Bí quyết thành công của những thầy giáo triệu phú
Trong phần tiếp theo của bài viết “ Thầy giáo 4 triệu USD”, tác giả Amanda Ripley phân tích đặc điểm của những người thầy này. Ông cũng đặt ra vấn đề với hệ thống trường công lập. Và câu trả lời không có gì khác hơn là cải tổ mạnh mẽ.
Giáo viên: Những cá nhân tự do
Kim Ki-hoon kiếm được khoảng 4 triệu đô la mỗi năm ở Hàn Quốc – nơi mà anh được biết đến như một thầy giáo “ sao nhạc rock” – một cách ghép từ của người Hàn, hiếm gặp ở các quốc gia khác.
Thầy Kim đã có kinh nghiệm đứng trên bục giảng hơn 20 năm ở những trường tư nhân, hoạt động sau giờ học chính khóa.
Những ngôi trường này được người Hàn Quốc gọi là “hagwon”. Không giống như hầu hết các giáo viên khác trên thế giới, thầy Kim được trả lương theo nhu cầu của học sinh và hiện giờ anh là người đang được nhiều học sinh theo học.
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa các trường truyền thống và các hagwon là ở hagwon, học sinh được chọn giáo viên.
Vì thế, những người có uy tín nhất sẽ nhận được nhiều giáo viên nhất. Thầy Kim có khoảng 120 học sinh theo dõi trong mỗi bài giảng. Thị trường tư nhân của Hàn Quốc đã đưa giáo dục xuống còn một nhân tố quan trọng nhất, đó là giáo viên
Nó đang tiến lại gần hơn chế độ nhân tài thuần túy như nó có thể. Ở hagwon, giáo viên là những cá nhân tự do. Họ không cần được công nhận. Họ không có bất cứ lợi ích gì hay thậm chí là một mức lương cơ bản cố định. Thu nhập dựa trên khả năng của họ và hầu hết đều làm việc nhiều giờ và được trả ít hơn các giáo viên trường công lập.
Khả năng của họ được đánh giá dựa trên số lượng học sinh theo học, điểm số của học sinh và mức độ hài lòng của học sinh và phụ huynh. “Giáo viên của bạn có nhiệt huyết không?”, “Giáo viên của bạn có chuẩn bị bài giảng chu đáo không?” là những câu hỏi trong bản khảo sát của một hagwon.
Những câu trả lời này chiếm 60% bản đánh giá giáo viên. (Năm 2010, các nhà nghiên cứu của Qũy Bill & Melinda Gates Foundation phát hiện ra rằng những bản khảo sát này rất đáng tin cậy và sát với khả năng giảng dạy của các giáo viên Mỹ, tuy nhiên phần lớn các trường Mỹ vẫn chưa sử dụng bảng khảo sát này).
Học sinh “là Thượng đế”
“Học sinh là khách hàng” – bà Lee khẳng định. Để thu hút học sinh, các hagwon phải quảng cáo thành tích của mình.
Họ đăng tải điểm số và tỷ lệ đỗ đại học của các cựu học sinh trên mạng và ở cổng các cơ sở hagwon trên những tấm áp phích lớn. Thật là ngạc nhiên khi được thấy sự cởi mở này.
Video đang HOT
Ở Mỹ, mặc dù mọi người đề cao những bài kiểm tra tiêu chuẩn nhưng kết quả vẫn rất khó hiểu và khó giải thích với các phụ huynh.
Một khi học sinh đã ghi danh vào lớp học thì hagwon bắt đầu xuất hiện trong cuộc sống gia đình họ. Phụ huynh sẽ nhận được tin nhắn thông báo khi con cái họ tới trường vào mỗi buổi chiều, sau đó lại là một tin nhắn khác thông báo sự tiến triển trong học tập của học sinh.
Cứ 2-3 lần/tháng, các giáo viên gọi điện về nhà học sinh để nhận xét, đánh giá quá trình học tập. Vài tháng một lần, giám đốc hagwon cũng sẽ gọi điện trực tiếp tới gia đình học sinh.
Ở Hàn Quốc, nếu không thu hút được học sinh thì coi như đó là một thất bại của các nhà giáo dục, chứ không phải lỗi của gia đình.
Nếu giáo viên đạt điểm đánh giá thấp hoặc quá ít học sinh, họ sẽ bị “án treo”. Mỗi năm, bà Lee lại sa thải khoảng 10% giáo viên. (Trong khi đó, trường học Mỹ sa thải khoảng 2% giáo viên trường công hằng năm vì trình độ kém).
Tất cả những áp lực này tạo động lực thực sự cho giáo viên, ít nhất là theo quan sát của bọn trẻ.
Trong một cuộc khảo sát vào năm 2010 ở 6.600 học sinh của 116 trường trung học được tiến hành bởi Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc, học sinh nước này chấm điểm các giáo viên ở hagwon cao hơn những giáo viên ở trường công: giáo viên hagwon chuẩn bị kỹ càng hơn, tận tâm hơn và tôn trọng quan điểm của học sinh hơn – nhiều học sinh cho biết.
