩ của em là em có được cơ hội làm trưởng nhóm Propulsion Controls & Modeling tại UWAFT (một nhóm làm về xe của trường).
Em gặp nhiều học sinh đại học rất giỏi trong nhóm của em, và em cảm thấy rất vui khi được cải thiện kỹ năng lãnh đạo của mình. Nhóm em thắng giải Nhì trong cuộc thi EcoCAR do Argonne National Laboratory and General Motors tổ chức tại Mỹ, và em sẽ mãi không quên buổi trao giải đầy niềm vui đó.
Chàng trai Việt chụp hình với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Sang Canada du học từ năm lớp 11, em có gặp khó khăn trở ngại nào không khi phải tự lập ở xứ người một mình?
Khi mới sang hồi cấp 3, em cũng gặp nhiều khó khăn, phần lớn là do em còn nhỏ mà phải xa bố mẹ. Em trước khi sang luôn dựa dẫm vào bố mẹ rất nhiều, nên khi phải tự lập, có nhiều thứ khá mới mẻ với em. Canada cũng rất lạnh vào mùa đông, nên em cũng mất lâu mới quen được với thời tiết tại đây.
Khi em mới sang, gần 10 năm trước, cũng không có nhiều du học sinh Việt Nam tại đây, nên em cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đấy, và đôi lúc rất nhớ nhà.
Sau khi ở một thời gian, dần dần em cũng quen, và cũng bắt đầu có nhiều bạn ở bên này. Đến một lúc nào đó không biết, em nhận ra Canada là ngôi nhà thứ hai của mình, mặc dù vẫn luôn nhớ và muốn về Việt Nam.
Kiên giành được 120.000 đô la trong cuộc thi EcoCar với đội UWAFT của mình.
Như vậy đến hiện tại, có lẽ Kiên đã thích nghi hoàn toàn với cuộc sống ở Cadana? Kinh nghiệm để em nhanh chóng hoà nhập, khẳng định mình trong học tập là gì?
Khi ở Việt Nam, em khá nhút nhát và không bao giờ muốn nổi bật trong đám đông. Vì em học cấp ba tại trường Ams, xung quanh em có rất nhiều bạn học giỏi và hoạt động ngoại khoá nhiều. Em luôn muốn mình cũng có thể làm như vậy.
Khi sang Canada, em tự nhủ với bản thân đây là cơ hội để mình thay đổi. Có thể là do không ai biết em ở đây, nên mặc dù em trở thành một người hoàn toàn khác, hoạt bát hơn và mạnh dạn hơn, không ai xung quanh em quá ngạc nhiên vì mọi người tưởng đó là tính cách tự nhiên của em.
Thạc sĩ Việt và bạn bè quốc tế.
Em thấy việc “bước ra khỏi vùng an toàn” giúp ích cho em rất nhiều với việc hoà nhập tại xứ người. Em gặp nhiều bạn hơn và trở nên thân thuộc với mọi người xung quanh em dễ hơn và nhanh hơn.
Hết mình với các hoạt động nghiên cứu và ngoại khoá, em không thể nào quên hoạt động/ dự án nào nhất?
Khi ở đại học, em phải làm dự án tốt nghiệp. Dự án của em là chế tạo và thiết kế gối làm từ rác dùng để thấm dầu loang. Em và nhóm em có cơ hội được tham gia các cuộc thi Engineering, và thắng khá nhiều giải thưởng.
Bọn em cũng được trường cử đi sang các thành phố khác để thi, và có rất nhiều kỷ niệm vui vẻ trên quãng đường dài. Bọn em cũng dùng số tiền thắng được để đi một chuyến du lich Đông Nam Á sau khi tốt nghiệp đại học.
Em có cơ hội được giới thiệu cho các bạn về quê hương của mình. Em cũng tham gia đội xe lúc học cao học mà em đã đề cập đến ở trên.
Luận án thạc sĩ của em đề cập nội dung gì? Hội đồng đánh giá luận án ra sao?
Luận án thạc sĩ của em là xây dựng và phát triển thuật toán tìm lỗi cảm biến của pin trong xe điện. Khoá học thạc sĩ của em là 2 năm, nhưng vì em may mắn có kết quả tốt nên em hoàn thành luận án trong 1 năm 4 tháng. Hội đồng đánh giá luận án của em là xuất sắc.
Bằng tốt nghiệp cử nhân của chàng trai Việt.
Nếu có lời khuyên dành cho các bạn trẻ cũng muốn du học các bậc học (từ cấp 3, đại học đến thạc sĩ và tiến sĩ) tại Canada, em nhắn nhủ gì?
Em thấy có nhiều bạn trên mạng xã hội hay hỏi nên học ngành gì để ở lại dễ hơn, kiếm việc dễ hơn, thậm chí còn có ý định học trái ngành. Em muốn khuyên các bạn ấy rằng, học ngành nào cũng như nhau, miễn là các bạn đang theo đuổi thứ mình thích.
