“Bí quyết” thành công của nữ thủ khoa đầu vào trường Kinh tế
Từng là Thủ khoa đầu vào Trường ĐH Kinh tế – ĐH QGHN năm 2011, trong những năm học đại học, Phạm Minh Phương tiếp tục phát huy “sở trường” học tập của mình, Phương đã vinh dự được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao giải thưởng “ Sao tháng Giêng” năm 2014 và danh hiệu “Sinh viên 5 tốt tiêu biểu” cấp ĐHQGHN cho thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng Phạm Minh Phương nhân dịp đầu năm mới Xuân Ất Mùi 2015 về “bí quyết” học tập của mình.
Phạm Minh Phương trong chuyến Giao lưu văn hóa “4th UKM – ASEAN Arts Festival 2014″ tại Malaysia.
Chào Phương, xin chúc mừng em đã nhận được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp ĐHQGHN và giải thưởng “Sao Tháng Giêng” do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng. Phương có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi nhận được danh hiệu và giải thưởng cao quý này?
Thực sự khi nộp hồ sơ, em không dám hy vọng mình sẽ được nhận danh hiệu và giải thưởng cao quý này! Em cảm thấy rất vui và bất ngờ. Có thể nói, đây là niềm vinh dự lớn của một cô sinh viên năm thứ 4 đã gắn bó với hoạt động Đoàn – Hội trong nhiều năm liền như em.
Khi mới bước vào trường đại học, dự định tương lai của em chỉ ở tầm ngắn hạn – đơn giản là ra trường tìm được một công việc ổn định và phù hợp với mình thì hiện tại, em đã có một ước mơ lớn hơn, dài hạn để theo đuổi, đó là thành lập một trung tâm tiếng Anh dành cho trẻ em theo mô hình doanh nghiệp xã hội tại quê em – Đan Phượng, Hà Nội.
Quê em còn khá nghèo và trẻ em chưa có nhiều cơ hội được tiếp xúc và học tiếng Anh.Chính vì thế, khi ra ngoài xã hội, các em thường hay e ngại, không dám nói chuyện với người nước ngoài, đó là một thiệt thòi lớn của các em so với trẻ em ở thành thị. Doanh nghiệp xã hội là một mô hình lai của Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và doanh nghiệp thông thường, nó vừa có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, vừa hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội. Em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được ước mơ này.
hạm Minh Phương (bên trái) và tình nguyện viên người nước ngoài trong một chương trình tình nguyện.
Phương là thủ khoa đầu vào của Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHNnăm 2011 và đạt một kết quả học tập đáng ngưỡng mộ trong năm học 2013-2014 (3,91/4). Em có bí quyết học tập gì chăng?
Từ kinh nghiệm của bản thân, em nhận thấy rằng việc xác định mục tiêu của bản thân đóng vai trò quan trọng và là yếu tố hàng đầu trong học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu chúng ta không xác định được mục tiêu học tập của mình thì mọi sự nỗ lực đều trở nên vô nghĩa.
Điều quan trọng thứ hai, sau việc xác định mục tiêu là niềm tin. Chính xác hơn là niềm tin vào chính bản thân mình. Nếu bạn tin rằng bạn không thể học giỏi các môn Toán thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào học khá lên được. Một khi bạn đã chấp nhận sự thật ấy thì bạn sẽ đưa ra rất nhiều lí do để bao biện cho sự thiếu kiên nhẫn và lười biếng của mình. Có một câu nói nổi tiếng “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình”. Một khi bạn nghĩ về cuộc sống của mình như thế nào thì nó sẽ hiện ra y hệt như thế, vì vậy hãy luôn tin tưởng vào chính bản thân mình.
Video đang HOT
Hiện nay, có nhiều phương pháp và phương tiện học tập khác nhau. Tuy nhiên, kỹ năng quan trọng nhất là tự học. Khả năng độc lập trong học tập, tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh. Dù là phương pháp nào đi chăng nữa thì vấn đề các bạn cần làm được, đó là phải sắp xếp thời gian hợp lý, chia nhỏ công việc để dễ dàng thực hiện.
Được biết, ngay từ khi còn là một học sinh trung học phổ thông, em đã rất yêu thích tham gia các hoạt động ngoại khóa Đoàn – Hội? Vậy trong 4 năm học đại học, niềm yêu thích đó của em còn duy trì?