Thú vị hơn là giáo viên hagwon đối xử công bằng với tất cả học sinh bất kể kết quả học tập của mỗi học sinh như thế nào.
Học sinh Hàn Quốc ôn luyện cho kỳ thi ĐH.
Tích cực thử nghiệm công nghệ mới
Giáo viên của hagwon cũng thường thử nghiệm những công nghệ giảng dạy mới.
Trong một cuốn sách về chủ đề này xuất bản năm 2009, giáo sư Mark Bray của ĐH Hong Kong đã kêu gọi các quan chức chú tâm hơn tới sức mạnh của thị trường”giáo dục bóng tối”.
“Các nhà hoạch định chính sách nên đặt câu hỏi tại sao phụ huynh lại sẵn sàng đầu tư một khoản tiền lớn để bổ sung kiến thức sau khi đã học ở trường” – ông viết. “Ít nhất trong một số nền văn hóa, giáo viên dạy kèm cũng mạo hiểm hơn và chiều khách hàng hơn”.
Trường công làm gì để không thua cuộc?
Tuy nhiên, học sinh có thực sự học được nhiều hơn ở hagwon hay không? Đó là một câu hỏi khó cần phải trả lời.
Trên thế giới, các nghiên cứu cho thấy chất lượng bài giảng ở các trung tâm có ý nghĩa hơn là học phí.
Và giá cả ít nhất cũng đi liền với chất lượng – đó cũng chính là vấn đề. Những đứa trẻ gia đình khá giả nhất có thể chi trả cho hình thức gia sư một thầy một trò và giáo viên lúc này là những người có uy tín nhất, trong khi những đứa trẻ khác phải học ở những những lớp học rất đông và giáo viên thì có uy tín kém hơn, hoặc ít tiền hơn nữa thì tham gia các lớp học thêm miễn phí ở trường công.
8/10 phụ huynh Hàn Quốc nói rằng họ cảm thấy áp lực tài chính từ mức học phí của các trường hagwon. Tuy vậy, hầu hết phụ huynh vẫn tiếp tục chi trả vì họ tin rằng họ càng chi nhiều tiền thì con cái họ học càng giỏi.
Trong nhiều thập kỷ, Chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng kiềm chế thị trường giáo dục tư nhân.
Các chính trị gia đã áp đặt lệnh giới nghiêm và nhiều quy định đối với các trường hagwon, thậm chí những năm 80 còn cấm hoàn toàn hoạt động của các trường này. Mỗi lần như vậy, hagwon lại quay trở lại mạnh mẽ hơn.
“Giải pháp duy nhất là cải thiện hệ thống giáo dục công” – thầy Kim lặp lại nhận định của Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc và các học giả khác. Nếu phụ huynh tin tưởng vào hệ thống trường công, họ sẽ không dễ dàng trả học phí cao cho các trường dạy kèm.
Để tạo được niềm tin đó, thầy Kim cho rằng cần phải trả cho các giáo viên trường công theo năng lực của họ như các hagwon đã làm.
Nếu làm được như vậy thì nghề giáo có thể thu hút được những người xuất sắc nhất và phụ huynh sẽ biết rằng những người thầy tốt nhất chính là những người đang dạy dỗ con cái họ ở trường công, chứ không phải là những người đang đứng trên bục giảng của các trung tâm dạy kèm tràn ngập khắp các con phố.
Các trường công có thể xây dựng niềm tin bằng cách đối thoại tích cực với các phụ huynh và học sinh – cách mà các doanh nghiệp Mỹ đã làm để tạo ảnh hưởng lớn.
Nhà trường có thể thường xuyên khảo sát học sinh về các giáo viên nhằm tìm cách giúp giáo viên tiến bộ, chứ không phải để làm nản lòng họ.
Lãnh đạo nhà trường phải cố gắng để học sinh có sự tiến bộ rõ ràng hơn như hagwon đã làm, đồng thời cũng phải giao bài tập về nhà khó hơn cho học sinh. Các chương trình đào tạo giáo viên có thể chọn lọc và nghiêm túc hơn. Giáo viên phải tạo niềm tin và uy tín trước khi bước vào lớp học.
Không có quốc gia nào trả lời được mọi vấn đề. Nhưng trong một nền kinh tế toàn cầu được định hướng bởi thông tin thì có một số sự thật không thể phủ nhận: trẻ em cần biết cách suy nghĩ phản biện trong môn Toán, Đọc và Khoa học.
Chúng cần phải nỗ lực, phải học cách thích nghi bởi vì trẻ sẽ phải làm điều đó trong cả cuộc đời sau này. Những yêu cầu này đòi hỏi các trường công phải thay đổi, hoặc là thị trường tự do sẽ làm việc đó thay họ.
Bài viết của tác giả Amanda Ripley, đăng tải trên Wall Street Journal.
Theo Vietnamnet
Trong giờ phút quyết định, tôi tin vợ!
Với kinh nghiệm của một người đàn ông có vợ nhiều năm, tôi thấy 'cái chết' vì lỡ lời là 'cái chết' rất tơi bời.