Canada là một đất nước với rất nhiều cơ hội cho người tài ở mọi lĩnh vực, nên các bạn hãy theo đuổi ước mơ của mình và cánh cửa đến thành công sẽ luôn mở ra.
Dự định công việc của em sau khi nhận bằng thạc sĩ tại Đại học Waterloo? Em sẽ nghiên cứu tiến sĩ lĩnh vực nào và ở đâu?
Em tốt nghiệp thạc sĩ tháng 12 năm ngoái và hiện giờ đang làm công tác nghiên cứu tại trường Waterloo luôn. Em cũng đang làm quản lý dự án cho một công ty làm về cảm biến.
Em dự định đi làm tầm hơn một năm rồi sẽ tiếp tục học tiến sĩ, tập trung về mảng cloud-based control (kiểm soát đám mây) và các thuật toán machine learning (học máy) cho pin Li-ion. Em đã được nhận học tiến sĩ tiếp tục tại Waterloo, bắt đầu tháng 9/2021.
Cám ơn Mạnh Kiên đã chia sẻ, chúc em tiếp tục thành công!
“Kiên không chỉ là một sinh viên thông minh, nhiệt tình và có nền tảng kiến thức tốt và kỹ năng học tập tuyệt vời, mà còn là một trợ lý giảng dạy rất siêng năng, tận tụy và tôn trọng.
Kiên hiện tham gia một số phòng thí nghiệm mở cao cấp khó nhất của chúng tôi, đòi hỏi kiến thức nâng cao về tất cả các môn kỹ thuật hóa học và kỹ năng phòng thí nghiệm rộng trong các hoạt động quy mô thí điểm và thiết kế thử nghiệm.
Tôi nhận thấy rằng Kiên xử lý tất cả những thách thức này một cách dễ dàng và tự tin. Anh đã thể hiện phong cách giảng dạy độc đáo và hiệu quả của mình bằng cách thử thách các sinh viên với các yêu cầu khắt khe và mở rộng và bằng cách thực hiện các yêu cầu này với khả năng, kiến thức và sự cống hiến to lớn của mình trong việc giúp sinh viên vượt xa mục tiêu của khóa học.
Kiên cũng đã áp dụng các kỹ năng giao tiếp xuất sắc của mình và sẵn sàng cung cấp cho sinh viên những hướng dẫn và phản hồi sâu sắc và kịp thời để giúp họ đạt được kết quả học tập vượt trội”, GS. John Zhang – Giáo sư mà Kiên trợ giảng nhận xét về chàng trai Việt.
Nhiều học sinh muốn bỏ thi THPT quốc gia 2020
Phương Hồng, học lớp 12 trường THPT Kim Liên, Hà Nội, tìm thấy tia hy vọng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến phương án bỏ thi THPT quốc gia.
Tháng 12/2019, Hồng trúng tuyển Đại học Waterloo, Canada với học bổng 10.000 USD, hỗ trợ 10% học phí trong bốn năm. Theo yêu cầu của trường, Hồng phải nộp bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời trước 4/8, có mặt trước 1/9 để kịp nhập học kỳ thu. Tuy nhiên, việc lùi lịch thi THPT quốc gia 2020 đến 8-11/8 khiến Hồng có thể lỡ kế hoạch du học vì không thể có chứng nhận tốt nghiệp trước 4/8 và việc nhập học kỳ thu vào gần như không thể.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo lên phương án chỉ xét tốt nghiệp chứ không thi khiến những học sinh du học như Hồng cảm thấy "có hy vọng". "Em không có ý định thi đại học tại Việt Nam, chỉ cần qua tốt nghiệp THPT nên mong phương án xét được lựa chọn. Nhưng vì chưa chốt nên em không để mình quá vui mừng, sợ đến lúc không được lại thất vọng", Hồng nói.
Cô gái sinh năm 2002 cho rằng nếu chỉ xét thay vì thi THPT quốc gia, những học sinh không cần sử dụng kết quả bậc phổ thông để xét tuyển đại học trong nước sẽ có sự chểnh mảng nhất định với chương trình học online. Dù lựa chọn phương án nào, Hồng mong Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra kết luận vào đầu tháng 5 để học sinh không tiếp tục thấp thỏm, có thời gian thích nghi.
Cũng như Hồng, Lê Anh Thư, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam, mong xét tốt nghiệp trở thành phương án chính thức cho năm nay. Nữ sinh học kém Toán và tiếng Anh, chỉ dưới 5 điểm hai môn này vì theo khối C. Em dự định thi hai ngành Thiết kế thời trang, Nội thất của Đại học Kiến trúc Hà Nội theo tổ hợp Ngữ văn, Vẽ, Vẽ.