Gần 4 năm học tập tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN là một chuỗi những trải nghiệm trong em. Em được tham gia tổ chức nhiều sự kiện của Trường cũng như hoạt động của các câu lạc bộ (CLB). Cho đến nay, các hoạt động Đoàn – Hội, CLB em tham gia là “một gia tài” kỷ niệm đáng nhớ đối với em. Một số chương trình tiêu biểu có thể kể đến như: BlueMoon Party, Chào tân Sinh viên, UEB’s Got talent…
Nếu như việc học tập trang bị cho em tri thức thì hoạt động ngoại khóa, công tác Đoàn – Hội giúp em hoàn thiện mình hơn, phát triển những kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết công việc – các kỹ năng không thể thiếu đối với một thanh viên Việt Nam và góp phần hỗ trợ cộng đồng, xã hội thông qua những hoạt động tình nguyện. Bắt đầu “bén duyên” với Đoàn – Hội từ khi còn là một cô sinh viên năm thứ nhất còn bỡ ngỡ, rụt rè, chính các hoạt động Đoàn – Hội đã giúp em trở nên năng động, tự tin và bản lĩnh hơn. Em luôn tìm thấy trong mình một khát khao cống hiến, bằng cả trái tim và tinh thần trách nhiệm.
Phương đã có những chuyến đi xa nào chưa? Điều gì để trong em sau mỗi chuyến đi đó?
Tính đến thời điểm hiện tại, em có 3 chuyến đi xa: Đại hội Hội Sinh viên Toàn quốc nhiệm kì 2013 – 2018, Hội thảo “GMS – ASEAN Community and Beyond” tại Thái Lan vào tháng 4/2014, Giao lưu văn hóa “UKM – ASEAN Arts Festival 2014″ tại Malaysia vào tháng 11/2014. Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm không thể nào quên trong em. Đây là cơ hội để em được học tập, giao lưu với các bạn trong nước và quốc tế, tìm hiểu thêm những nét văn hóa mới từ các quốc gia khác nhau cũng như xây dựng tình hữu nghị với các nước bạn.
Phạm Minh Phương (thứ hai từ trái sang) trong Diễn đàn sinh viên Châu Á (GPAC) năm 2014 diễn ra tại Hà Nội.
Hoạt động tình nguyện nào để lại cho em nhiều kỷ niệm nhất?
Em chủ yếu tham gia các hoạt động tình nguyện tại chỗ chứ chưa có cơ hội đi xa. Kỳ hè năm 2014 vừa rồi, em có tham gia làm tình nguyện viên cho tổ chức NGOs, đi đến nhiều trung tâm bảo trợ xã hội và các làng trẻ em cùng các sinh viên nước ngoài. Thực sự khi đến đây, điều đầu tiên, em cảm thấy rất thương trẻ em ở đó, điều thứ 2 là em cảm nhận được sự chân thành, cái tâm và tình cảm của các tình nguyện viên quốc tế. Có thể nói kỷ niệm khó quên nhất đối với em, đó là lần đầu tiên tắm cho những “đứa trẻ” bằng tuổi em, có một anh cùng đoàn đã nói rằng em rất “anh hùng” vì không phải ai cũng dám làm việc này.
Với Phương, một người như thế nào được gọi là thành công?
Với em, thành công không phải là vượt lên trên những người khác, mà thành công là mình cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với những gì mình đã cố gắng, với những gì mình đạt được, và lấy những gì mình đạt được làm động lực để tiếp tục cố gắng.
Sắp kết thúc 4 năm học đại học, Phương muốn chia sẻ điều gì với thầy cô, bạn bè của Trường Đại học Kinh tế?
Em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Nhà trường, thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho em và toàn thể sinh viên trong trường có một môi trường học tập tốt nhất. Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong Ban chấp hành Đoàn – Hội đã luôn đồng hành cùng em, tạo những cơ hội tốt để em có thể phát triển và có được những thành tích như ngày hôm nay!
Cảm ơn Phương về cuộc trò chuyện thú vị này! Chúc cho ước mơ của em sớm trở thành hiện thực!
Theo Dantri
Hai kỳ tuyển sinh, học trò muốn học Đại học Quốc gia phải thi những gì?
Cách thức tuyển sinh này cũng đồng nhất với đổi mới thi của Bộ GD&ĐT là nhằm tuyển chọn được những thí sinh có đầy đủ năng lực vào học đại học.
"Không được cho điểm 0 ngay cả khi sinh viên không làm được bài""Mục tiêu của chúng ta là đào tạo ra những người có việc làm"Anh em lại "tâm tư" vì giảng đường trong mơĐại học quốc gia Hà Nội tổ chức 2 đợt tuyển sinh năm 2015
2015 là năm ĐHQGHN tiên phong đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực bậc đại học và sau đại học. Theo hình thức tuyển sinh mới, thí sinh dự tuyển vào trường chỉ phải thực hiện bài thi đánh giá năng lực chung, có thể áp dụng trọng số điểm cho từng điểm hợp phần của bài thi tổng hợp để xét tuyển vào các ngành với đặc thù khác nhau, hệ tài năng, chất lượng cao. Kỳ thi được tổ chức hai lần trong năm, vào tháng 4 và tháng 8. Thí sinh có thể dự thi ở các địa điểm thi của tỉnh thành trong các phòng thi chuẩn hóa.
Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: VNU)
"Việc tổ chức thi tuyển sinh vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm nhằm tạo nhiều cơ hội thử sức cho thí sinh. Đợt thi đầu tiên trong năm được tổ chức trước kỳ thi quốc gia, và đợt thi thứ 2 sau kỳ thi quốc gia. Ngân hàng đề thi cũng sẽ liên tục được bổ sung với tỷ lệ 20% dễ, 20% khó và 60% trung bình.
Về việc công nhận tốt nghiệp cho thí sinh tham dự kỳ thi, vì là thí điểm nên ĐH Quốc gia sẽ không làm đại trà mà chỉ phối hợp với một số Sở đồng tình. Việc thí điểm sẽ gọn nhẹ như một cụm thi, sau đó rút kinh nghiệm để có thể thực hiện mở rộng", Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ cho biết.
Hình thức trên được áp dụng thí điểm tại các chương trình đào tạo tiên tiến, tài năng, chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế (bậc đại học) và 18 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (bậc sau đại học).
Lãnh đạo nhiều trường đại học top đầu cũng ủng hộ phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội và bày tỏ mong muốn sử dụng kết quả đánh giá năng lực vào quá trình tuyển sinh.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ cho rằng, phương án đổi mới tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực là tài sản chung mà các trường ĐH có thể thực hiện. ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ là đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ tiên phong, thí điểm. Cách thức tuyển sinh này cũng đồng nhất với đổi mới thi của Bộ GD&ĐT là nhằm tuyển chọn được những thí sinh có đầy đủ năng lực vào học đại học.
Chủ động nắm cơ hội
Để chuẩn bị cho việc này, ngay từ tháng 2/2014, ĐHQGHN đã trình phương án đổi mới tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực lên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đồng thời công bố trên Internet lấy ý kiến đóng góp và trình bày phương án đổi mới trước Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, báo cáo trực tiếp lãnh đạo Chính phủ.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Bùi Tuấn)
Thế nhưng, đến 7/2 vừa qua, tại Hội nghị triển khai công tác đào tạo 2015, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Việc tham gia vào quá trình tập huấn, huấn luyện của các đơn vị thuộc ĐHQGHN trong công tác chuẩn bị tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực chưa được như mục tiêu đặt ra".
Ông Nhạ nhấn mạnh: "Tôi thấy chương trình quảng bá cho việc đổi mới tuyển sinh một cách bài bản trong và ngoài ĐHQGHN hiện vẫn chưa rõ ràng nổi bật.".
Cũng theo ông Nhạ, mỗi trường có một đặc thù, lợi thế riêng, do vậy các trường phải chủ động quảng bá hình thức tuyển sinh mới.
"Tôi quan sát thấy nhiều đơn vị vẫn còn trông ngóng. Con dao có sắc đến mấy, nhưng nếu không dùng hoặc dùng vào việc khác thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Quyết định cuối cùng không phải là con dao sắc mà là ở người dùng con dao ấy.
Đổi mới tuyển sinh không phải là một phép thần, tôi cho rằng đó chỉ là một con dao - một công cụ thôi", ông Nhạ nói.
Trong khi đó, trong một lần trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm: "...Chúng ta nên xem xét lại triết lý giáo dục. Việt Nam đã dừng lại quá lâu ở hình thức giáo dục tiếp cận nội dung tức là dạy kiến thức cụ thể. Điều đó dẫn tới nhiều hệ lụy như quá tải chương trình, tình trạng học thêm tràn lan, thi cử quay cóp...
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, mỗi ngày có biết bao tri thức mới, nếu chúng ta không biết chọn ra những tri thức căn bản tối thiểu sau đó dạy người ta phương pháp, cách tư duy, xử lý thông tin trên mạng thì cần bao nhiêu cuốn sách giáo khoa cho đủ?
Trên cơ sở triết lý giáo dục được thay đổi, chúng ta mới bắt đầu soạn thảo chương trình học, sách giáo khoa sao cho phù hợp chứ giờ mà bắt đầu từ việc đổi mới sách giáo khoa hay thay đổi trong thi cử luôn, tôi e rằng chưa đúng. Giờ người ta học một đằng, Bộ lại ra hình thức thi mới thì chắc gì học sinh đã làm được?
Tóm lại, theo tôi chúng ta nên chuyển mạnh từ nền giáo dục tiếp cận nội dung sang nền giáo dục trọng phương pháp, kỹ năng, dạy cho người ta cách học suốt đời".
Theo Giaoducvietnam.vn
"Nhiều thầy rất giỏi, nhưng chân ngoài dài hơn chân trong" Đó là khẳng định của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đổi mới thành hay bại là do lựa chọn, quyết định của các thày, côChuyên gia Trần Đức Cảnh đưa ra giải pháp cho nguồn nhân lực Việt NamNăng suất lao động thấp, lỗi không...