Xem xong chương trình "Ai là triệu phú" tối hôm trước, tôi đã nghĩ thể nào anh chàng ăn phần thưởng lần này cũng sẽ nổi như cồn trên mạng cho xem. Quả y như rằng, câu phát ngôn "trong giờ phút quyết định, tôi thường không tin phụ nữ" đã được cánh đàn ông cho lên status FB đầy tâm đắc. Dù cho khán giả trong trường quay có ồ lên cổ vũ hả hê vì anh chàng đã chọn đúng hay các tâm hồn đồng điệu trên mạng ảo có hô hào cổ vũ ra sao, tôi vẫn thấy hơi lo cho anh chàng. Anh này dù có vợ hay chưa có vợ thì đều rồi sẽ phải chịu "hậu quả" của câu phát biểu liều này, không sớm thì muộn.
Với kinh nghiệm của một người đàn ông có vợ nhiều năm, tôi thấy cái chết vì lỡ lời là cái chết rất tơi bời. Nhất là chuyện lỡ lời này đụng chạm tới vấn đề rất nhạy cảm liên quan tới lòng tin vào phụ nữ. Mà nghĩ sâu xa hơn chút với những câu hỏi "tại sao lại không"; "tại sao lại có"; người ta lại phải viện tới các bằng chứng dẫn chứng đông tây kim cổ nói về chuyện "trí khôn của ta đây". Ngày xưa, chuyện khoe học bạ với học sinh dốt là điều tối kị. Ngày nay, người đẹp nào mà bị tố bảng điểm cũng lo ngay ngáy. Các anh em lên mạng lại cứ bình luận lung tung chuyện "giếng khơi" với chẳng "cơi đựng trầu"; sâu với lại nông. Chỉ có anh hùng bàn phím, chứ cứ về nhà với vợ xem, có dám khảng khái mà hiên ngang khẳng định: đàn ông thông minh hơn phụ nữ.
Chính cái việc lên mạng bình luận, tiện tay tranh thủ chê bôi phụ nữ lại tố cáo cái sự thiếu thông minh trong phần thông minh của đàn ông. Các anh quên tiệt rằng, ở nhà các anh lúc nào chẳng có phụ nữ. Ai lại đi nói xấu người trong nhà bao giờ. Đó không phải điều hay ho đẹp đẽ để học theo; càng không phải phong cách của một người đàn ông chân chính.
Vợ luôn là người quan trọng (Ảnh minh họa)
Hồi bé, chuyện gì các anh cũng ra bám váy mà hỏi mẹ. Lớn hơn tẹo, đại đa phần đều nghe cô giáo chủ nhiệm răm rắp. Nhưng hồi đó, các anh có thể lý luận rằng: đều chưa phải những giờ khắc "quyết định" của cuộc đời mình. Vâng, nói thế cũng chuẩn. Khi người ta chưa đủ khả năng để chịu trách nhiệm về quyết định của mình thì đúng là phải nhờ vào người khác thật, nhưng không hiểu sao lại toàn nhờ vào phụ nữ (tính theo tỉ lệ tương đối chứ cũng chưa có con số thống kê cụ thể).
Một cuộc đời đàn ông có mấy mốc quyết định: lập nghiệp, lập thất và xây nhà. Tôi cam đoan, cùng lắm chỉ có giai đoạn đầu tiên "lập nghiệp" thì người đàn ông có toàn quyền quyết định. Chứ còn hai giai đoạn về sau, theo tiến trình bình thường, chắc chắn phải có bên thứ hai tham gia. Và cũng không hiểu sao, bên đấy lại cũng thường là phụ nữ. Vậy một người phụ nữ (hoặc hơn một) đã tham gia vào 2/3 dấu mốc quan trọng nhất cuộc đời của người đàn ông thì còn có "giờ phút quyết định" nào nữa mà phụ nữ không thể tham gia vào được?
Vậy nên, nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy anh chàng thông minh đến mức thắng giải mấy chục triệu chắc chỉ nói câu đó cho vui. Một câu đùa dí dỏm để thêm phần kịch tính cho quyết định của mình. Chứ chỉ có trẻ trâu mới thích khơi dậy chiến tranh từ một câu nói đùa. Sự thật, anh em nào khôn ra sẽ phải biết cách "tận dụng". Ai lại thích đi gánh vác một mình trong khi sẵn đấy có hẳn một đối tác toàn tài mang tên vợ ở bên. Vậy nên, từ xưa tới nay, nối tiếp truyền thống, những phút quyết định, tôi là tôi tin vợ nhất!
Theo VNE
Những kiều nữ dự 'tiệc sex' của Berlusconi Người bị kết tội môi giới mại dâm cho cựu thủ tướng Italy Sivio Berlusconi vừa bị kết án 5 năm tù. Cùng với cô, trong bê bối mua dâm và tiệc thác loạn của nhà tỷ phú còn có rất nhiều "chân dài" trẻ đẹp. Cựu thủ tướng Berlusconi mới đây bị kết án 7 năm tù vì trả tiền để quan...