Từ đầu tháng 2 đến nay, học sinh trường THPT Chuyên Hà Nam chỉ đi học được ba tuần, sau đó nghỉ vì Covid-19. Những em học lệch như Thư lo lắng vì nghỉ quá dài, khi quay trở lại trường vào đầu tháng 5, thậm chí tháng 6 sẽ khó bắt nhịp và thiếu thời gian ôn tập để thi THPT quốc gia. "Em rất sợ mình trượt tốt nghiệp vì Toán và tiếng Anh không đủ điểm", Thư chia sẻ.
Lê Anh Thư, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Biên Hoà (Hà Nam). Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Nếu không phải thi THPT quốc gia, Thư sẽ loại bỏ được áp lực học lệch, thiếu thời gian ôn tập nhiều môn cùng lúc. Thay vào đó, em có thêm thời gian tập trung luyện tập hai bài vẽ năng khiếu - môn thi bắt buộc vào một số ngành của Đại học Kiến trúc Hà Nội. "Em mong Bộ sớm công bố phương án chính thức để học sinh đủ thời gian xây dựng hoặc thay đổi kế hoạch của cá nhân", Thư nói.
Với nguyện vọng học ngành Quản trị khách sạn, Đại học Tài chính - Marketing, Phạm Thị Mỹ Hiền, học sinh lớp 12 trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM muốn thi THPT quốc gia. Bởi nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xét tuyển tốt nghiệp, các trường đại học có thể tổ chức kỳ thi hoặc những phương án tuyển sinh riêng, việc vào đại học sẽ thêm phức tạp.
Từ hè năm ngoái đến nay, nữ sinh đã tập trung ôn tập theo định hướng kỳ thi THPT quốc gia, nên sự thay đổi về thời gian thi hoặc độ khó dễ của đề không phải là vấn đề lớn. Hiền chỉ lo cho kỳ thi THPT quốc gia dự kiến tổ chức vào tháng 8, khi chưa học được nhiều chương trình học kỳ II. Nghỉ dài ngày vì dịch bệnh, nữ sinh bồn chồn vì không hình dung được kỳ thi tới như thế nào, có sự thay đổi trong phút chót hay không.
Học cùng trường với Hiền, Nguyễn Văn Thùy Hân cũng chọn phương án thi THPT quốc gia vì cho rằng kỳ thi sẽ tạo sự công bằng, đánh giá đúng thực lực học sinh, giúp các trường đại học lựa chọn chuẩn xác. "Nếu xét tốt nghiệp thì sẽ lấy kết quả cả quá trình học, có những năm chúng em chưa tập trung do ham chơi, phong độ thất thường, kết quả không như ý muốn", Hân giải thích.
Từ sau Tết Nguyên đán, nữ sinh nội trú trường Đào Duy Anh ở nhà ôn bài, học từ xa tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Mỗi ngày, Hân dành 1,5-2 tiếng luyện đề thi THPT quốc gia sau các giờ học online. Năm nay, nữ sinh muốn vào Kiểm toán trường Đại học Mở TP HCM - ngành có điểm chuẩn 18-22 những năm trước.
Dù muốn được thi, Hân có chút lo âu bởi đề minh họa THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hồi đầu tháng không nhẹ hơn so với mọi năm. Trong khi đó, việc học online được thầy cô tâm huyết đầu tư nhưng hiệu quả không thể bằng việc học trên trường.
"Nhiều bạn vùng xa ở quê cũng không có điều kiện học trực tuyến như em, việc tiếp thu kiến thức hạn chế hơn. Em nghĩ nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi thì cần ra đề gọn nhẹ, bám sát chương trình hơn để tạo sự công bằng cho học sinh mọi miền", Hân nói.
Nguyễn Văn Thuỳ Hân, học sinh lớp 12 trường THCS - THPT Đào Duy Anh (TP HCM) học trực tuyến tại nhà ở Lâm Đồng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mỗi năm có khoảng 900.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Thí sinh sẽ dự thi ba bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và lựa chọn một trong hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).
Năm nay, học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết và nghỉ phòng Covid-19, hiện phải học từ xa (online, truyền hình). Ngày 14/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ hai phương án thi THPT quốc gia. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trước 15/6, kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể được tổ chức vào ngày 8-11/8 và Bộ sẽ xem xét giảm môn thi và giảm nhẹ yêu cầu với học sinh.
Nếu dịch bệnh phức tạp hơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà giao cho địa phương xét tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép để phù hợp với Luật Giáo dục.
Mạnh Tùng - Thanh Hằng
Covid-19: Sự dịch chuyển từ du học sang trường đại học quốc tế trong nước Dịch Covid-19 đã tác động lớn tới kế hoạch du học của nhiều học sinh, cánh cửa du học năm 2020 đang dần khép lại, nhiều thí sinh đã dịch chuyển ý định sang học trường quốc tế trong nước. Cơ hội du học đã bị khép nhỏ Vì dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã đưa ra những thay đổi trong phương thức...